Các biện pháp pháp mà Ngân hàng chính sách xã hội Thanh Hóa đã

Một phần của tài liệu 0092 giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng đối với học sinh sinh viên tại NH chính sách tỉnh thanh hóa luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 52 - 57)

đã triển khai nhằm hạn chế rủi ro tín dụng

2.2.3.1. Các biện pháp phòng ngừa

Như ta đã biết, NQH là một trong những rủi ro khó có thể tránh khỏi của tất cả các ngân hàng. Một trong những nguyên nhân là do các ngân hàng có biện pháp phòng ngừa khác nhau và mỗi một biện pháp lại đem lại một kết quả khác nhau.Trong đó các biện pháp thường được áp dụng ở NHCSXH Thanh Hóa là:

* Xây dựng chính sách tín dụng hợp lý:

Chính sách tín dụng của Ngân hàng là một hệ thống các biện pháp nhằm mở rộng hay thu hẹp hoạt động cho vay, do đó NHCSXH Thanh Hóa đã không ngừng hoàn thiện chính sách tín dụng hợp lý với tình hình thực tế tại Tỉnh Thanh Hóa để phát huy tối đa hiệu quả.

* Nghiên cứu khách hàng:

Để phòng ngừa, hạn chế rủi ro NHCSXH Thanh Hóa đã áp dụng nhiều biện pháp trong đó biện pháp cơ bản có vị trí quan trọng số một là phải phân tích, đánh giá một cách toàn diện khách hàng trước khi cho vay, nếu khách hàng được đánh giá là tốt thì được Ngân hàng cho vay.

* Thiết lập hệ thống thông tin khách hàng:

Ngoài việc nghiên cứu thu thập thông tin về các doanh nghiệp trong hồ sơ khách hàng, NHCSXH Thanh Hóa còn thu thập thông tin từ trung tâm rủi ro, NHNN và các NHTM khác. Ngoài ra,các số liệu của cơ quan thông kê,báo chí... liên quan đến doanh nghiệp cũng là một nguồn thông tin quý giá mà ngân hàng sử dụng để đánh giá khách hàng.

* Phân tán rủi ro:

Quán triệt quan điểm “không bỏ chung trứng vào một rổ”, NHCSXH Thanh Hóa luôn tiến hành đa dạnh hoá các hình thức cho vay, lĩnh vực cho vay.

Đối với những khoản vay lớn mà ngân hàng khó xác định khả năng và mức độ rủi ro thì ngân hàng sẽ tiến hành liên kết với các ngân hàng khác thực hiện cho vay đồng tài trợ.

* Đẩy mạnh công tác cán bộ tín dụng:

Ngân hàng luôn chú trọng đào tạo,nâng cao năng lực quản lí,chủ động trong công việc của cán bộ tín dụng. Giai đoạn 2010 -2015 ngân hàng đã có những kế hoạch mở những lớp tập huấn cho cán bộ ngân hàng nói chung và cán bộ tín dụng nói riêng, khuyến khích cán bộ tín dụng tự đào tạo.

2.2.3.2. Các biện pháp xử lý

Theo Quyết định 50/2010/QĐ-TTg, Đối tượng áp dụng quy chế này là NHCSXH và khách hàng vay vốn của NHCSXH gồm 10 đối tượng: 1- Hộ nghèo; 2- Học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn; 3- Các đối tượng vay vốn Quỹ quốc gia về việc làm; 4- Các đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài; 5- Các đối tượng được vay vốn để thực hiện chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; 6 - Các hộ gia đình sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn; 7- Các hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn; 8- Các đối tượng được hưởng chính sách tín dụng về nhà ở tại các vùng theo các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; 9-

Thương nhân hoạt động thương mại tại vùng khó khăn; 10- Các đối tượng khác theo các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Quy chế chỉ quy định việc xử lý nợ của khách hàng vay vốn tại NHCSXH bị rủi ro do nguyên nhân khách quan. Đối với các khoản nợ bị rủi ro do nguyên nhân chủ quan của tổ chức, cá nhân thì tổ chức, cá nhân gây ra tổn thất phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Việc xem xét, xử lý nợ bị rủi ro cho khách hàng được thực hiện khi có đủ 3 điều kiện: 1- Khách hàng thuộc đối tượng được vay vốn theo quy định, đã sử dụng vốn vay đúng mục đích; 2- Khách hàng bị thiệt hại do nguyên nhân khách quan làm mất một phần hoặc toàn bộ vốn, tài sản; 3- Khách hàng gặp khó khăn về tài chính dẫn đến chưa có khả năng trả được nợ hoặc không trả được nợ cho Ngân hàng.

Việc xử lý nợ bị rủi ro cho khách hàng được xem xét từng trường hợp cụ thể căn cứ vào nguyên nhân dẫn đến rủi ro, mức độ rủi ro và khả năng trả nợ của khách hàng, đảm bảo đầy đủ hồ sơ pháp lý, đúng trình tự, khách quan và công bằng giữa các đối tượng vay vốn.

Các nguyên nhân khách quan:

- Thiên tai, địch hoạ, hoả hoạn, dịch bệnh xảy ra làm thiệt hại trực tiếp đến vốn, tài sản của khách hàng hoặc của dự án.

- Nhà nước thay đổi chính sách làm ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của khách hàng (không còn nguồn cung cấp nguyên vật liệu; mặt hàng sản xuất, kinh doanh bị cấm...).

- Khách hàng là cá nhân vay vốn, học sinh sinh viên hoặc người đi lao động tại nước ngoài vay vốn thông qua hộ gia đình: bị mất năng lực hành vi dân sự; người vay vốn ốm đau thường xuyên, mắc bệnh tâm thần, có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt không nơi nương tựa; chết; mất tích hoặc bị tuyên bố là chết, mất tích không còn tài sản để trả nợ hoặc không có người thừa kế

hoặc người thừa kế thực sự không có khả năng trả nợ thay cho khách hàng.

- Khách hàng là pháp nhân, tổ chức kinh tế đã có quyết định giải thể hoặc phá sản theo quy định của pháp luật mà không còn pháp nhân, không còn vốn, tài sản để trả nợ cho NHCSXH.

Có 03 biện pháp mà NHCSXH Thanh Hóa triển khai xử lý nợ

Gia hạn nợ là 1 biện pháp mới được quy định trong cơ chế xử lý nợ bị rủi ro tại NHCSXH. Trong trường hợp này, khách hàng sẽ được kéo dài thời hạn trả nợ đã cam kết trong hợp đồng tín dụng và vẫn phải trả lãi tiền vay trong thời gian được gia hạn nợ.

Khách hàng được xem xét gia hạn nợ khi đáp ứng đủ các điều kiện: Khách hàng vay vốn bị rủi ro do nguyên nhân thứ 1 và 2 (nêu trong bảng); mức độ thiệt hại về vốn và tài sản dưới 40% so với tổng số vốn thực hiện dự án hoặc phương án sản xuất, kinh doanh của khách hàng.

Thời gian gia hạn nợ tối đa là 12 tháng đối với loại cho vay ngắn hạn; tối đa không quá 1/2 thời hạn cho vay đối với các khoản vay trung và dài hạn.

Khoanh nợ cũng là 1 biện pháp mới, theo đó, NHCSXH chưa thu nợ của khách hàng và không tính lãi tiền vay phát sinh trong thời gian được khoanh nợ.

Khách hàng được khoanh nợ khi khoản nợ bị rủi ro do nguyên nhân thứ 1 và thứ 2 (nêu trong bảng); mức độ thiệt hại về vốn và tài sản từ 40-100% so với tổng số vốn thực hiện của dự án hoặc phương án sản xuất, kinh doanh của khách hàng.

Thời gian khoanh nợ tối đa là 3 năm (nếu thiệt hại về vốn và tài sản từ 40-80%); là 5 năm (nếu thiệt hại từ 80-100%). Trường hợp hết thời gian khoanh nợ, khách hàng vay vẫn gặp khó khăn, chưa có khả năng trả nợ sẽ được xem xét tiếp tục cho khoanh nợ với thời gian tối đa không vượt quá thời gian đã được khoanh nợ lần trước theo quyết định của cấp có thẩm quyền.

Xóa nợ (gốc, lãi) là việc NHCSXH không thu một phần hoặc toàn bộ nợ gốc, lãi của khách hàng đang còn dư nợ tại NHCSXH. Có 2 trường hợp khách hàng được xem xét xóa nợ.

Thứ nhất, khách hàng vay vốn bị rủi ro do các nguyên nhân thứ 1 và 2 (nêu trong bảng) nhưng sau khi đã hết thời gian khoanh nợ mà vẫn không có khả năng trả nợ; đồng thời, NHCSXH đã áp dụng các biện pháp tận thu mọi nguồn có khả năng thanh toán.

Thứ hai, khách hàng vay vốn bị rủi ro do các nguyên nhân thứ 3, 4 (nêu trong bảng) và NHCSXH đã áp dụng các biện pháp tận thu mọi nguồn có khả năng thanh toán.

Số tiền xóa nợ cho khách hàng là số tiền khách hàng còn phải trả cho NH, sau khi NH đã áp dụng các biện pháp tận thu.

2.2.3.3. Trích lập dự phòng rủi ro

Do Ngân hàng Chính sách xã hội hoạt động với tính chất đặc thù, đối tượng cho vay là hộ nghèo và các đối tượng chính sách đây là những đối tượng có khả năng xảy ra rủi ro rất lớn vì vậy việc trích lập dự phòng rủi ro của Ngân hàng Chính sách xã hội được thực hiện theo Quyết định số 180/2002/QĐ-TTg ngày 19/12/2002 của Thủ tướng chính phủ về việc ban hành Qui chế quản lý tài chính đối với Ngân hàng Chính sách xã hội và thực hiện theo Thông tư số 24/2005/TT-BTC ngày 01 tháng 4 năm 2005 về việc hướng dẫn thực hiên quy chế quản lý đối với Ngân hàng Chính sách xã hội.

Ngân hàng Chính sách xã hội được trích lập quỹ dự phòng rủi ro để bù đắp tổn thất do nguyên nhân khách quan phát sinh trong quá trình cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách. Quỹ dự phòng rủi ro tín dụng được sử dụng để bù đắp những rủi ro do nguyên nhân khách quan như thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh, chính sách Nhà nước thay đổi hoặc biến động giá cả thị

trường ... phát sinh thuộc diện đơn lẻ cục bộ sau khi sử dụng bồi thường của cơ quan bảo hiểm (nếu có). Mức trích lập Quỹ dự phòng rủi ro tín dụng hàng năm được tính bằng 0,02% trên số dư nợ bình quân năm. Số dư nợ bình quân năm được tính theo phương pháp bình quân số học số dư nợ cho vay của tất cả các tháng trong năm.

Việc trích lập quỹ dự phòng rủi ro tín dụng được thực hiện vào ngày 31/12 hàng năm và được trích tập trung tại Hội sở chính. Các chi nhánh cấp tỉnh, cấp huyện không thực hiện trích lập quỹ dự phòng rủi ro, khi có rủi ro do nguyên nhân khách quan các chi nhánh lập hồ sơ báo cáo về Hội sở chính để tổng hợp trình chủ tịch Hội đồng quản trị xem xét quyết định. Sau khi có quyết định xử lý nợ rủi ro của chủ tịch Hội đồng quản trị Hội sở chính sẽ trích quỹ dự phòng rủi ro để xử lý.

Một phần của tài liệu 0092 giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng đối với học sinh sinh viên tại NH chính sách tỉnh thanh hóa luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 52 - 57)