ĐÁNH GIÁ CHUNG

Một phần của tài liệu 0092 giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng đối với học sinh sinh viên tại NH chính sách tỉnh thanh hóa luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 57)

2.3.1. Những kết quả đạt được

Nhìn chung, hoạt động tín dụng của Ngân hàng Chính sách xã hội nói chung và Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Thanh Hóa nói riêng đã đạt được những kết quả khả quan. Tốc độ tăng trưởng dư nợ tăng nhanh các chỉ tiêu tín dụng hoàn thành mục tiêu, kế hoạch Chính phủ giao cho. Bên cạnh sự tăng trưởng nhanh về tín dụng thì công tác quản lý rủi ro cũng ngày càng hoàn thiện và góp phần tạo nên kết quả hoạt động tốt của ngân hàng. Có thể khái quát những kết quả đạt được trong công tác quản lý rủi ro tín dụng nói chung và quản lý rủi ro tín dụng đối với học sinh, sinh viên trong thời gian qua trên một số khía cạnh sau:

- Trình độ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ đã được nâng cao, đây là một nhân tố ảnh hưởng không nhỏ đến rủi ro tín dụng, nâng cao trình độ chuyên môn và giáo dục đạo đức nghề nghiệp luôn được NHCSXH tỉnh Thanh Hóa đặc biệt quan tâm, đưa vào một trong những chỉ tiêu xếp loại

thi đua, đánh giá cán bộ hàng tháng của đơn vị. Bên cạnh đó, hàng tháng, hàng năm chi nhánh đã triển khai nhiều khóa đào tạo khác nhau, cho từng đối tượng cán bộ nhằm đáp ứng được đòi hỏi về trình độ cũng như đạo đức trong hoạt động ngân hàng, đặc biệt là hoạt động tín dụng, giảm thiểu rủi ro do năng lực yếu kém của cán bộ ngân hàng gây ra.

- Tỷ lệ nợ xấu và nợ có khả năng mất vốn của các chương trình cho vay nói chung và chương trình tín dụng đối với Học sinh, sinh viên nói riêng luôn duy trì ở mức thấp. Rủi ro tín dụng đã được giảm thiểu, chất lượng tín dụng ngày càng được nâng cao.

- Quy trình tín dụng được đảm bảo thực hiện khoa học, chặt chẽ. Thời gian phê duyệt cho vay được rút ngắn; hồ sơ, thủ tục từng bước được đơn giản hoá tạo cho khách hàng sự tin tưởng, tạo hình ảnh đẹp về ngân hàng

- Đã áp dụng tốt công nghệ ngân hàng, khai thác tốt các phần mềm tin học để quản lý tín dụng. Công nghệ ngân hàng, tin học hiện đại góp phần quan trọng trong việc quản lý hạn chế rủi ro tín dụng.

Với những kết quả trên, có thể kết luận rằng những biện pháp mà NHCSXH tỉnh Thanh Hóa đã áp dụng trong thời gian qua nhằm hạn chế và ngăn ngừa rủi ro tín dụng đã có những tác dụng nhất định, chất lượng tín dụng đối với học sinh, sinh viên phần nào cũng được cải thiện và quan trọng nhất là đã được nhìn nhận và đánh giá đúng hướng, đúng bản chất.

2.3.2. Những mặt còn tồn tại

Bên cạnh những kết quả đã đạt được trong công tác kiểm soát rủi ro tín dụng đối với HSSV vẫn còn nhiều tồn tại cần được khắc phục nhằm phòng ngừa và hạn chế rủi ro, nâng cao hơn nữa hiệu quả nguồn vốn cho vay:

- Mặc dù tỷ lệ nợ quá hạn ở mức thấp nhưng việc xử lý nợ xấu, thu hồi lãi và gốc còn gặp nhiều khó khăn, nguy cơ gia hạn nợ và phát sinh nợ quá hạn vẫn lớn.

- Ngân hàng Chính sách xã hội đã ban hành các quy trình thủ tục cho vay minh bạch, cụ thể. Tuy nhiên, vẫn còn một số cán bộ Ngân hàng, cán bộ UBND các xã, phường, các tổ chức Hội, đoàn thể nhận ủy thác và cán bộ Tổ TK&VV chưa tuân thủ quy trình, quy chế hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội.

- Việc kiểm tra sử dụng vốn sau khi cho vay đã được ủy thác cho các tổ chức Hội, đoàn thể và các Tổ TK&VV tuy nhiên việc kiểm tra còn mang tính chất hình thức, sơ sài... đồng thời việc quản lý vốn vay của khách hàng vẫn chưa được giám sát chặt chẽ.

- Hiện tại, các Phòng giao dịch của NHCSXH đặt tại các huyện,thị xã trong tỉnh chưa có bộ phận kiểm soát riêng biệt và độc lập. Cán bộ tín dụng đồng thời thực hiện nhiều chức năng, nhiệm vụ từ khâu tiếp nhận hồ sơ vay vốn cho tới kiểm soát hồ sơ, quản lý giải ngân, thu nợ, thu lãi.vì vậy việc quản lý giám sát chưa được đồng bộ.

- Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Thanh Hóa có lực lượng cán bộ trẻ, tuổi đời trung bình khoảng 9,2 năm kinh nghiệm. Đội ngũ cán bộ này năng động, nhiệt tình với công việc tuy nhiên kinh nghiệm trong việc kiểm soát và dự báo về rủi do tín dụng chưa nhiều cộng với lực lượng cán bộ mỏng nên việc kiểm soát rủi ro tín dụng và quản lý khách hàng chưa chặt chẽ, sâu sát .

2.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại

Qua phân tích thực trạng nợ xấu chương trình tín dụng đối với học sinh, sinh viên tại NHCSXH tỉnh Thanh Hóa cho thấy có một số nguyên nhân dẫn đến việc rủi ro như sau:

2.3.3.1. Nhóm nguyên nhân khách quan

- Một bộ phận cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương và các hội, đoàn thể nhận uỷ thác cấp xã, phường chưa thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ

theo các quy định hiện hành, từ đó dẫn đến tình trạng thiếu sâu sát nhân dân địa phương để nắm bắt tình hình nợ của từng hộ vay; không kịp thời và kiên quyết trong công tác xử lý nợ chây ỳ, xâm tiêu, nợ tồn đọng...

- Một số hộ vay vốn vì ham lãi rẻ và còn trông chờ vào chính sách của Nhà nước nên cố tình dây dưa, chây ỳ trốn tránh nghĩa vụ trả nợ...Bên cạnh đó có một số hộ vay bỏ đi làm ăn xa, chuyển địa phương khác sinh sống... công tác thu hồi nợ gặp rất nhiều khó khăn, chiếm tỷ lệ rủi ro lớn.

- Khách hàng vay vốn gặp rủi ro do nguyên nhân khách quan như: gia đình có người ốm đau dài ngày hoặc học sinh, sinh viên bị tai nạn, chết.... Vì vậy khách hàng gặp khó khăn trong công tác hoàn trả nợ vay.

- Một bộ phận học sinh, sinh viên ra trường không có việc làm hoặc có việc làm nhưng thu nhập không ổn định nên không có nguồn thu để trả nợ đúng hạn vì vậy tỷ lệ nợ xấu tăng cao.

2.3.3.2. Nhóm nguyên nhân chủ quan

- Đạo đức của cán bộ làm công tác cho vay: Các cấp hội, đoàn thể ở xã, phường và Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn chưa làm tốt vai trò là cầu nối trung gian giữa Ngân hàng với hộ vay trong việc quản lý vốn vay. Một số cán bộ hội và Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn chưa thấy được trách nhiệm được ủy thác nên không coi trọng việc quản lý giám sát hoạt động của tổ, giám sát quản lý vốn vay.

- Công tác kiểm tra, kiểm soát sau khi cho vay của các Tổ chức hội và các Tổ TK&VV chưa được thực hiện thường xuyên và đảm bảo tính chặt chẽ. vẫn còn trường hợp không thực hiện kiểm tra sau cho vay hoặc không lập biên bản kiểm tra đối chiếu vốn vay với khách hàng; biên bản kiểm tra sau cho vay còn sơ sài, hình thức, ghi chung chung, chưa phản ánh đầy đủ các nội dung để kiểm soát, ngăn chặn kịp thời các rủi ro có thể xảy ra.

chưa cao trong công việc, chưa tuân thủ quy trình nghiệp vụ, kiểm soát hồ sơ thiếu chặt chẽ dẫn đến việc hồ sơ thiếu sót bên cạnh đó công tác phối hợp với chính quyền địa phương các cấp để quản lý đôn đốc các Tổ TK&VV chưa tốt vì vậy nợ đến hạn xử lý chưa kịp thời để phát sinh nợ quá hạn.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương 2 của luận văn tập trung đề cập và làm rõ thực trạng rủi ro tín dụng và hạn chế rủi ro tín dụng đối với cho vay học sinh sinh viên của NHCSXH Thanh Hóa. Từ phân tích rút ra một số kết luận chính sau đây:

- Những năm qua, NHCSXH Thanh Hóa đã có nhiều nỗ lực trong việc mở rộng cho vay đối tượng học sinh, sinh viên nên dư nợ cho vay đối tượng này có sự mở rộng. Tuy vậy, gắn với việc mở rộng cho vay thì rủi ro tín dụng cũng diễn biến phức tạp.

- Nhằm hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay học sinh, sinh viên, những năm qua NHCSXH Thanh Hóa đã đưa ra nhiều biện pháp quyết liệt nên chất lượng cho vay học sinh sinh viên cũng từng bước được cải thiện tich cực, tuy vậy vẫn chưa đáp ứng được mục tiêu và yêu cầu đặt ra. Những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong cho vay học sinh sinh viên đã được Luận văn tập trung làm rõ.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỌC SINH, SINH VIÊN TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH THANH HOÁ 3.1. ĐỊNH HƯỚNG HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI CHO VAY HỌC SINH, SINH VIÊN NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI

3.1.1. Định hướng cho vay học sinh, sinh viên của Ngân hàng Chính sáchxã hội Thanh Hóa xã hội Thanh Hóa

Bám sát định hướng phát triển của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam và định hướng phát triển kinh tế tại địa phương Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Thanh Hóa định hướng phát triển cụ thể đối với chương trình tín dụng đối với học sinh sinh viên như sau:

- Tăng trưởng nguồn vốn và dư nợ bình quân hàng năm từ 5-10%. Tỷ lệ nợ quá hạn dưới 2% trên tổng dư nợ. Tỷ lệ thu lãi đạt 98% trở lên.

- Tiếp tục triển khai và thực hiện tốt chương trình tín dụng đối với học sinh, sinh viên, đảm bảo đáp ứng nhu cầu vay vốn đầy đủ, kịp thời “Không để Học sinh, sinh viên nào bỏ học vì không có tiền đóng học phí ”.

- Tập trung thu nợ đến hạn của những học sinh, sinh viên đã ra trường cho vay quay vòng đối với học sinh, sinh viên các thế hệ tiếp theo đảm bảo nguồn vốn luôn được bảo toàn, phát triển; phấn đấu tỷ lệ nợ quá hạn dưới 2%.

- Tăng cường công tác phối hợp với các ngành các cấp tuyên truyền sâu rộng về chủ trương chính sách tín dụng ưu đãi đối với học sinh, sinh viên; giải quyết kịp thời những khó khăn vướng mắc để giải ngân nhanh chóng kịp thời không để nguồn vốn bị ứ đọng, ách tắc.

3.1.2. Định hướng hạn chế rủi ro tín dụng đối với cho vay học sinh, sinhviên của Ngân hàng Chính sách xã hội Thanh Hóa viên của Ngân hàng Chính sách xã hội Thanh Hóa

NHCSXH tỉnh Thanh Hóa và mục tiêu chương trình cho vay HSSV giai đoạn 2015 - 2020. Để góp phần thực hiện thành công các mục tiêu cho vay HSSV của cả nước nói chung và Thanh Hóa nói riêng. NHCSXH tỉnh Thanh Hóa xây dựng mục tiêu hoạt động cho vay HSSV giai đoạn 2015 - 2020 như sau:

- Thực hiện tăng trưởng dư nợ các chương trình tín dụng theo kế hoạch trung ương giao. Dư nợ tín dụng HSSV tăng trưởng 6%.

- Giảm tỷ lệ nợ quá hạn HSSV dưới 0,3%. - Tỷ lệ thu lãi HSSV bình quân đạt 99%.

- Các chỉ số phản ánh kết quả giải ngân, thu nợ, thu lãi HSSV đạt trên 95%. Thực hiện tốt công tác bảo vệ an toàn cho các Tổ giao dịch lưu động.

- Nâng cao chất lượng tín dụng, đặc biệt là công tác củng cố hoạt động của Tổ TK&VV và các tổ chức CT-XH nhận uỷ thác. Phấn đấu có trên 200 xã không có nợ quá hạn; có 75% Tổ xếp loại tốt và không có Tổ yếu kém;

- 100% Điểm giao dịch xã được chuẩn hóa theo quy định, các phiên giao dịch đạt chất lượng, an toàn, đúng theo quy trình.

- Tăng số dư tiền gửi từ của tổ viên Tổ TK&VV cho vay HSSV ít nhất 40% so với đầu năm (tăng trưởng tuyệt đối trên 55 tỷ đồng).

- Nâng cao chất lượng tập huấn các văn bản, các quy trình nghiệp vụ cho cán bộ ngân hàng, cho Ban giảm nghèo, tổ chức CT-XH nhận uỷ thác, Trưởng thôn và Ban quản lý Tổ TK&VV.

3.2. GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỌC SINH,SINH SINH

VIÊN TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH THANH HÓA 3.2.1. Tuân thủ nghiêm ngặt quy trình, quy chế nghiệp vụ

Để hạn chế rủi ro tín dụng, NHCSXH phái thẩm định kỹ lưỡng hồ sơ xin vay cùa khách hàng nhằm chọn ra được hồ sơ có độ an toàn cao. Thẩm định hồ sơ cho vay có ý nghĩa quan trọng, được coi là giai đoạn khởi đầu quan trọng nhất cho quá trình đầu tư tín dụng, qua thẩm định mà đánh giá chính

xác về sự cần thiết, tính khả thi của dự án và hiệu quá của nó, nhờ đó có biện pháp để quán lý tốt quá trình cho vay, thu nợ nhằm hạn chế các rủi ro, nâng cao hiệu quả đầu tư tín dụng.

Việc tuân thủ thực hiện đúng quy trình tín dụng là một yếu tố quan trọng để hạn chế rủi ro tín dụng. Giải pháp này được coi là thường trực trong hoạt động tín dụng, không thể coi nhẹ hay vì lý do nào đó mà bỏ qua một khâu trong các quy trình tín dụng để tránh việc sảy ra các rủi ro về đạo đức của cán bộ Ngân hàng và khách hàng gây ra.

Trong quy trình nghiệp vụ của NHCSXH từ khi cho vay đến khi thu hồi vốn vay đều có sự tham gia của các Tổ TK&VV, các tổ chức chính trị - xã hội và của chính quyền các xã, phường. Vì vậy việc thực hiện đúng theo quy trình nghiệp vụ phân rõ trách nhiệm của từng cấp, từng ngành và giúp cho các bộ phận, cá nhân có sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng, tạo điều kiện cho vốn tín dụng được luân chuyển nhanh chóng, góp phần giảm bớt thời gian chờ đợi của khách hàng, tăng khả năng tiếp cập vốn vay, đảm bảo chất lượng và hạn chế rủi ro cho ngân hàng.

3.2.2. Nâng cao chất lượng cán bộ cả về năng lực chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp

Con người luôn đóng vai trò trung tâm trong mọi hoạt động, đặc biệt trong hoạt động tín dụng của ngân hàng, yếu tố con người có ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng tín dụng. Do vậy mà việc nâng cao chất lượng cán bộ, đặc biệt là cán bộ tín dụng về cả năng lực và đạo đức làm việc luôn là yêu cầu và đòi hỏi bắt buộc với mỗi ngân hàng nhằm hạn chế rủi ro do năng lực yếu kém và phẩm chất đạo đức không tốt của cán bộ gây ra.

Trong công tác thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi ngoài đội ngũ cán bộ Ngân hàng thì đội đội ngũ cán bộ bán chuyên trách gồm cán bộ các tổ chức chính trị - xã hội và cán bộ Tổ TK&VV có vai trò hết sức quan trọng,

đây là cầu nối để chuyển tải đồng vốn chính sách đến người vay vì vậy cần thường xuyên tập huấn, đào tạo đội ngũ cán bộ bán chuyên trách để có đủ phẩm chất, trình độ, năng lực để thực hiện tốt việc chuyền tải vốn đến cho khách hàng vay vốn cũng như làm tốt khâu tuyên truyền, đôn đốc, phát hiện kịp thời những rủi ro xảy ra trong quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng.

Bên cạnh tăng cường công tác đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ chuyên trách và bán chuyên trách ra cần tuyên truyền, giáo dục, nâng cao đạo đức nghề nghiệp của cán bộ làm công tác tín dụng. Xây dựng văn hóa làm việc, môi trường làm việc trong sạch, lành mạnh. Có chế độ thưởng, phạt rõ ràng đối với những người làm tốt và không tốt. Khen thưởng kịp thời những cán bộ hoàn thành tốt nhiệm vụ đồng thời xử lý nghiêm minh đối với những cán bộ vi phạm kỷ luật, vi phạm các quy định của ngành.

3.2.3. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát trước, trong và sau khi cho vay

Một phần của tài liệu 0092 giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng đối với học sinh sinh viên tại NH chính sách tỉnh thanh hóa luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(82 trang)
w