Nâng cao chất lượng hoạt động Tổ giao dịch lưu động tại các xã

Một phần của tài liệu 0092 giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng đối với học sinh sinh viên tại NH chính sách tỉnh thanh hóa luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 68 - 69)

Duy trì lịch giao dịch cố định hàng tháng để cho vay, thu nợ, xử lý nợ đến hạn theo quy định ; cải tiến hồ sơ, thủ tục vay vốn nhằm phục vụ thuận lợi, nhanh chóng, chính xác cho các đối tượng được thụ huởng.

Với chủ trương phục vụ người nghèo và các đối tượng chính sách khác đến tận các xã, phường. Mục đích nhằm tăng cường hơn nữa khả năng tiếp cận dịch vụ tín dụng chính sách ưu đãi của Chính phủ đối với người nghèo và các đối tượng chính sách; tiết giảm chi phí đi lại của người vay; thực hiện dân chủ, công khai việc sử dụng vốn tín dụng chính sách và tăng cường sự chỉ đạo của chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị xã hội trong việc kiểm tra, giám sát và giúp đỡ người vay sử dụng vốn có hiệu quả. Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Thanh Hóa thành lập các điểm giao dịch tại các xã, phường mỗi tháng tối thiểu một lần theo lịch cố định không kể thứ 7 và Chủ nhật Ngân hàng đều tổ chức xuống tại các xã, phường để giao dịch với các Tổ TK&VV và người dân. Tuy nhiên hiện nay hoạt động của các tổ giao dịch lưu động này còn một số vấn đề bất cập, khiến cho chất lượng và hiệu quả hoạt động chưa cao đó là: Chất lượng buổi giao dịch chưa cao, còn để khách hàng phải chờ đợi mất nhiều thời gian, các trang thiết bị phục vụ cho điểm giao

dịch còn thiếu thốn...vv. Để nâng cao chất lượng hoạt động Tổ giao dịch lưu động tại các xã, phường cần thực hiện tốt các giải pháp:

Thứ nhất, tuỳ từng khối lượng công việc trong từng tháng tại xã, phường mà bố trí số lượng cán bộ đi giao dịch cho phù hợp. Yêu cầu các Tổ giao dịch xã phải được trang bị tốt các trang thiết bị phục vụ cho giao dịch, chuẩn bị đầy đủ các mẫu biểu, hồ sơ, số liệu, để cung cấp kịp thời cho hộ vay, tổ vay vốn, công tác giao ban, tránh việc đi lại nhiều gây phiền hà cho khách hàng.

Thứ hai, nâng cao chất lượng giao ban đối với Ban giảm nghèo xã, các tổ chức Hội, đoàn thể và Tổ TK&VV. Trong buổi giao ban tập trung phân tích sâu sắc những vấn đề tồn tại, đưa ra giải pháp thực hiện và phổ biến văn bản mới, tránh họp giao ban mang tính hình thức, không mang lại hiệu quả. Tổ trưởng Tổ giao dịch lưu động phải chuẩn bị trước nội dung giao ban thiết thực để buổi giao ban đạt chất lượng.

Thứ ba, các xã yếu kém thì Ban lãnh đạo phải phân công trực tiếp phụ trách, phối hợp với chính quyền xã để chấn chỉnh, khắc phục, bố trí thời gian tham gia cùng Tổ giao dịch xã để giao ban với chính quyền, các tổ chức hội, Tổ trưởng Tổ TK&VV để bàn biện pháp chấn chỉnh, củng cố nâng cao chất lượng tín dụng.

Thứ tư, nghiêm túc duy trì lịch giao dịch cố định hàng tháng để tạo thói quen cho người dân nắm bắt được lịch giao dịch cố định của Ngân hàng. Tăng cường công tác tuyên truyền để người dân đến trả nợ và đối chiếu nợ với Ngân hàng.

Một phần của tài liệu 0092 giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng đối với học sinh sinh viên tại NH chính sách tỉnh thanh hóa luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 68 - 69)