Từ thực tế ở một số nước trên thế giới và các nước trong khu vực,với lợi thế của người đi sau, Việt Nam chắc chắn sẽ học hỏi và rút ra được nhiều bài học bổ ích cho mình, làm tăng hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng.
Tuy vậy, vấn đề là áp dụng như thế nào cho phù hợp với tình hình Việt Nam lại là vấn đề đáng để quan tâm, bởi lẽ mỗi mô hình phù hợp với từng hoàn cảnh cũng như điều kiện kinh tế của chính nước đó, chúng ta có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm như sau:
Thứ nhất, Việc cho vay thông qua tổ, nhóm tương hỗ nhằm tăng cường quản lý, giám sát lẫn nhau, hạn chế tình trạng sử dụng vốn vay không đúng mục đích, liên đới chịu trách nhiệm trong việc trả nợ, lãi ngân hàng. Tính liên đới trách nhiệm của các thành viên trong tổ, nhóm tương hỗ là công cụ hữu
hiệu giúp ngân hàng kiểm soát việc sử dụng vốn đúng mục đích và hoàn trả đúng hạn của người vay.
Thứ hai, Lãi suất cho vay dần chuyển sang áp dụng cơ chế lãi suất thực dương phù hợp với điều kiện thực tế hoạt động. Lãi suất đủ bù đắp chi phí và có lãi là cơ sở để tổ chức cấp tín dụng tồn tại và phát triển bền vững. Đồng thời, lãi suất phù hợp sẽ hạn chế một số vấn đề tiêu cực ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng.
Thứ ba, Công tác kiểm tra, kiểm soát, duy trì kỷ cương là một vấn đề quan trọng trong hoạt động tín dụng chính sách, do vậy cần có sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ của các cấp, các ngành, cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Thứ ba, Tín dụng ngân hàng cho HSSV có hoàn cảnh khó khăn và các đối tượng chính sách khác cần được trợ giúp từ phía nhà nước. Vì cho vay HSSV và các đối tượng chính sách khác gặp rất nhiều rủi ro, trước hết là rủi ro về nguồn vốn. Tiếp đến là rủi ro về cho vay, có nghĩa là rủi ro mất vốn. Nhà nước phải có chính sách cấp bù cho những khoản tín dụng bị rủi ro bất khả kháng mà không thu hồi được.
Thứ tư, Huy động vốn từ nguồn tiền gửi tiết kiệm thông qua Tổ để tập cho người nghèo có thói quen dành tiết kiệm để tạo vốn tự có, quen dần với hoạt động tín dụng tài chính; đồng thời bổ sung thêm nguồn vốn cho vay và tạo được nguồn trả nợ của thành viên khi họ gặp khóa khăn, đây cũng coi như một khoản bảo hiểm phòng ngừa rủi ro.
Thứ năm, Hỗ trợ cho vay không phải thế chấp tài sản, người vay không phải nộp bất kỳ khoản phí nào ngoài lãi suất và các khoản gửi tiết kiệm do vậy cho vay phải thực sự công khai, minh bạch tránh tiêu cực.
Thực hiện công cuộc cho vay đối với HSSV ở mỗi nước đề có cách làm khác nhau, thành công ở một số nước đều bắt nguồn từ thực tiễn của chính
nước đó. Ở Việt Nam, trong thời gian qua đã bước đầu rút ra được bài học kinh nghiệm của các nước trên thế giới giải quyết nghèo đói, giải quyết chế độ chính sách. Tin tưởng rằng trong thời gian tới, bằng việc giải quyết những vấn đề còn tồn tại và tạo những hướng đi đúng đắn giữa các định chế tài chính phục vụ vốn cho HSSV với những giải pháp hợp lý, Chính phủ, các Bộ ban ngành và NHCSXH sẽ giúp cho HSSV có hoàn cảnh khó khăn nâng cao tri thức vươn lên trong học tập.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1 của Luận văn tổng hợp và làm rõ thêm một số vấn đề có tính chất lý luận về tín dụng chính sách và rủi ro tín dụng trong cho vay học sinh, sinh viên của NHCSXH, qua nghiên cứu rút ra một só kết luận sau:
- Tín dụng chính sách có vai trò và vị trí quan trọng đối với các đối tượng chính sách, đặc biệt là những học sinh, sinh viên
- Cũng như các loại hình tín dụng khác, tín dụng đối với học sinh, sinh viên cũng có những rủi ro tiềm ẩn. Luận văn đã đề xuất một số chỉ tiêu nhằm đo lường mức độ rủi ro trong cho vay học sinh, sinh viên của NHCSXH. Nguyên nhân daaxmn tới rủi ro tín dụng đối với học sinh, sinh viên cũng đã được đè cập và làm rõ.
- Luận văn đã tiến hành khảo sát kinh nghiệm từ một số nước trong việc hạn chế rủi ro tín dụng chính sách qua đó rút ra một số bài học mà Việt Nam có thể nghiên cứu và vận dụng.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỌC SINH, SINH VIÊN TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH THANH HÓA 2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI THANH HÓA
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Thanh Hóa được thành lập theo Quyết định số 43/QĐ-HĐQT ngày 14/10/2002 của Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam. Là đơn vị trực thuộc Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam, đại diện pháp nhân theo uỷ quyền của Tổng Giám đốc trong việc chỉ đạo, điều hành các hoạt động của NHCSXH trên địa bàn có chức năng,
nhiệm vụ: Huy động vốn từ các tổ chức, cá nhân; tiếp nhận nguồn tài trợ uỷ thác cho vay ưu đãi của chính quyền địa phương, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để cho vay theo các chương trình, dự án; tham mưu, giúp việc cho Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH tỉnh triển khai các hoạt động của NHCSXH trên địa bàn; kiểm tra, giám sát các đối tượng khách hàng, các tổ chức làm uỷ thác cho vay trong việc chấp hành chủ trương chính sách, quy chế nghiệp vụ tín dụng đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.
Qua hơn 12 năm thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi trên địa bàn tỉnh được sự quan tâm chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền địa phương các cấp, sự phối hợp có hiệu quả của các tổ chức chính trị xã hội; tập thể CBNV trong toàn chi nhánh NHCSXH đã có nhiều cố gắng, nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, thách thức, từng bước tạo lập và xây dựng đơn vị ngày càng lớn mạnh; tổ chức triển khai các chương trình tín dụng đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách đạt hiệu quả cao.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức và mạng lưới hoạt động
* Mô hình tổ chức bộ máy
và 26 Phòng giao dịch ở các huyện, thị xã; 637 Điểm giao dịch đóng tại UBND cấp xã; gần 11.000 Tổ TK&VV, gần 6.000 đơn vị cấp thôn, làng, bản, đảm bảo 100% đơn vị cấp thôn, xã đều có hoạt động của NHCSXH.
* Quản trị và điều hành của NHCSXH tỉnh.
- Ban đại diện hội đồng quản trị các cấp
+ Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH tỉnh, gồm: Chủ tịch (hoặc Phó Chủ tịch) UBND tỉnh là Trưởng Ban đại diện; Các thành viên còn lại là đại diện lãnh đạo các sở, ngành, tổ chức chính trị xã hội cấp tỉnh (Sở tài chính, Sở Kế hoạch và đầu tư, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban Dân tộc, Văn phòng Tỉnh uỷ, Hội nông dân tỉnh, Hội phụ nữ tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh, Tỉnh Đoàn.
+ Tại các huyện, thị xã trong tỉnh được thành lập Ban đại diện Hội đồng quản trị do Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND huyện, thị xã làm Trưởng Ban. Chủ tịch UBND huyện, thị xã quyết định nhân sự Ban đại diện HĐQT.
+ Ban đại diện HĐQT cấp tỉnh, cấp huyện có chức năng giám sát việc thực hiện các Nghị quyết, văn bản chỉ đạo của HĐQT tại địa phương; Giúp việc cho Ban đại diện các cấp do các Giám đốc chi nhánh đảm nhận.
- Bộ máy điều hành tác nghiệp:
Toàn chi nhánh có tổng số: 346 cán bộ, trong đó 35 lao động ngắn hạn, được bố trí: Tại hội sở gồm: Ban giám đốc, 5 phòng nghiệp vụ được bố trí 43 người; 26 Phòng giao dịch và Trung tâm Đào tạo bố trí 303 người (bình quân 11- 12 người/phòng giao dịch). Phòng giao dịch quản lý dư nợ lớn, địa bàn rộng thì bố trí nhiều cán bộ (huyện cao nhất 14 người, thấp nhất 5 người);
Ngoài ra, Chi nhánh còn có Bộ máy tác nghiệp bao gồm hệ thống gần 15.000 cán bộ các Tổ chức chính trị- xã hội (TCCT-XH) nhận ủy thác từ tỉnh xuống huyện, xã, thôn tham gia quản lý nguồn vốn ủy thác.
Để tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong việc vay vốn, trả nợ, NHCSXH đã tổ chức điểm giao dịch cố định hàng tháng tại các xã, phường, thị trấn. Đến nay, đã có 637 điểm giao dịch lưu động tại xã, phường trên tổng
TT Hình thức huy động vốn Năm 2012
Năm 2013
Năm 2014
1 Huy động vốn từ dân cư 68.9 68.1 136. 5
2 Huy động vốn qua Tổ TK&VV 76.9 109. 7 139. 8 Tổng cộng 145.8 177. 8 276. 3
số 637 xã, phường trong toàn tỉnh.
Tại các Điểm giao dịch xã, NHCSXH niêm yết công khai các chính sách của Chính phủ về các chương trình tín dụng ưu đãi, các quy trình, thủ tục cho vay, đối tượng được vay, nguồn vốn ưu đãi, mức lãi suất, mức cho vay, hồ sơ vay vốn... để nhân dân tham gia giám sát; đồng thời, hàng tháng tổ chức những ngày giao dịch cố định để cho vay, thu nợ, giao ban với các hội đoàn thể nhận uỷ thác, với các Tổ Tiết kiệm và vay vốn.
Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức và quản trị điều hành NHCSXH Tỉnh
Ghi chó:
Quan hệ chỉ đạo Quan ho phèi hĩp
(Nguồn: Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Thanh Hóa)
2.1.3. Kết quả một số hoạt động chính
Trải qua hơn 12 năm hoạt động NHCSXH tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện tốt chính sách tín dụng ưu đãi của Đảng và Nhà nước giao cho. Kết quả hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Thanh Hóa trong 3 năm từ năm 2012 đến năm 2014 được thể hiện qua một số mặt hoạt động sau:
2.1.3.1. Huy động vốn
Với đặc thù là một Ngân hàng Quốc doanh hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, nhiệm vụ chính là chuyển tải nguồn vốn tín dụng ưu đãi đến với hộ nghèo và đối chính sách khác để thực hiện công tác an sinh xã hội và một số chương trình mục tiêu Quốc gia. Do vậy nguồn vốn chủ yếu là vốn từ Ngân sách Nhà nước, trong cơ cấu hàng năm, nguồn vốn có gốc Ngân sách thường chiếm từ 95% đến 97% trên tổng nguồn vốn. Việc huy động vốn được thực hiện qua hai hình thức chủ yếu là: Huy động vốn từ dân cư (được Nhà nước cấp bù lãi suất) và huy động vốn thông qua Tổ tiết kiệm và vay vốn, các sản phẩm huy động vốn chưa được linh hoạt và thiếu đa dạng do vậy kết quả huy động vốn đạt được qua các năm còn hạn chế cả về số dư lẫn khách hàng.
Bảng 2.1. Huy động vốn qua các năm từ 2012-2014
2 8 4 2 Cho vay XKLĐ 30,09 5 12,24 8 22,17 6 3 Cho vay SXKD vùng KK 708,12 9 704,31 8 758,38 5 4 Cho vay GQVL 100,33 0 100,78 6 100,88 2 5 Cho vay HSSV 2.310,32 9 1.918,12 5 1.432,58 2
6 Cho vay NS&VSMT nông thôn 373,91 8 460,98 5 689,89 6 7 Cho vay DTTS ĐBKK 23,11 5 25,18 4 25,13 7
8 Cho vay hộ nghèo về nhà ở 229,30 8
226,99 7
224,12 1
9 Cho vay thương nhân vùng KK 3,96 9
3,66 1
3,26 6
10 Cho vay hộ cận nghèo 557,38 3
1.059,85 5
11 Cho vay chòi phòng tránh lũ 1,00 0
1,00 0
12
Cho vay dự án phát triển
lâm nghiệp 8 13,44 0 51,78 13 Cho vay khác 2,72 7 0,90 2 0,46 9 Tổng cộng : 6.360,71 5 6.687,12 8 6.991,83 0
(Nguồn: Báo cáo thường niên NHCSXH tỉnh Thanh Hóa)
2.1.3.2. Cho vay
Về dư nợ tín dụng, từ ngày mới được thành lập NHCSXH Tỉnh Thanh Hóa nhận bàn giao từ Ngân hàng Nông nghiệp và Kho bạc chuyển sang 03
32
chương trình là cho vay hộ nghèo, cho vay HSSV và cho vay giải quyết việc làm với dư nợ 450,7 tỷ đồng, đến 31/12/2014 NHCSXH tỉnh Thanh Hóa đang thực hiện 13 chương trình cho vay với dư nợ 6.981 tỷ đồng dư nợ tăng gấp 15,5 lần so với thời điểm nhận bàn giao, dư nợ cho vay từng chương trình cụ thể như sau:
Bảng 2.2. Dư nợ cho vay các chương trình từ năm 2012-2014
quả tích cực. Riêng năm 2014, nhờ đồng vốn chính sách đã giúp cho 18,9 ngàn hộ nghèo thoát nghèo, giúp 24,5 ngàn hộ nghèo cải thiện được đời sống,
TT 2012 2013 2014
1 Dịch vụ chuyển tiền trong nước
giúp 229 lao động được xuất khẩu lao động sang nước ngoài, giúp 13,4 ngàn học sinh, sinh viên có kinh phí đi theo học các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, giải quyết được việc làm thường xuyên cho hơn 2,3 ngàn lao động, giúp cho các hộ vay xây dựng 35 ngàn công trình ở nông thôn được sử dụng nước sạch và công trình vệ sinh đạt tiêu chuẩn. Góp phần xây dựng đời sống văn hoá xã hội, cải thiện môi trường trong sạch, nâng cao sức khoẻ cộng đồng, tạo điều kiện cho con em học sinh, sinh viên học hành mở mang kiến thức, khơi dậy tình làng nghĩa xóm, đẩy lùi tệ nạn xã hội và ổn định trật tự xã hội.
2.1.3.3. Các dịch vụ khác
Ngân hàng Chính sách xã hội được thành lập nhằm tạo một kênh dẫn vốn tín dụng chính sách độc lập đến các đối tượng là hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách khác để thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo, thực hiện công tác an sinh xã hội của Chính phủ, do vậy nhiệm vụ chính là chuyển tải kịp thời nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước đến đúng các đối tượng được thụ hưởng theo từng chương trình vay, đảm bảo an toàn vốn và đảm bảo mục tiêu của từng chương trình trong từng thời kỳ, do vậy việc triển khai thực hiện các dịch vụ ngân hàng những năm qua trong hệ thống Ngân hàng chính sách còn nhiều hạn chế. Tại Ngân hàng Chính sách xã hội Thanh Hóa sau hơn 10 năm hoạt động mới triển khai được dịch vụ thanh toán chuyển tiền trong nước, chuyển tiền kiều hối; một số dịch vụ bảo lãnh như dịch vụ bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh bảo hành công trình, nhận ký quỹ cho đối tượng đi xuất khẩu lao động tại Hàn Quốc theo chương trình EPS. Tuy nhiên doanh số hoạt động đối với lĩnh vực dịch vụ này qua các năm còn khiêm tốn, cụ thể số liệu các năm từ năm 2012 đến năm 2014 được thể hiện ở bảng số liệu sau:
0 2
Dịch vụ chuyển tiền kiều hối -
Western union USD 2.877 1.341 1.522
3 Bảo lãnh dự thâu Triệu đông
4 Bảo lãnh bảo hành công trình Triệu đông 480 602 498 5
Ký quỹ đi XKLĐ tại Hàn Quốc
theo chương trình EPS Triệu đông 0 1.1 60.9
Số ký hiệu Ngày ban hành
Trích yếu
330/NHCS-TDSV 3 08/02/201
Về tô chức Hội nghị trực tuyến tông kết 05 năm Chương trình tín dụng đối với học sinh, sinh viên
2364/NHCS-TDSV 1 27/09/201
Về việc giải đáp vướng măc về nghiệp vụ tín dụng chương trình cho vay học sinh, sinh viên
2366/NHCS-TDSV 27/09/201 1
Về việc thực hiện mẫu giây xác nhận học sinh, sinh viên theo công văn số 720/NHCS-TDNN-HSSV ngày 29 tháng 3 năm 2011
(Nguồn: Báo cáo thường niên NHCSXH tỉnh Thanh Hóa)
2.2. THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỌC SINH, SINHVIÊN TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH THANH HÓA VIÊN TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH THANH HÓA 2.2.1. Các văn bản pháp luật về cho vay học sinh, sinh viên của NHCSXH
573/NHCS-TDSV 1 14/03/201
Về việc triên khai nhiệm vụ theo kết luận của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân tại Hội nghị sơ kết 3 năm chương trình Tín dụng học sinh, sinh