Với khách hàng là học sinh, sinh viên

Một phần của tài liệu 0092 giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng đối với học sinh sinh viên tại NH chính sách tỉnh thanh hóa luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 77 - 82)

Khi tham gia vay vốn theo chương trình của NHCSXH Thanh Hóa, việc đầu tiên khách hàng là học sinh, sinh viên cần quan tâm đó là phối hợp tốt với NHCSXH Thanh Hóa đảm bảo liên kết thông tin từ phía NHCSXH, UBND cấp trực thuộc và Tổ TK&VV, thường xuyên liên lạc để nắm bắt thông tin mới nhất và sớm nhất.

Cần tham khảo và tìm hiểu thông tin thật cụ về chương trình cho vay đối với sinh viên như: quy trình vay vốn, thủ tục, hồ sơ vay vốn,.. .để tránh mất thời gian và sai xót.

Trong quá trình vay vốn cần quan tâm phải sử dụng vốn vay của NHCSXH Thanh Hóa đúng mục đích và cam kết trả nợ đúng hạn cho NHCSXH.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trong 10 năm qua, NHCSXH tỉnh Thanh Hoá đã nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, xây dựng mạng lưới rộng khắp trên địa bàn toàn tỉnh, hình thành phương thức quản lý tín dụng phù hợp với điều kiện đặc thù của Tỉnh Thanh Hóa, giúp người nghèo và đối tượng chính sách, học sinh sinh viên được vay vốn để phát triển sản xuất kinh doanh, cải thiện điều kiện sống, nâng cao dân trí, có điều kiện học tập. Là chi nhánh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được Đảng và Nhà nước giao, đồng thời là đơn vị dẫn đầu cả nước triển khai thành công 11 chương trình tín dụng ưu đãi của Chính phủ, góp phần đáng kể vào công tác xóa đói, giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội.

Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn về chất lượng tín dụng đối với học sinh, sinh viên, chương 3 của luận văn tác giả đã áp dụng mô hình định lượng, để kiểm định mô hình và giả thiết nghiên cứu qua việc thu thập và xử lý số liệu, phân tích số liệu để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng đối với cho vay học sinh, sinh viên tại NHCSXH tỉnh Thanh Hoá. Luận văn đề xuất và các giải pháp để nâng cao chất lượng tín dụng đối với cho vay học sinh, sinh viên tại NHCSXH tỉnh Thanh Hoá với điều kiện hiện nay. Bên cạnh đó tác giả còn đưa ra một hệ thống các giải pháp và đề xuất với Chính phủ, NHNN, NHCSXH Việt Nam, với khách hàng vay vốn để góp phần nâng cao chất lượng tín dụng đối với cho vay học sinh, sinh viên tại NHCSXH tỉnh Thanh Hoá nói riêng và NHCSXH Việt Nam nói chung.

KẾT LUẬN

Hoạt động trong tín dụng chính sách quan trọng nhất là bảo toàn vốn và hạn chế thấp nhất các rủi ro có thể sảy ra góp phần làm lành mạnh hóa các hoạt động không chỉ của Ngân hàng mà của cả các chủ thể khác trong nền kinh tế. Khủng hoảng kinh tế toàn cầu trong thời gian qua đã ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động tín dụng của hệ thống Ngân hàng, yêu cầu về quản lý rủi ro tín dụng tốt để hạn chế tổn thất được đòi hỏi hơn bao giờ hết.

Trên cơ sở vận dụng các phương pháp nghiên cứu, bám sát mục tiêu, phạm vi nghiên cứu luận văn đã làm rõ cơ sở lý luận về rủi ro tín dụng chính sách, đi sâu vào nghiên cứu thực trạng và nguyên nhân rủi ro tín dụng đối với học sinh, sinh viên tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Thanh Hóa, chỉ ra những hạn chế cần khắc phục, từ đó tác giả mạnh dạn đưa ra một số giải pháp khả thi và kiến nghị nhằm hạn chế rủi ro đồng thời tăng khả năng tiếp cận vốn vay đối với học sinh, sinh viên tại NHCSXH tỉnh Thanh Hoá phù hợp với đặc thù và bám sát những định hướng, mục tiêu chính của Ngân hàng. Với những vấn đề ngoài khả năng của Ngân hàng, tác giả đề xuất kiến nghị với cơ quan liên quan khác như Chính phủ, Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam...

Luận văn là kết quả nghiên cứu của tác giả dưới sự hướng dẫn tận tình của giáo viên hướng dẫn. Tuy nhiên do những điều kiện nhất định mặc dù đã rất cố gắng, nỗ lực nhưng trong quá trình nghiên cứu sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp, chỉ dẫn của các thầy cô giáo, các nhà khoa học, các bạn đồng nghiệp và những người quan tâm đến đề tài này để bổ sung hoàn thiện luận văn có chất lượng hơn.

Một lần nữa, xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo khoa Sau đại học trường Học viện Ngân hàng đã trang bị cho tôi nhiều kiến thức quý báu trong thời gian qua và đặc biệt xin chân thành cảm ơn Phó giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Trọng Tài đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.

Tôi xin chân thành cảm ơn đến những người bạn, những đồng nghiệp và người thân đã tận tình hỗ trợ, góp ý và giúp đỡ Tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu./.

1. Chính phủ Việt Nam (2012), Quyết định số 852/2012/QĐ-TTg ngày 10 tháng 7 năm 2012 về việc phê duyệt Chiến lược phát triển Ngân hàng Chính sách xã hội giai đoạn 2011-2012, Hà nội

2. Chính phủ Việt Nam (2002), Nghị định số 78/2002/NĐ - CP ngày 04 tháng 10 năm 2002 về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, Hà nội

3. Chính phủ Việt Nam (2002), Quyết định số 131/2002/QĐ - TTg ngày 04 tháng 10 năm 2002 về việc thành lập Ngân hàng Chính sách xã hội, Hà nội

4. Luật các tổ chức tín dụng (2010), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà nội

5. Chính phủ Việt Nam (2007), Quyết định số 157/2007/ QĐ - TTg ngày 27 tháng 09 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc cho vay hô trợ Học sinh, Sinh viên, Hà nội

6. Chính phủ Việt Nam (2010), Quyết định số 50/2010/ QĐ - TTg ngày 28 tháng 07 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành cơ chế xử lý nợ bị rủi ro của Ngân hàng Chính sách xã hội, Hà nội

7. Bộ tài chính (2010), Thông tư số 161/2010/TT ngày 20 tháng 10 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dân thực hiện quy chế xử lý nợ bị rủi ro của Ngân hàng Chính sách xã hội, Hà nội

8. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2001), Quyết định số 493/2005/QĐ - NHNN ngày 22 tháng 4 năm 2005 về về việc ban hành quy định về phân loại, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng, Hà nội

9. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2007), Quyết định số 18/2007/QĐ- NHNN ngày 25 tháng 04 năm 2007 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của

định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22 tháng 4 năm 2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Hà nội

10. TS. Đào Tấn Nguyên (2004), Giải pháp tín dụng góp phần thực hiện xoá đói giảm nghèo của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam, Hà nội

11. PGS.TS. Nguyễn Văn Tiến (2009), Giáo trình Ngân hàng thương mại, NXB Thống kê, Hà nội

12. PGS.TS. Nguyễn Văn Tiến (2003), Đánh giá và phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, NXB Thống kê, Hà nội

13. PGS.TS. Nguyễn Văn Tiến (1999), Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, NXB Thống kê, Hà nội

14. TS, Nguyễn Thị Hoa (2009), Hoàn thiện các chính sách xoá đói, giảm nghèo chủ yếu của Việt Nam đến năm 2015, Hà nội

15. Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam (2013), Báo cáo kết quả cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách năm 2012, Hà nội

16. Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam (2014), Báo cáo kết quả cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách năm 2013, Hà nội

17. Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam (2015), Báo cáo kết quả cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách năm 2014, Hà nội

18. Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam (2009), Hướng dẫn nghiệp vụ cho vay theo từng chương trình tín dụng, Hà nội

19. Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam (2003), Quyết định số 783/QĐ - HĐQT ngày 29/07/03 Quyết định của Hội đồng quản trị về việc ban hành Quy chế về tổ chức và hoạt động của Tổ Tiết kiệm và vay vốn, Hà nội

20. Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam (2007), Công văn số 2064A/NHCS - TD, ban hành ngày 22/4/07 về việc hướng dẫn “Tổ chức và

15/QĐ - HĐQT ngày 27/11/2011, của Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam về việc “Ban hành quy chế xử lý nợ bị rủi ro trong hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội ”, Hà nội

22. Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam (2007), Công văn số 2162A/NHCS - TD, ngày 02/10/07, Hướng dân thực hiện cho vay đối với học sinh, sinh viên theo quyết định số 157/2007/ QĐ - TTg ngày 27/09/07 của Thủ tướng Chính phủ, Hà nội

23. Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam (2013), Báo cáo thường niên năm 2012, Hà nội

24. Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam (2014), Báo cáo thường niên năm 2013, Hà nội

25. Tổng cục Thống kê (2014), Niên giám thống kê 2013, Nhà xuất bản Thống kê, Hà nội

26. Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa (2011), Văn kiện đại hội Đảng lần thứ XVII nhiệm kỳ 2011-2015, Thanh Hóa

27. Ngân hàng Chính sách xã hội Thanh Hóa (2012), Báo cáo tổng kết 05 năm thực hiện quyết định 157/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với học sinh, sinh viên, Thanh Hóa

28. Quốc hội Việt Nam (1998), Văn kiện Chương trình Xoá đói - Giảm nghèo, Hà nội

Một phần của tài liệu 0092 giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng đối với học sinh sinh viên tại NH chính sách tỉnh thanh hóa luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 77 - 82)