SINH
VIÊN TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH THANH HÓA 3.2.1. Tuân thủ nghiêm ngặt quy trình, quy chế nghiệp vụ
Để hạn chế rủi ro tín dụng, NHCSXH phái thẩm định kỹ lưỡng hồ sơ xin vay cùa khách hàng nhằm chọn ra được hồ sơ có độ an toàn cao. Thẩm định hồ sơ cho vay có ý nghĩa quan trọng, được coi là giai đoạn khởi đầu quan trọng nhất cho quá trình đầu tư tín dụng, qua thẩm định mà đánh giá chính
xác về sự cần thiết, tính khả thi của dự án và hiệu quá của nó, nhờ đó có biện pháp để quán lý tốt quá trình cho vay, thu nợ nhằm hạn chế các rủi ro, nâng cao hiệu quả đầu tư tín dụng.
Việc tuân thủ thực hiện đúng quy trình tín dụng là một yếu tố quan trọng để hạn chế rủi ro tín dụng. Giải pháp này được coi là thường trực trong hoạt động tín dụng, không thể coi nhẹ hay vì lý do nào đó mà bỏ qua một khâu trong các quy trình tín dụng để tránh việc sảy ra các rủi ro về đạo đức của cán bộ Ngân hàng và khách hàng gây ra.
Trong quy trình nghiệp vụ của NHCSXH từ khi cho vay đến khi thu hồi vốn vay đều có sự tham gia của các Tổ TK&VV, các tổ chức chính trị - xã hội và của chính quyền các xã, phường. Vì vậy việc thực hiện đúng theo quy trình nghiệp vụ phân rõ trách nhiệm của từng cấp, từng ngành và giúp cho các bộ phận, cá nhân có sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng, tạo điều kiện cho vốn tín dụng được luân chuyển nhanh chóng, góp phần giảm bớt thời gian chờ đợi của khách hàng, tăng khả năng tiếp cập vốn vay, đảm bảo chất lượng và hạn chế rủi ro cho ngân hàng.
3.2.2. Nâng cao chất lượng cán bộ cả về năng lực chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp
Con người luôn đóng vai trò trung tâm trong mọi hoạt động, đặc biệt trong hoạt động tín dụng của ngân hàng, yếu tố con người có ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng tín dụng. Do vậy mà việc nâng cao chất lượng cán bộ, đặc biệt là cán bộ tín dụng về cả năng lực và đạo đức làm việc luôn là yêu cầu và đòi hỏi bắt buộc với mỗi ngân hàng nhằm hạn chế rủi ro do năng lực yếu kém và phẩm chất đạo đức không tốt của cán bộ gây ra.
Trong công tác thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi ngoài đội ngũ cán bộ Ngân hàng thì đội đội ngũ cán bộ bán chuyên trách gồm cán bộ các tổ chức chính trị - xã hội và cán bộ Tổ TK&VV có vai trò hết sức quan trọng,
đây là cầu nối để chuyển tải đồng vốn chính sách đến người vay vì vậy cần thường xuyên tập huấn, đào tạo đội ngũ cán bộ bán chuyên trách để có đủ phẩm chất, trình độ, năng lực để thực hiện tốt việc chuyền tải vốn đến cho khách hàng vay vốn cũng như làm tốt khâu tuyên truyền, đôn đốc, phát hiện kịp thời những rủi ro xảy ra trong quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng.
Bên cạnh tăng cường công tác đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ chuyên trách và bán chuyên trách ra cần tuyên truyền, giáo dục, nâng cao đạo đức nghề nghiệp của cán bộ làm công tác tín dụng. Xây dựng văn hóa làm việc, môi trường làm việc trong sạch, lành mạnh. Có chế độ thưởng, phạt rõ ràng đối với những người làm tốt và không tốt. Khen thưởng kịp thời những cán bộ hoàn thành tốt nhiệm vụ đồng thời xử lý nghiêm minh đối với những cán bộ vi phạm kỷ luật, vi phạm các quy định của ngành.
3.2.3. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát trước, trong và sau khi cho vay Cán bộ tín dụng phải theo sát quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng và kiểm tra việc tiến độ sử dụng vốn... có thực hiện theo đúng hợp đồng và phương án vay vốn hay không. Việc giám sát tín dụng là để phát hiện những rủi ro tiềm ẩn, phát hiện và xử lý kịp thời những khoản nợ có vấn đề, qua đó có thể hạn chế những rủi ro không đáng có.
Trước khi cho vay: Kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lý của bộ hồ sơ cho vay, kiểm tra đối tượng thụ hưởng, mức vay vốn, mục đích sử dụng vốn của hộ vay .
Trong khi cho vay: kiểm soát chặt chẽ quá trình giải ngân, quá trình nhận tiền vay của hộ vay, các yếu tố pháp lý của hộ vay trên hồ sơ với các giấy tờ do hộ vay xuất trình phải đảm bảo tính khớp đúng, chặt chẽ.
đích xin vay không, kiểm tra việc sử dụng tiền vay, hiệu quả sử dụng tiền vay trên thực tế...
Trong cả 3 khâu kiểm tra trước, trong, sau khi cho vay, bên cạnh việc kiểm tra trên các hồ sơ chứng từ do khách hàng cung cấp và ngân hàng thu thập được thì việc kiểm tra tại khách hàng vay vốn định kỳ hoặc đột xuất để nắm bắt được tình hình sản xuất kinh doanh thực tế của khách hàng.
Ngoài ra, do đặc thù của NHCSXH là số lượng khách hàng rất lớn, nhiều khách hàng nhỏ lẻ nên nếu không tiến hành kiểm tra được hết toàn bộ khách hàng một cách thường xuyên thì cần phải lên lịch kiểm tra định kỳ hoặc luân phiên, đảm bảo các khách hàng đều được sự kiểm tra, kiểm soát của ngân hàng đây là yếu tố hết sức quan trọng nhằm phát hiện và ngăn chặn kịp thời những rủi ro tín dụng có thể xảy ra.
Hoạt động kiểm tra kiểm soát cần được đổi mới về nội dung và phương pháp kiểm tra nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ hoạt động trong giai đoạn hội nhập. Nghiệp vụ ngân hàng ngày càng được mở rộng do đó phái tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ để có thể ngăn ngừa những tổn thất do các rủi ro xảy ra. Muốn vậy bộ phận kiểm tra kiểm soát nội bộ tại chi nhánh phải đủ mạnh về số lượng và chất lượng để có thể bao quát được tất cả các nghiệp vụ ngân hàng, nhất là nghiệp vụ tín dụng trong thời điểm như hiện nay.
3.2.4. Nâng cao chất lượng hoạt động ủy thác, hoạt động Tổ Tiết kiệm vàvay vốn vay vốn
Xây dựng Tổ TK&VV thực sự là cầu nối hữu hiệu giữa Ngân hàng với người vay. Làm tốt công tác tuyên truyền, đào tạo nghiệp vụ đối với cán bộ Ban giảm nghèo các xã, phường, cán bộ Hội và cán bộ Tổ Tiết kiệm và vay vốn trong việc thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi để các cấp, các ngành xem đây chính là động lực phát triển xã hội tại địa phương để cùng chung mục tiêu hành động.
Thứ nhất, hàng năm chấm điểm, đánh giá Tổ TK&VV để phân loại chất lượng hoạt động ủy thác, hoạt động tổ TK&VV từ đó để có biện pháp đào tạo, tập huấn củng cố nâng cao chất lượng hoạt động tổ TK&VV. Đối với những tổ chức Hội, những tổ Tiết kiệm và vay vốn hoạt động yếu kém phải thường xuyên được củng cố, kiện toàn lại nếu tiếp tục hoạt động không hiệu quả thì chấm dứt hợp đồng ủy thác bàn giao sang tổ chức hội khác, tổ tiết kiệm khác quản lý. Sắp xếp tổ TK&VV theo địa bàn cụm dân cư, liền kề trong từng thôn, khu phố nhằm tạo thuận lợi cho tổ viên và thực hiện được các nội dung về công khai, dân chủ; thực hiện tốt công tác giám sát việc bình xét cho vay, trả nợ, trả lãi, gửi tiết kiệm; tiết giảm chi phí của Tổ trong hoạt động nghiệp vụ. Ban quản lý Tổ phải có ít nhất 2 người hoạt động theo đúng nhiệm vụ được phân công để quán xuyến Tổ, kiểm soát lẫn nhau trong công việc cũng như hỗ trợ nhau khi một trong hai thành viên đi vắng.
Thứ hai, thường xuyên tổ chức đào tạo tập huấn nghiệp vụ cho Ban quản lý tổ TK&VV, cán bộ các tổ chức Hội và cán bộ Ban giảm nghèo cấp xã. Để nâng cao chất lượng hoạt động, đảm bảo cho vay đúng đối tượng, thông qua đó sẽ góp phần tăng hiệu quả quản lý hoạt động cho vay của ngân hàng. Đối với Tổ TK&VV việc chấp hành trả nợ gốc và lãi chưa tốt, các hộ tham gia gửi tiết kiệm đạt thấp, cán bộ tín dụng phối hợp với tổ chức hội cấp xã, phường, Bí thư, trưởng phố tiến hành họp Tổ để giải thích, vận động, tuyên truyền cho các hộ chấp hành việc thực hiện trả nợ vay và gửi tiền tiết kiệm thông qua Tổ.
Thứ ba, chấn chỉnh hoạt động của Tổ để thực hiện tốt khâu bình xét cho vay và đôn đốc, giám sát việc sử dụng vốn vay đúng mục đích, trả nợ, trả lãi, gửi tiền tiết kiệm theo đúng quy định. Các khoản cho vay phải được bình xét công khai, dân chủ và phù hợp với phương án sử dụng vốn, khả năng quản lý của hộ vay. Việc bình xét cho vay do Trưởng thôn, khu phố chủ trì có sự tham gia của Hội đoàn thể cấp xã, phường trước khi trình hồ sơ vay vốn cho UBND
cấp xã xác nhận.
Thứ tư, NHCSXH cần thường xuyên xuống kiểm tra, rà soát hoạt động của tổ TK&VV. Do toàn bộ hoạt động của tổ TK&VV là do người nghèo tự tổ chức và quản lý công việc, kỹ năng và kinh nghiệm trong công tác quản lý nhiều nơi chưa thực sự vững vàng nên không tránh khỏi các sơ sót trong quá trình hoạt động. Vì vậy để củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của Tổ, thì ngân hàng phải theo dõi sát sao hoạt động, nếu phát hiện sai phạm cần có biện pháp xử lý kịp thời, và có sự điều chỉnh các hoạt động khi cần thiết, đảm bảo hoạt động của các tổ TK&VV thường xuyên, liên tục.
3.2.5. Nâng cao chất lượng hoạt động Tổ giao dịch lưu động tại các xã
Duy trì lịch giao dịch cố định hàng tháng để cho vay, thu nợ, xử lý nợ đến hạn theo quy định ; cải tiến hồ sơ, thủ tục vay vốn nhằm phục vụ thuận lợi, nhanh chóng, chính xác cho các đối tượng được thụ huởng.
Với chủ trương phục vụ người nghèo và các đối tượng chính sách khác đến tận các xã, phường. Mục đích nhằm tăng cường hơn nữa khả năng tiếp cận dịch vụ tín dụng chính sách ưu đãi của Chính phủ đối với người nghèo và các đối tượng chính sách; tiết giảm chi phí đi lại của người vay; thực hiện dân chủ, công khai việc sử dụng vốn tín dụng chính sách và tăng cường sự chỉ đạo của chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị xã hội trong việc kiểm tra, giám sát và giúp đỡ người vay sử dụng vốn có hiệu quả. Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Thanh Hóa thành lập các điểm giao dịch tại các xã, phường mỗi tháng tối thiểu một lần theo lịch cố định không kể thứ 7 và Chủ nhật Ngân hàng đều tổ chức xuống tại các xã, phường để giao dịch với các Tổ TK&VV và người dân. Tuy nhiên hiện nay hoạt động của các tổ giao dịch lưu động này còn một số vấn đề bất cập, khiến cho chất lượng và hiệu quả hoạt động chưa cao đó là: Chất lượng buổi giao dịch chưa cao, còn để khách hàng phải chờ đợi mất nhiều thời gian, các trang thiết bị phục vụ cho điểm giao
dịch còn thiếu thốn...vv. Để nâng cao chất lượng hoạt động Tổ giao dịch lưu động tại các xã, phường cần thực hiện tốt các giải pháp:
Thứ nhất, tuỳ từng khối lượng công việc trong từng tháng tại xã, phường mà bố trí số lượng cán bộ đi giao dịch cho phù hợp. Yêu cầu các Tổ giao dịch xã phải được trang bị tốt các trang thiết bị phục vụ cho giao dịch, chuẩn bị đầy đủ các mẫu biểu, hồ sơ, số liệu, để cung cấp kịp thời cho hộ vay, tổ vay vốn, công tác giao ban, tránh việc đi lại nhiều gây phiền hà cho khách hàng.
Thứ hai, nâng cao chất lượng giao ban đối với Ban giảm nghèo xã, các tổ chức Hội, đoàn thể và Tổ TK&VV. Trong buổi giao ban tập trung phân tích sâu sắc những vấn đề tồn tại, đưa ra giải pháp thực hiện và phổ biến văn bản mới, tránh họp giao ban mang tính hình thức, không mang lại hiệu quả. Tổ trưởng Tổ giao dịch lưu động phải chuẩn bị trước nội dung giao ban thiết thực để buổi giao ban đạt chất lượng.
Thứ ba, các xã yếu kém thì Ban lãnh đạo phải phân công trực tiếp phụ trách, phối hợp với chính quyền xã để chấn chỉnh, khắc phục, bố trí thời gian tham gia cùng Tổ giao dịch xã để giao ban với chính quyền, các tổ chức hội, Tổ trưởng Tổ TK&VV để bàn biện pháp chấn chỉnh, củng cố nâng cao chất lượng tín dụng.
Thứ tư, nghiêm túc duy trì lịch giao dịch cố định hàng tháng để tạo thói quen cho người dân nắm bắt được lịch giao dịch cố định của Ngân hàng. Tăng cường công tác tuyên truyền để người dân đến trả nợ và đối chiếu nợ với Ngân hàng.
3.2.6. Tăng cường xử lý nợ quá hạn, nợ tồn đọng, tổ chức phân loại nợ quáhạn, nợ khó đòi phân tích rõ nguyên nhân, thực trạng, khả năng giải quyết hạn, nợ khó đòi phân tích rõ nguyên nhân, thực trạng, khả năng giải quyết
Để đánh giá chất lượng tín dụng, cần phải xếp loại các khoản nợ quá hạn HSSV và các khoản nợ trong hạn theo bảng xếp hạng với mục đích phát hiện sớm các dấu hiệu rủi ro, đồng thời trích lập dự phòng chính xác hơn. Khi đó
quy trình xếp hạng tín dụng kết hợp với quy trình xếp hạng nợ sẽ tạo bước khởi đầu hoàn thiện quán lý rủi ro tín dụng cho toàn bộ dư nợ tín dụng đối với chương trình cho vay HSSV tại chi nhánh.
- Trong trường hợp người vay có khó khăn về tài chính tạm thời song vẫn còn khả năng và ý chí trả nợ, ngân hàng áp dụng chính sách hỗ trợ như: cho hộ vay cam kết trả nợ theo phân kỳ, cho gia hạn nợ ...
- Trong trường hợp người vay sử dụng sai mục đích, chây ỳ, trốn tránh nghĩa vụ trả nợ, Ngân hàng phối hợp chặt chẽ với chính quyền, các tổ chức hội tích cực đôn đốc đến từng trường hợp để thu hồi nợ.
- Đối với những trường hợp bị rủi ro do nguyên nhân khách quan như hỏa hoạn, thiên tai, dịch bệnh, sản xuất kinh doanh thua lỗ, khách hàng vay vốn thần kinh, chết, mất tích ... Phối hợp với chính quyền địa phương, các tổ chức hội, đoàn thể lập hồ sơ xử lý nợ rủi ro đề nghị cấp trên xử lý theo Quyết định số 15/QĐ - HĐQT ngày 27/11/2011, của Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam về việc “Ban hành quy chế xử lý nợ bị rủi ro trong hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội”.
Đối với các khoản nợ được phân loại vào nợ xấu thì trong vòng 30 ngày làm việc, bộ phận tín dụng phải phối hợp với bộ phận chuyên trách xử lý nợ để tập trung theo dõi, xử lý:
Đánh giá khả năng trả nợ cùa khách hàng, có thể thực hiện gia hạn nợ trong một khoảng thời gian thích hợp.
Tiến hành phối hợp với chính quyền địa phương giám sát chặt chẽ và kiểm tra thường xuyên hơn đối với khoản nợ này.
3.2.7. Phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, các tổ chức Hội,Đoàn thể, xử lý nghiêm minh đối với những hộ vay có khả năng và điều Đoàn thể, xử lý nghiêm minh đối với những hộ vay có khả năng và điều kiện nhưng cố tình chây ỳ nợ và những hộ vay bỏ đi khỏi địa phương
chính quyền địa phương thành lập tổ thu hồi công nợ gồm đại diện UBND xã, phường, lãnh đạo các Tổ chức Hội, đoàn thể, đại diện công an xã, phường, trưởng các thôn, khu phố làm việc với từng đối tượng để động viên, nhắc nhở,