2.2.2.1. Chính sách cho vay áp dụng đối với KHCN
Chính sách tiếp thị khách hàng
- Đối với nhóm khách hàng vay vốn với mục đích tiêu dùng: Tập trung tiếp thị đối với nhóm khách hàng thường xuyên có quan hệ tiền gửi tại ngân hàng, khách hàng có thu nhập ổn định từ 5 triệu VND trở lên, khách hàng là lãnh đạo/chủ doanh nghiệp, đang sinh sống tại các Thành phố, Thị xã, Thị trấn, trong độ tuổi từ 25 - 55.
- Khách hàng vay vốn với mục đích kinh doanh: Tập trung tiếp thị đối với nhóm khách hàng thường xuyên có quan hệ tiền gửi, thanh toán tại ngân hàng; nhóm khách hàng sản xuất, kinh doanh thương mại, dịch vụ, vận tải, sản xuất tiểu thủ công nghiệp, sản xuất chế biến lương thực quy mô nhỏ; đã có kinh nghiệm sản xuất kinh doanh, có khả năng tích tụ và khai thác sử dụng tài nguyên đất.
Chính sách về cấp cho vay
- Xếp hạng khách hàng theo Hệ thống xếp hạng cho vay nội bộ: Mọi khách hàng là cá nhân được xếp hạng theo hệ thống xếp hạng cho vay nội bộ trước khi quyết định cấp cho vay. Các khách hàng sẽ được ngân hàng xếp thành 2 mức xếp hạng: hạng chuẩn và hạng vàng. Ngân hàng chỉ xem xét cấp cho vay đối với các khách hàng có thu nhập ổn định hàng tháng chứng minh được ở mức trung bình khá trở lên (thu nhập hàng tháng tối thiểu từ 5 triệu VND trở lên).
- Tại một thời điểm, khách hàng có thể được cung cấp tất cả các sản phẩm cho vay bán lẻ hiện có của Ngân hàng.
- Mức cho vay cụ thể: Theo từng loại sản phẩm nhất định.
Chính sách về tài sản bảo đảm
- Các loại tài sản bảo đảm tiền vay: Tiền gửi có kỳ hạn, sổ tiết kiệm của khách hàng hoặc bên thứ ba tại Ngân hàng và các tổ chức cho vay khác; Trái phiếu Chính phủ và các giấy tờ có giá khác theo quy định của Ngân hàng tại từng thời điểm; Phương tiện vận tải; Giá trị quyền sử dụng đất được thế chấp theo quy định của pháp luật đất đai; Nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất, kể cả các tài sản gắn liền với nhà ở, công trình xây dựng và các tài sản khác gắn liền với đất.
- Mức cho vay trên giá trị tài sản bảo đảm: Mức cho vay trên giá trị từng loại tài sản bảo đảm được thực hiện theo quy định tại từng sản phẩm cho vay bản lẻ và các quy định có liên quan của ngân hàng trong từng thời kỳ.
Chính sách định giá tiền vay
- Nguyên tắc xác định lãi suất cho vay: Lãi suất cho vay được tính bằng tổng các mục sau: (1) Lãi suất huy động bình quân đầu vào; (2) Chi phí vốn mang tính chất lãi (dự trữ bắt buộc, dự trữ tiền mặt và bảo hiểm tiền gửi); (3) Chi phí quản lý kinh doanh cho hoạt động cho vay; (4) Chi phí trích dự phòng rủi ro cho vay và Lợi nhuận mong muốn cho cho vay.
- Cơ chế điều hành lãi suất cho vay: Căn cứ trên cơ chế điều hành lãi suất trong từng thời kỳ của Ngân hàng Nhà nước và của ngân hàng.
2.2.2.2. Quy trình cho vay đối với KHCN
Để đảm bảo cho việc CVKHCN được đồng bộ, thống nhất, xác định rõ trách nhiệm, quyền hạn của từng bộ phận, từng cấp, từng cá nhân tham gia trong quá trình CVKHCN; gần đây nhất Tổng Giám đốc BIDV đã ban hành Quy định số 6959/QĐ- NHBL ngày 03/11/2014 về cấp cho vay bán lẻ trong đó có quy định rất rõ về quy trình cho vay KHCN áp dụng thống nhất trong toàn hệ thống. Gồm các bước:
Bước 1: Lập hồ sơ vay vốn: Về cơ bản sẽ gồm 3 bước nhỏ sau:
CVKHCN; sản phẩm huy động vốn; sản phẩm dịch vụ gia tăng, Ngân hàng hiện đại. - Gặp gỡ, phỏng vấn và hướng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ vay vốn:
Cán bộ QHKHCN tiến hành phỏng vấn sơ bộ khách hàng để làm rõ các nội dung: Nắm bắt nhu cầu cho vay, điều kiện của khách hàng; Khả năng đáp ứng các điều kiện trong từng sản phẩm CVKHCN
- Tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra sự phù hợp của hồ sơ vay vốn: Bước này do cán bộ QHKHCN thực hiện ngay sau khi tiếp xúc khách hàng. Nhìn chung, một bộ hồ sơ vay vốn cần phải thu thập các thông tin như: Năng lực pháp lý, năng lực hành vi dân sự của khách hàng; Khả năng sử dụng vốn vay; Khả năng hoàn trả nợ vay (vốn vay + lãi). Cán bộ QHKHCN nhận hồ sơ, kiểm tra sự đầy đủ, tính phù hợp của các hồ sơ do khách hàng cung cấp.
Bước 2: Phân tích cho vay - Đánh giá, phân tích hồ sơ, lập và phê duyệt báo cáo đề xuất cho vay.
Nội dung phân tích:
- Thông tin khách hàng: Họ tên, ngày tháng năm sinh, nơi ở, lịch sử tình trạng gia đình, thông tin nghề nghiệp và các thông tin liên quan.
- Năng lực tài chính của khách hàng: đánh giá tình hình tài chính của khách hàng như thu nhập, lương thưởng, hoạt động SXKD, ...
- Lịch sử quan hệ cho vay: bao gồm tất cả các thông tin liên quan đến những quan hệ cho vay của khách tại Ngân hàng và tại các tổ chức cho vay khác.
- Phương án sản xuất kinh doanh, phương án vay vốn: phân tích tính khả thi, tính hiệu quả của phương án vay vốn.
- Tài sản đảm bảo: xem xét tính pháp lý, giá trị tài sản,...
Sau khi đánh giá đầy đủ các yếu tố, đối chiếu với các điều kiện của sản phẩm CVKHCN, đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng, cán bộ QHKHCN lập báo cáo đề xuất cho vay trình phê duyệt.
Bước 3: Ra quyết định cho vay
Khoản vay phải qua bộ phận quản lý rủi ro thẩm định lại: đối với khoản vay lớn có tính phức tạp, độ rủi ro cao thì bắt buộc phải qua bộ phận quản lý rủi ro thẩm
định lại trước khi ra quyết định cấp cho vay, các mức, loại hình cụ thể do Giám đốc ngân hàng quyết định trong phạm vi phân cấp thẩm quyền mà Ngân hàng giao cho từng thời kỳ.
Khoản vay không phải qua bộ phận quản lý rủi ro: là khoản vay có giá trị nhỏ, độ rủi ro không cao, đơn giản, Phó giám đốc quan hệ khách hàng là người ra quyết định cấp cho vay.
Bước 4: Giải ngân
Sau khi có quyết định cấp cho vay, khách hàng và Ngân hàng thực hiện ký kết các hợp đồng cho vay, hợp đồng bảo đảm tiền vay và thực hiện các thủ tục pháp lý về tài sản đảm bảo và các điều kiện khác trong quyết định cấp cho vay của Ngân hàng. Căn cứ hợp đồng cho vay và các chứng từ giải ngân, các bộ phận có liên quan (Phòng Quan hệ KHCN, Phòng Quản trị cho vay, Phòng Dịch vụ KHCN) thực hiện giải ngân cho khách hàng theo đúng quy định của Ngân hàng.
Nguyên tắc giải ngân: phải gắn liền sự vận động tiền tệ với nhu cầu vay vốn thực sự của khách hàng, nhằm kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng và đảm bảo khả năng thu nợ. Nhưng đồng thời cũng phải tạo sự thuận lợi, tránh gây phiền hà cho công việc của khách hàng.
Bước 5: Giám sát cho vay
Cán bộ QHKHCN có trách nhiệm kiểm tra, giám sát khách hàng vay, khoản vay, mục đích sử dụng vốn vay theo các nội dung:
- Kiểm tra, giám sát chặt chẽ mục đích sử dụng vốn vay.
- Kiểm tra hoạt động, tình hình tài chính và các vấn đề có liên quan đến khách hàng vay.
- Kiểm tra, đánh giá, quản lý tài sản đảm bảo.
Trong quá trình kiểm tra, đánh giá, nếu phát hiện các dấu hiệu rủi ro, cán bộ QHKHCN phải đề xuất biện pháp phòng ngừa và báo cáo lãnh đạo ngân hàng chỉ đạo, xử lý kịp thời; định kỳ hàng tháng thực hiện đánh giá lại khoản vay, thực hiện Phân loại nợ theo đúng quy định của NHNN và các văn bản hướng dẫn của Ngân hàng để ra chính sách cấp cho vay phù hợp.
Chỉ tiêu
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
Tuyệt
đối Cơ cấu Tuyệtđối Cơ cấu Tuyệtđối Cơ cấu
Dư nợ các TCKT 3.95 4 88,99 % 4.57 1 85,63% 5.13 1 81,01 % Dư nợ cá nhân, HGĐ 489" 11,01 % 767^^ 14,37% 1.20 3 18,99 % Tổng Dư nợ cuối kỳ 4.44 3 100 % 5.33 8 100% 6.33 4 100%
Bước 6: Thanh lý hợp đồng cho vay
Khi khách hàng trả hết nợ, Ngân hàng thực hiện đối chiếu, kiểm tra về số tiền trả nợ gốc, lãi, phí,... để tất toán khoản vay, thanh lý hợp đồng cho vay đồng thời thực hiện giải tỏa các hợp đồng bảo đảm tiền vay theo đúng quy định.
Các bước trong quy trình cho vay được thể hiện trong sơ đồ quy trình sau:
Hình 2.3. Sơ đồ quy trình cho vay cho vay KHCN tại BIDV Đông Đô
2.2.3. Phân tích các chỉ tiêu đánh giá chất lượng cho vay khách hàng cá nhân tại BIDV - Chi nhánh Đông Đô
2.2.3.1. Phân tích theo các chỉ tiêu định lượng
Công tác cho vay của BIDV Đông Đô trong năm qua cũng đạt được những kết quả đáng ghi nhận, chỉ trong thời gian ngắn, cho vay bán lẻ của BIDV Đông Đô đã có bước tiến vững chắc, an toàn đạt mức tăng trưởng hợp lý, nâng tỷ trọng cho vay bán lẻ trong tổng dư nợ toàn hệ thống, thể hiện như sau:
Bảng 2.4. Cơ cấu dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế
Xét về chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay KHCN
Theo số liệu trên, dư nợ KHCN chiếm tỷ trọng thấp, nhỏ hơn 20% trong tổng dư nợ cuối kỳ. Tuy nhiên giai đoạn 2015-2017 dư nợ KHCN đã có bước tăng mạnh mẽ, cụ thể năm 2015 tỷ trọng là 11,01% tăng lên 18,99% năm 2017. Để có được kết quả như trên, Chi nhánh đã áp dụng các gói cho vay bán lẻ cạnh tranh, hầu hết không có lãi trong thời gian đầu (6 tháng đến 18 tháng đầu cho vay). Chính vì vậy, dù dư nợ KHCN chiếm tỷ trọng tăng mạnh qua các năm nhưng vẫn chưa mang lại hiệu quả tốt, song chỉ tiêu hiệu quả cho vay bán lẻ sẽ được cải thiện ở những năm tiếp theo. Dư nợ cho vay của chi nhánh giai đoạn 2015-2017 vẫn tập trung chủ yếu vào top 10 khách hàng có dư nợ lớn nhất chi nhánh, bình quân dư nợ nhóm khách hàng này là 3.352 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng khoảng 53% tổng dư nợ bình quân cả chi nhánh, tỷ trọng này cao, mức độ ảnh hưởng của nhóm khách hàng này đến hoạt
Sản phẩm cho vay Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Tốc độ tăng trưởng năm 2016/2015 (%) Tốc độ tăng trưởng năm 2017/2016 (%) Nhà 169,11 373,06 572,4 120,60 53,43 Ôtô 28,05 22,6 1 31,51 -19,39 39,36 Kinh doanh 204,59 211,75 370,02 3,50 74,74 Cầm cố GTCG 47,04 36,3 9 76,22 -22,64 109,45 CBCNV 0,91 6,26 8,83 587,91 41,05 Thấu chi 14,72 31,3 2 35,63 112,77 13,76 Visa 18 2,11 2,42 17,22 14,69 Tiêu dùng 22,78 83,5 105,97 266,55 26,91
động cho vay của chi nhánh là rất lớn. Chi nhánh cần có biện pháp phát triển nhóm KHCN hơn nữa, đồng thời tăng cường công tác giám sát, thu hồi nợ để giảm mức ảnh hưởng của nhóm KHL đến du nợ cho vay của chi nhánh và phân tán rủi ro.
Xét về chỉ tiêu cơ cấu cho vay KHCN
- Cơ cấu cho vay KHCN theo kỳ hạn
Cơ cấu dư nợ có sự chuyển biến tích cực qua các năm:
Nguồn: tác giả tổng hợp từ Báo cáo tổng kết công tác năm 2015, 2016, 2017 của BIDV, chi nhánh Đông Đô)
Qua biểu đồ số liệu trên cho thấy: Quy mô cho vay trung dài hạn cho vay bán lẻ chiếm tỷ trọng lớn và tăng đều qua các năm với những con số cụ thể: năm 2016 đạt 422 tỷ đồng gấp 1,44 lần năm 2015, chiếm 55,02%% trên tổng dư nợ bán lẻ; năm 2017 đạt 677 tỷ đồng gấp 1,6 năm 2016 chiếm 56,28% trên tổng dư nợ bán lẻ bao gồm: cho vay mua sắm nhà ở, ôtô, các tài sản khác... Bằng việc bám sát mục tiêu chỉ đạo của BIDV, định hướng của chi nhánh tích cực triển khai các gói cho vay của HSC và NHNN, chủ động tìm kiếm khách hàng, đa dạng hóa ngành nghề khách hàng cho vay, xây dựng cơ chế giá phù hợp với từng khách hàng, BIDV Đông Đô đã tạo nên thành công cho hoạt động cho vay.
Cho vay bán lẻ ngắn hạn tăng trưởng đều qua các năm: năm 2016 đạt 345 tỷ gấp 1,76 lần năm 2015 tỷ trọng 44,98%, năm 2017 đạt 526 tỷ gấp 1,52 lần năm
2016 tỷ trọng 43,72% bao gồm là: cho vay sản xuất kinh doanh, vay thấu chi, vay cầm cố thế chấp, thẻ visa, cho vay bán lẻ khác.. .Trong đó chủ yếu là cho vay sản xuất kinh doanh bởi năm 2015-2017 nền kinh tế tăng truởng, ổn định môi truờng kinh doanh thuận lợi tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Cơ cấu cho vay KHCN theo sản phẩm cho vay
Bảng 2.5. Cơ cấu cho vay KHCN theo sản phẩm cho vay
Qua bảng số liệu trên nếu xét theo dòng sản phẩm cho thấy:
+ Cho vay hỗ trợ nhà, hộ sản xuất kinh doanh cho vay mua ôtô là dòng sản phẩm chiếm tỷ trọng lớn và tăng truởng cao cho vay nhà tỷ trọng 48,71% năm 2016 tỷ, 46,43% năm 2017 tăng truởng 259% năm 2016 và 57% năm 2017. Cho vay hộ sản xuất kinh doanh tăng truởng 68% năm 2016, 80% năm 2017. Đạt thành tích trên ngoài điều kiện khách quan của nền kinh tế, đó là sự vận dụng sáng tạo các chính sách khách hàng, sàng lọc khách hàng hiện có uu tiên khách hàng tốt vừa và nhỏ, KHCN sử dụng nhiều dịch vụ, mở rộng đổi mới trong công tác tiếp thị thu hút khách hàng, còn nhờ vào lợi thế đây là các dòng sản phẩm dẫn đầu của BIDV trong
hệ thống NHTM quốc doanh, nhiều dự án lớn đuợc BIDV ký kết hợp đồng cung cấp cho vay với đối tác chi nhánh chỉ việc thực hiện triển khai.
+ Cho vay CBCNV, cho vay thấu chi, cho vay thẻ cho vay có sự tăng truởng mạnh do chi nhánh đẩy mạnh phát triển kèm theo vụ trả luơng, dịch vụ tài khoản song xét về số tuyệt đối đang còn thấp, do chua có điều kiện tập trung tiếp cận nhiều mảng dịch vụ này, trong thời gian tới chi nhánh đầu tu, quảng bá, tiếp thị cho vay nhằm đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ.
Xét về chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu KHCN
Chi nhánh có du nợ xấu năm 2015 là 8,89 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 0,2%, trong đó du nợ xấu bán lẻ là 1,96 tỷ đồng, năm 2016 du nợ xấu là 93,42 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 1,75%, trong đó du nợ xấu bán lẻ là 16,98 tỷ đồng, đến năm 2017 tỷ lệ này đuợc kiểm soát còn 1,02%, du nợ xấu là 64,61 tỷ đồng, du nợ xấu bán lẻ là 12,53 tỷ đồng do chi nhánh không phát sinh nợ xấu bán lẻ mới, thu hồi thành công nợ xấu cũ. Nhu vậy có thể thấy chất luợng cho vay bán lẻ của BIDV, chi nhánh Đông Đô đang đuợc kiểm soát tốt, tỷ lệ nợ xấu cho vay bán lẻ chiếm tỷ trọng thấp trong tỷ lệ nợ xấu của toàn Chi nhánh.
Xét về chỉ tiêu thu nhập từ hoạt động cho vay KHCN
Hoạt động cho vay KHCN của chi nhánh có lãi và ngân hàng không chỉ thu đuợc vốn, đủ khả năng chi trả các khoản chi phí mà còn có thêm lợi nhuận. Thu nhập ròng từ hoạt động cho vay KHCN của chi nhánh tăng đều qua các năm. Năm 2015, thu nhập ròng từ hoạt động cho vay KHCN chỉ đạt 7,55 tỷ đồng song đến năm 2017 đã tăng lên mức 17,4 tỷ đồng.
Tỷ lệ(%)
Cho vay sản xuất kinh doanh 43
Cho vay cầm cố, chiết khấu 11
Cho vay nhà ở 17
Cho vay mua ô tô 16
Cho vay thẻ cho vay 13
Cho vay khác 0
Hình 2.5. Thu nhập ròng từ hoạt động cho vay KHCN giai đoạn 2015-2017
Nguồn: tác giả tổng hợp từ Báo cáo tổng kết công tác năm 2015, 2016, 2017 của BIDV, chi nhánh Đông Đô
Tuy nhiên, so với tổng thu nhập ròng từ hoạt động ngân hàng bán lẻ thì mức thu nhập ròng từ hoạt động cho vay KHCN chiếm tỷ trọng chua cao nên chi nhánh vẫn cần cố gắng nhiều hơn trong thời gian tới.
Xét về chỉ tiêu khả năng bù đắp rủi ro cho vay KHCN