Nâng cao chất lượng hoạt động ủy thác, hoạt động Tổ Tiết kiệm và

Một phần của tài liệu 0092 giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng đối với học sinh sinh viên tại NH chính sách tỉnh thanh hóa luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 66 - 68)

nắm bắt được tình hình sản xuất kinh doanh thực tế của khách hàng.

Ngoài ra, do đặc thù của NHCSXH là số lượng khách hàng rất lớn, nhiều khách hàng nhỏ lẻ nên nếu không tiến hành kiểm tra được hết toàn bộ khách hàng một cách thường xuyên thì cần phải lên lịch kiểm tra định kỳ hoặc luân phiên, đảm bảo các khách hàng đều được sự kiểm tra, kiểm soát của ngân hàng đây là yếu tố hết sức quan trọng nhằm phát hiện và ngăn chặn kịp thời những rủi ro tín dụng có thể xảy ra.

Hoạt động kiểm tra kiểm soát cần được đổi mới về nội dung và phương pháp kiểm tra nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ hoạt động trong giai đoạn hội nhập. Nghiệp vụ ngân hàng ngày càng được mở rộng do đó phái tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ để có thể ngăn ngừa những tổn thất do các rủi ro xảy ra. Muốn vậy bộ phận kiểm tra kiểm soát nội bộ tại chi nhánh phải đủ mạnh về số lượng và chất lượng để có thể bao quát được tất cả các nghiệp vụ ngân hàng, nhất là nghiệp vụ tín dụng trong thời điểm như hiện nay.

3.2.4. Nâng cao chất lượng hoạt động ủy thác, hoạt động Tổ Tiết kiệm vàvay vốn vay vốn

Xây dựng Tổ TK&VV thực sự là cầu nối hữu hiệu giữa Ngân hàng với người vay. Làm tốt công tác tuyên truyền, đào tạo nghiệp vụ đối với cán bộ Ban giảm nghèo các xã, phường, cán bộ Hội và cán bộ Tổ Tiết kiệm và vay vốn trong việc thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi để các cấp, các ngành xem đây chính là động lực phát triển xã hội tại địa phương để cùng chung mục tiêu hành động.

Thứ nhất, hàng năm chấm điểm, đánh giá Tổ TK&VV để phân loại chất lượng hoạt động ủy thác, hoạt động tổ TK&VV từ đó để có biện pháp đào tạo, tập huấn củng cố nâng cao chất lượng hoạt động tổ TK&VV. Đối với những tổ chức Hội, những tổ Tiết kiệm và vay vốn hoạt động yếu kém phải thường xuyên được củng cố, kiện toàn lại nếu tiếp tục hoạt động không hiệu quả thì chấm dứt hợp đồng ủy thác bàn giao sang tổ chức hội khác, tổ tiết kiệm khác quản lý. Sắp xếp tổ TK&VV theo địa bàn cụm dân cư, liền kề trong từng thôn, khu phố nhằm tạo thuận lợi cho tổ viên và thực hiện được các nội dung về công khai, dân chủ; thực hiện tốt công tác giám sát việc bình xét cho vay, trả nợ, trả lãi, gửi tiết kiệm; tiết giảm chi phí của Tổ trong hoạt động nghiệp vụ. Ban quản lý Tổ phải có ít nhất 2 người hoạt động theo đúng nhiệm vụ được phân công để quán xuyến Tổ, kiểm soát lẫn nhau trong công việc cũng như hỗ trợ nhau khi một trong hai thành viên đi vắng.

Thứ hai, thường xuyên tổ chức đào tạo tập huấn nghiệp vụ cho Ban quản lý tổ TK&VV, cán bộ các tổ chức Hội và cán bộ Ban giảm nghèo cấp xã. Để nâng cao chất lượng hoạt động, đảm bảo cho vay đúng đối tượng, thông qua đó sẽ góp phần tăng hiệu quả quản lý hoạt động cho vay của ngân hàng. Đối với Tổ TK&VV việc chấp hành trả nợ gốc và lãi chưa tốt, các hộ tham gia gửi tiết kiệm đạt thấp, cán bộ tín dụng phối hợp với tổ chức hội cấp xã, phường, Bí thư, trưởng phố tiến hành họp Tổ để giải thích, vận động, tuyên truyền cho các hộ chấp hành việc thực hiện trả nợ vay và gửi tiền tiết kiệm thông qua Tổ.

Thứ ba, chấn chỉnh hoạt động của Tổ để thực hiện tốt khâu bình xét cho vay và đôn đốc, giám sát việc sử dụng vốn vay đúng mục đích, trả nợ, trả lãi, gửi tiền tiết kiệm theo đúng quy định. Các khoản cho vay phải được bình xét công khai, dân chủ và phù hợp với phương án sử dụng vốn, khả năng quản lý của hộ vay. Việc bình xét cho vay do Trưởng thôn, khu phố chủ trì có sự tham gia của Hội đoàn thể cấp xã, phường trước khi trình hồ sơ vay vốn cho UBND

cấp xã xác nhận.

Thứ tư, NHCSXH cần thường xuyên xuống kiểm tra, rà soát hoạt động của tổ TK&VV. Do toàn bộ hoạt động của tổ TK&VV là do người nghèo tự tổ chức và quản lý công việc, kỹ năng và kinh nghiệm trong công tác quản lý nhiều nơi chưa thực sự vững vàng nên không tránh khỏi các sơ sót trong quá trình hoạt động. Vì vậy để củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của Tổ, thì ngân hàng phải theo dõi sát sao hoạt động, nếu phát hiện sai phạm cần có biện pháp xử lý kịp thời, và có sự điều chỉnh các hoạt động khi cần thiết, đảm bảo hoạt động của các tổ TK&VV thường xuyên, liên tục.

Một phần của tài liệu 0092 giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng đối với học sinh sinh viên tại NH chính sách tỉnh thanh hóa luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 66 - 68)