Đối với Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam

Một phần của tài liệu 0092 giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng đối với học sinh sinh viên tại NH chính sách tỉnh thanh hóa luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 71 - 74)

- Thứ nhất, hoàn thiện các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ; nghiên cứu cải tiến quy trình, thủ tục cho vay hơn nữa để đảm bảo gọn, nhẹ giúp cho người vay, các tổ Tiết kiệm và vay vốn thuận lợi trong việc tiếp cận quy trình thủ tục cho vay.

Thực tế hiện nay văn bản hướng dẫn cho vay chương trình tín dụng học sinh, sinh viên có thể nói nhiều nhất trong tất cả các chương trình cho vay của NHCSXH, một số văn bản phải sữa đổi nhiều lần vì vậy việc theo dõi một cách có hệ thống gặp rất nhiều khó khăn đặc biệt đối với những cán bộ mới vào ngành và cán bộ Tổ TK&VV. Bên cạnh đó tuy quy trình thủ tục, hồ sơ cho vay đã được thường xuyên nghiên cứu chỉnh sửa đảm bảo thuận tiện gọn nhẹ nhưng vẫn còn nhiều hồ sơ, giấy tờ khi ban đầu triển khai cho vay chưa có phải bổ sung về sau như phiếu thông tin khách hàng, phiếu thu thập thông

tin học sinh, sinh viên gây mất thêm thời gian và khó khăn trong việc cung cấp thông tin của khách hàng cũng như của Tổ TK&VV. Chính vì vậy việc hoàn thiện các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ để cán bộ Ngân hàng, cán bộ tổ TK&VV nắm bắt dễ dàng quy trình nghiệp vụ hạn chế bớt những sai sót trong tác nghiệp là rất cần thiết, bên cạnh đó việc nghiên cứu cải tiến quy trình, thủ tục cho vay hơn nữa để đảm bảo gọn, nhẹ giúp cho người vay, các tổ Tiết kiệm và vay vốn giảm bớt thời gian giao dịch cũng như thuận lợi và dễ dàng trong việc tiếp cận vốn vay chính sách.

- Thứ hai, hoàn thiện hệ thống giám sát rủi ro tín dụng và phát triển hệ thống cảnh báo sớm những tiềm ẩn trong hoạt động tín dụng. Xây dựng cách tiếp cận tới công việc đánh giá chất lượng điều hành rủi ro tín dụng trong hệ thống nội bộ.

Hiện tại các chi nhánh NHCSXH của các tỉnh, thành phố chưa bộ phận kiểm soát, quản lý rủi ro riêng biệt và độc lập mà chủ yếu là bộ phận Tín dụng và bộ phận Kiểm tra kiểm soát nội bộ đồng thời thực hiện nhiều chức năng, nhiệm vụ vì vậy việc quản lý giám sát và cảnh báo những tiểm ẩn rủi ro chưa được đồng bộ. Công tác phân loại theo từng nhóm nợ để có biện pháp xử lý chưa thực sự được quan tâm chính vì vậy đề nghị NHCSXH Việt Nam hoàn thiện hệ thống giám sát rủi ro tín dụng, hệ thống cảnh báo sớm những tiềm ẩn trong hoạt động tín dụng. Xây dựng cách tiếp cận tới công việc đánh giá chất lượng điều hành rủi ro tín dụng trong hệ thống giúp cho chi nhánh các tỉnh, thành phố phát hiện và ngăn chặn kịp thời những tiềm ẩn rủi ro có thể xảy ra từ đó có biện pháp khắc phục để phòng ngừa, giảm thiểu các rủi ro không đáng có.

- Thứ ba, xây dựng cơ chế phối hợp, chia sẻ thông tin hiệu quả giữa Ngân hàng Chính sách xã hội với các Bộ, ngành có liên quan để nắm bắt kịp thời thông tin học sinh, sinh viên bỏ học giữa chừng, học sinh, sinh viên đã ra

trường để từ đó có biện pháp phối hợp đôn đốc thu hồi nợ.

Đề nghị NHCSXH Việt Nam phối hợp với Bộ Giáo dục đào tạo, Bộ Lao động, Thương binh và xã hội chỉ đạo các trường Đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề trên cả nước tăng cường công tác tuyên truyền chính sách cho vay đối với học sinh, sinh viên; tuyên truyền nâng cao ý thức, trách nhiệm trả nợ của HSSV sau khi ra trường; đồng thời cung cấp giấy xác nhận cho học sinh, sinh viên đầy đủ thông tin, nội dung chính xác và đảm bảo thời gian được nhanh chóng, kịp thời để ngân hàng có căn cứ giải ngân cho HSSV đúng tiến độ theo kế hoạch hàng năm.

Phối hợp với các bộ ngành có liên quan cập nhật thường xuyên các thông tin trên Website vayvondihoc.moet.gov.vn giúp cho các cơ quan, đơn vị có liên quan và đông đảo nhân dân được biết để nắm bắt thông tin và tích cực hỗ trợ cho công tác quản lý, giám sát việc thực hiện Chương trình, đảm bảo đúng chính sách theo quy định của Chính phủ.

Có quy chế phối hợp các bộ, ngành để có biện pháp nắm bắt kịp thời thông tin học sinh, sinh viên bỏ học giữa chừng, học sinh, sinh viên đã ra trường nhưng không làm việc tại địa phương ...để có biện pháp đôn đốc thu hồi nợ hoặc dừng giải giải ngân. Hiện nay theo quy định HSSV lấy giấy xác nhận từ đầu năm học để làm căn cứ cho Ngân hàng giải ngân cả năm học, Giải ngân học kỳ 2 không cần phải có giấy xác nhận của nhà trường vì vậy có những trường hợp bỏ học giữa kỳ Ngân hàng chưa thể phát hiện được mà chỉ trông mong vào đạo đức của khách hàng và sự kiểm tra phát hiện của Tổ TK&VV. Bên cạnh đó có nhiều HSSV ra trường có việc làm ổn định nhưng gia đình không tích cực trả nợ vì vậy nếu Ngân hàng có được thông tin cơ quan, đơn vị HSSV đang làm việc thông báo đến để đôn đốc nợ thì hiệu quả sẽ cao hơn tuy nhiên việc nắm bắt cụ thể địa chỉ cơ quan đơn vị HSSV đang làm việc hiện rất khó khăn do khách hàng không tự nguyện cung cấp hoặc lấy

lý do chưa có việc làm để dây dưa, chây ỳ.

- Thứ tư, Đề nghị NHCSXH Việt Nam xem xét cho kéo dài thời gian ân hạn hoặc thời gian gia hạn nợ cho những Học sinh, sinh viên ra trường nhưng chưa có việc làm vì trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế hiện nay vấn đề việc làm sau khi tốt nghiệp ra trường đang là một vấn đề bức xúc và nan giải, nhiều học sinh, sinh viên ra trường chưa tìm được việc làm nên việc trả nợ gặp nhiều khó khăn.

Theo quy định hiện nay sau khi học sinh, sinh viên ra trường Nhà nước ân hạn tối đa 12 tháng để đi tìm việc sau thời gian ân hạn HSSV phải trả nợ vay với thời hạn 6 tháng/lần, thời gian trả nợ bằng với thời gian nhận tiền vay. Trường hợp khách hàng vay vốn hoặc HSSV gặp rủi ro do nguyên nhân khách quan có thể gia hạn nợ tối đa bằng 1/2 thời gian trả nợ. Có thể nói thời gian ân hạn, thời gian trả nợ đối với chương trình HSSV tương đối dài và đã tạo điều kiện rất nhiều cho HSSV có điều kiện để trả nợ. Nhưng với tình hình hiện nay có nhiều HSSV ra trường 2-3 năm chưa tìm được việc làm hoặc có việc làm nhưng thu nhập thấp chỉ đủ để chi phí sinh hoạt nên việc trả nợ hết sức khó khăn vì vậy để nghị NHCSXH Trung ương nghiên cứu có thể kéo dài thêm thời gian gia hạn đối với HSSV ra trường chưa có việc làm thời gian gia hạn tối đa bằng với thời gian trả nợ để tạo điều kiện cho HSSV và gia đình có thêm thời gian hoàn trả nợ cho Nhà nước.

Một phần của tài liệu 0092 giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng đối với học sinh sinh viên tại NH chính sách tỉnh thanh hóa luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 71 - 74)