Với Chính phủ

Một phần của tài liệu 0092 giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng đối với học sinh sinh viên tại NH chính sách tỉnh thanh hóa luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 74 - 77)

- Thứ nhất, tăng cường giữ vững và đảm bảo ổn định chính sách vĩ mô, kiềm chế lạm phát, giảm nạn thất nghiệp để từ đó giúp cho Học sinh, sinh viên mới ra trường có nhiều việc làm và thu nhập ổn định góp phần hạn chế rủi ro tín dụng.

Ngoài ra, việc tăng cường hơn nữa vai trò của Nhà nước trong giám sát và điều tiết quan hệ cung - cầu lao động trên thị trường lao động; có những

quyết sách nhằm đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn để góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn; quan tâm thực hiện cải cách tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo đảm an toàn lao động; quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng cho khu vực nông thôn.

Trong giai đoạn tình hình kinh tế hiện nay, các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh, khó khăn về vốn và giải quyết hàng tồn kho vì vậy Chính phủ cần ban hành riêng một Nghị quyết về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường giải quyết nợ xấu. Cùng với đó, phải đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế; điều hành lãi suất và tín dụng phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, mục tiêu kiềm chế lạm phát và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế từ đó thu hút được nhiều việc làm đồng thời đảm bảo an sinh xã hội được tốt hơn.

- Thứ hai, chỉ đạo các bộ, ngành tích cực phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội trong quá trình thực hiện Chính sách; đảm bảo nguồn vốn đầy đủ, kịp thời để Ngân hàng giải ngân cho vay nhanh chóng đến đối tượng được thụ hưởng nhất là vào thời điểm đầu học kỳ.

* Đề nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch đầu tư cung cấp đủ vốn theo kế hoạch tăng trưởng hàng năm cho Ngân hàng Chính sách xã hội; có cơ chế cho Ngân hàng vay các nguồn có lãi suất thấp từ các tổ chức quốc tế để có đủ nguồn vốn giải ngân đảm bảo nhanh chóng kịp thời. Hiện nay cơ cấu nguồn vốn cho vay của NHCSXH chỉ có 18% vốn từ Ngân sách cấp sang còn lại 82% chủ yếu là vốn đi vay và huy động ngoài thị trường nên lãi suất cao, thời gian ngắn dẫn đến Chính phủ phải bù đắp chênh lệch lãi suất lớn, bên cạnh đó chương trình tín dụng HSSV chủ yếu là cho vay dài hạn trung bình từ 7-8 năm vì vậy đề nghị Chính phủ có cơ chế cho Ngân hàng vay các nguồn vốn lãi suất thấp, thời gian dài hạn như các nguồn vốn ODA, các nguồn vốn tài trợ từ nước ngoài ... để tạo nguồn vốn ổn định thực hiện

chương trình đồng thời Nhà nước cũng giảm bớt chi phí cấp bù chênh lệch lãi suất huy động.

* Đề nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ Giáo dục đào tạo, Bộ lao động Thương binh và Xã hội chỉ đạo các trường Đại học, Cao đẳng và trường Trung cấp và dạy nghề tích cực triển khai, tuyên truyền sâu rộng về chính sách tín dụng ưu đãi cho HSSV vào đầu các năm học; đồng thời cung cấp giấy xác nhận nhanh chóng, đầy đủ thông tin và theo đúng mẫu biểu mà NHCSXH đã thống nhất với Bộ Giáo dục và đào tạo.

- Thứ ba, nghiên cứu điều chỉnh tăng mức cho vay phù hợp với mức tăng giá cả thị trường từng thời kỳ; bổ sung đối tượng cho vay đối với gia đình không thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo, hộ khó khăn nhưng có từ 02 học sinh, sinh viên trở lên đang theo học tại các trường, cơ sở đào tạo.

* Với tình giá cả leo thang như hiện nay khiến cho những chi phí sinh hoạt như tiền thuê nhà, điện, nước, tiền ăn của HSSV ngày càng tăng lên với mức cho vay 1.100.000 đồng/HSSV/tháng còn rất thấp. Qua tham khảo thì để đáp ứng cho mỗi HSSV đi học bình quân mỗi gia đình phải cung cấp khoảng 3.000.000 đồng/HSSV/tháng như vậy vốn vay mới chỉ đáp ứng được 37% nhu cầu của các gia đình và HSSV; số còn lại các gia đình phải tự xoay sở và phải đi vay mượn thêm bên ngoài với lãi suất cao hơn cho nên rất khó khăn cho việc đầu tư cho con em theo học vì vậy các hộ gia đình và HSSV đều có chung ý kiến đề nghị Chính phủ nâng mức cho vay lên khoảng 1.500.000 đồng/HSSV/tháng để phù hợp hơn với tình hình giá cả hiện nay đồng thời cũng đảm bảo nguồn vốn của Nhà nước đáp ứng được nhiều đối tượng vay vốn hơn.

* Có nhiều gia đình có từ 2 con trở lên đang theo học tại các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học và dạy nghề nhưng không thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo để được vay vốn vì vậy để nuôi các HSSV theo học ra đình rất khó

khăn đặc biệt là các gia đình ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa làm thế nào để mỗi tháng làm ra được từ 4-5 triệu đồng nuôi các HSSV ăn học cho nên phải vay các NHTM hoặc vay bên ngoài với lãi suất cao. Chính vì vậy rất nhiều người dân và cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp đều có chung kiến nghị Chính phủ bổ sung thêm đối tượng được vay vốn của chương trình là “ Cho vay vốn đối với những hộ gia đình có từ 2 HSSV đi học trở lên”. Tuy nhiên để giảm bớt áp lực về vốn của Nhà nước thì có thể cho vay từ em thứ 2 trở đi với mức vay và lãi suất bình thường, bởi vì theo cách hiểu có 1 còn đi học là bình thường, có từ 2 con đi học trở lên là khó khăn. Vậy thì chỉ áp dụng cho vay đối với có con thứ 2 trở lên đi học. Làm được điều này sẽ tránh được áp lực về nguồn vốn cho vay và áp lực cho NHCSXH cùng các tổ chức hội, đoàn thể nhận ủy thác.

Một phần của tài liệu 0092 giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng đối với học sinh sinh viên tại NH chính sách tỉnh thanh hóa luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 74 - 77)