Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu 0070 giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại NH việt nam thịnh vượng luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 86 - 91)

TTQT là nghiệp vụ liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau, vi vậy mọi chính sách tác động đến một lĩnh vực nào đó cũng có thể ảnh hưởng gián tiếp đến công tác TTQT. Xuất phát từ đặc điểm trên, các giải pháp nhằm giảm thiểu rủi ro, nâng cao chất lượng hoạt động TTQT nói chung và thanh toán TDCT nói riêng đòi hỏi phải có sự phối hợp đồng bộ giữa các ban ngành liên quan cũng như các cơ quan quản lý vĩ mô, đặc biệt là NHNN. Một số biện pháp kiến nghị lên NHNN là:

- Cần ban hành thêm một số văn bản nhằm hướng dẫn cụ thể, đồng bộ về thực hiện nghiệp vụ thanh toán TDCT trong toàn hệ thống ngân hàng, về chiết khấu chứng từ. . . hiện còn đang thiếu và chưa hoàn thiện.

- Công tác điều hành chính sách tỷ giá cần linh hoạt phù hợp với thực tế và cơ cấu dự trữ ngoại tệ. Tỷ giá hối đoái là một yếu tố nhạy cảm, nó không những ảnh hưởng tới hoạt động xuất nhấp khẩu mà còn tác động tới các mặt của đời sống kinh tế - xã hội. Việc lựa chọn chế độ tỷ giá thả nổi có sự điều tiết của Nhà nước là hoàn toàn hợp lý, song cần đổi mới cơ chế điều hành tỷ giá theo hướng tự do hóa dần. Ngoài ra, để điều hành được cơ chế tỷ giá nói trên, cần tập trung vào các vấn đề sau đây: NHNN cần nâng cao dự trữ ngoại tệ của nhà nước tương xứng với nhịp độ phát triển kim ngạch xuất nhập khẩu. Chuẩn hóa các chỉ số kinh tế vĩ mô như: lạm phát, lãi suất, thực trạng cán cân thanh toán, nợ nước ngoài để giúp nhà nước lựa chọn phương án điều chỉnh tỷ giá có hiệu quả hơn.

- Hoàn thiện và phát triển thị trường ngoại tệ liên ngân hàng hiện nay là vô cùng cần thiết để các NHTM có thể nâng cao hiệu quả kinh doanh ngoại tệ, đáp ứng nhu cầu kinh doanh hàng NK. Việc hoàn thiện và phát triển thị trường này được

thực hiện thông qua các biện pháp sau:

Thứ nhất, mở rộng đối tuợng tham gia vào thị truờng ngoại tệ liên ngân hàng. Hiện nay chỉ có các Hội sở chính của các NHTM mới là thành viên của thị truờng. Nhung thực tế các CN có doanh số hoạt động TTQT lớn cũng có nhu cầu kinh doanh ngoại tệ nhằm mục đích phục vụ cho KH hoặc cho chính mình. Vì vậy, cần mở rộng các thành viên tham gia vào thị truờng ngoại tệ liên ngân hàng.

Thứ hai, phát triển các nghiệp vụ vay muợn ngoại tệ, nghiệp vụ đầu cơ, nghiệp vụ tiền gửi qua đêm và các hình thức mua bán ngoại tệ nhu mua bán kỳ hạn, hợp đồng tuơng lai, hoán đổi ngoại tệ, hợp đồng quyền chọn.

- Ngân hàng nhà nuớc cần tăng cuờng hỗ trợ thông tin cho các ngân hàng thuơng mại. Trung tâm phòng ngừa rủi ro (CIC) cần nâng cao hiệu quả hoạt động trong việc thu thập thông tin về những tổ chức lừa đảo, rửa tiền trong và ngoài nuớc để luu ý các ngân hàng. Ngoài ra, CIC cần cập nhật các truờng hợp rủi ro đã xảy ra, huớng giải quyết và cách phòng ngừa và dự báo rủi ro có thể xảy ra. Dự báo những biến động có thể xảy ra đặc biệt là về tỷ giá, giúp ngân hàng thuơng mại có phuơng pháp phòng ngừa hợp lý.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Từ thực trạng rủi ro ở chương 2, chương 3 đã đi vào phân tích giải pháp nhằm hạn chế rủi ro thanh toán TDCT tại Vpbank. Trong phần đầu của chương, tác giả đã trình bày đôi nét về định hướng phát triển hoạt động TTQT, về định hướng phát triển hoạt động thanh toán TDCT cũng như định hướng công tác hạn chế rủi ro.

Phần quan trọng nhất của chương này là phân tích các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong thanh toán TDCT tại Vpbank. Từ các giải pháp đó, tác giả đã đưa ra những kiến nghị đối với Nhà nước, kiến nghị đối với NHNN cũng như đối với đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu.

KẾT LUẬN

Trong những năm qua, nền kinh tế mở đã mang lại những chuyển biến tích cực đối với hoạt động kinh tế đối ngoại nói chung và hoạt động ngoại thuơng nói riêng. Kim ngạch xuất nhập khẩu tăng qua các năm, nền kinh tế dần đuợc cải thiện và phát triển. Để đạt đuợc kết quả đó phải kể đến sự đóng góp không nhỏ của các NHTM với tu cách là trung gian TTQT, trong đó chủ yếu là phuơng thức thanh toán TDCT đã giúp cho hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu diễn ra nhanh chóng và đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên, truớc sự phát triển mạnh mẽ và đa dạng của thuơng mại quốc tế thì rủi ro trong hoạt động TTQT nói chung và rủi ro trong thanh toán TDCT nói riêng là điều không thể tránh khỏi. Vì thế, việc phòng ngừa, hạn chế rủi ro là hết sức cần thiết.

Là một trong những NHTM đang trên đà phát triển, Vpbank trong những năm vừa qua đã nỗ lực và không ngừng đổi mới các nghiệp vụ TTQT nhằm phù hợp với các yêu cầu của kinh tế thị truờng. Song truớc nguỡng cửa của công cuộc đổi mới, ngân hàng cũng phải đối mặt với không ít khó khăn trở ngại, trong đó những rủi ro trong nghiệp vụ thanh toán TDCT vẫn là mối đe doạ thuờng xuyên với ngân hàng và khách hàng. Truớc những vấn đề đó, cùng với sức ép cạnh tranh của các NHTM khác, ban lãnh đạo và các TTV cần nỗ lực hơn nữa, vận dụng các biện pháp phòng ngừa rủi ro trong thanh toán TDCT một cách thích hợp nhằm hạn chế khả năng xảy ra rủi ro, qua đó hỗ trợ đắc lực cho các doanh nghiệp Việt Nam trong hoạt động mua bán với nuớc ngoài.

Với sự huớng dẫn nhiệt tình của TS. Nguyễn Thị Cẩm Thủy và cán bộ nhân viên làm việc tại Phòng Tài trợ Thuơng mại - Hội sở chính Vpbank, đề tài “Giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng'cưa em đã hoàn thành và đạt đuợc những nhiệm vụ chủ yếu sau:

Thứ nhất, giới thiệu một cách tổng quan về phuơng thức thanh toán tín dụng chứng từ và những rủi ro khi áp dụng.

Vpbank nói chung và thực trạng rủi ro trong hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ nói riêng, từ đó chỉ ra những nguyên nhân gây ra các rủi ro.

Thứ ba, trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng rủi ro trong hoạt động thanh toán TDCT, đề tài đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm hạn chế rủi ro trong phương thức thanh toán TDCT tại Vpbank.

Do đây là một lĩnh vực khá phức tạp nên những đề xuất của em không thể tránh khỏi những thiếu sót, em kính mong nhận được sự đóng góp, chỉ bảo của thầy cô và các anh chị trong Ngân hàng, đồng thời giúp Ngân hàng có những biện pháp hữu hiệu để hạn chế những rủi ro xảy ra trong hoạt động thanh toán TDCT.

Tiếng Việt

1. GS.TS.Nguyễn Văn Tiến (2013), Thanh toán quốc tế & tài trợ ngoại thương,

NXB Thống Kê, Hà Nội.

2. GS.TS.Nguyễn Văn Tiến (2012), Baì tập & bài giải Thanh toán quốc tế, NXB Thống Kê, Hà Nội.

3. Nguyễn Trọng Thùy (2009), Toàn tập UCP 600, NXB Thống kê, Hà Nội.

4. GS.NGƯT. Đinh Xuân Trình (2009), Giáo trình Thanh toán quốc tế, NXB Thông tin và Truyền thông, Hà Nội.

5. Bộ môn Thanh toán quốc tế Học viện Ngân hàng (2012), Bài giảng thanh toán quốc tế & tài trợ xuất nhập khẩu, Hà Nội.

6. T.S. Nguyễn Thị Hồng Hải (2008), Hạn chế rủi ro thanh toán quốc tế đối với ngân hàng thương mại Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế,

Luận án Tiến sĩ kinh tế, Học viện ngân hàng.

7. T.S. Nguyễn Thị Hồng Hải (2003), “Kiểm tra chứng từ - Nghiệp vụ nhiều rủi ro đối với Ngân hàng phát hành thu tín dụng”, Tạp chí khoa học và đào tạo Ngân hàng, ‘Số 3 - 5/2003’.

8. T.S. Nguyễn Thị Hồng Hải (2007), “Rủi ro pháp lý trong hoạt động thanh toán quốc tế của Việt Nam”, Tạp chí khoa học và đào tạo Ngân hàng,‘Số 61 - 05/2007’.

9. T.S. Nguyễn Thị Hồng Hải (2006), “Vai trò tu vấn của ngân hàng thuơng mại trong thanh toán tín dụng chứng từ”, Tạp chí khoa học và đào tạo Ngân hàng,‘Số 49 - 06/2006’.

10. Ngân hàng Việt Nam Thịnh vuợng Vpbank (từ năm 2011 đến năm 2013), Báo cáo tổng hợp của phòng quản lý quy trình và chất lượng dịch vụ về cam kết SLA của trung tâm thanh toán từ năm, Hà Nội.

11. Ngân hàng Việt Nam Thịnh vuợng Vpbank (2012), Quy trình tác nghiệp tài trợ thương mại, Hà Nội.

13. Bộ phận hỗ trợ tác nghiệp, Trung tâm xử lý nghiệp vụ, Ngân hàng Việt Nam Thịnh vượng Vpbank (từ năm 2011 đến năm 2014), Báo cáo tổng kết quả hoạt động TTTMQT, Hà Nội.

Tiếng Anh

14. International Chamber of Commerce(2007), The Uniform Customs and Practice for Documentary Credit- UCP 600, ICC Services Publications Department, France.

15. International Chamber of Commerce(2013), International Standard Banking Practice for the Examination of Document Under UCP 600, ICC Services Publications Department, France.

16. International Chamber of Commerce(2008), The Uniform Rules for Bank-to- Bank Reimbursement under Documentary Credit - URR 725, ICC Services Publications Department, France.

17. International Chamber of Commerce(2010), International Commerce Term- Incoterms 2010, ICC Services Publications Department, France.

Các website 18. http://www.vpb.com.vn/ 19. http://www.customs.gov.vn 20. http://vietstock.vn/chu-de/259/no-xau-ngan-hang.htm 21. http://www.bidv.com.vn/ 22. http://www.vietcombank.com.vn/

Một phần của tài liệu 0070 giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại NH việt nam thịnh vượng luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 86 - 91)

w