Phát triển cho vay là ưu tiên hàng đầu của NH. Tuy nhiên trong công tác cho vay và hỗ trợ đã đề cập đến vấn đề cắt giảm thời gian, hồ sơ, quy trình cho vay, việc cắt giảm này sẽ tạo điều kiện tiếp cận khách hàng dễ hơn nhưng sẽ có thể tạo ra một số lỗ hổng hoặc rủi ro cho CN cho nên CN phải tăng cường quản lý rủi ro cho vay bằng việc tăng cường kiểm tra, quản lý rủi ro trong quá trình cho vay lẫn sau quá trình cho vay, cụ thể như sau:
Tăng cường công tác kiểm tra, quản lý rủi ro trong quá trình cho vay
Kiểm tra mục đích, đối tượng vay vốn từng lần xem có phù hợp với mục đích đối tượng vay vốn trong hợp đồng cho vay hay không. Kiểm tra mức cho vay. Kiểm tra tình hình đảm bảo nợ vay thông qua các tài sản thế chấp với Ngân hàng làm đảm bảo hoặc tư cách của người bảo lãnh tiền vay. Mục đích khi thực hiện công tác kiểm tra này sẽ có tác dụng phát hiện ra những sơ hở, yếu kém của những khâu trước giúp cán bộ quan hệ KHCN đưa ra những biện pháp khắc phục kịp thời, hạn chế ngăn ngừa nợ quá hạn phát sinh. Tiếp tục bổ sung tài sản đảm bảo vốn vay, nâng cao năng lực thẩm định, kiểm tra, giám sát cho vay và quản lí rủi ro để đảm bảo an toàn và hiệu quả tiền vay, không phát sinh nợ xấu.
Tăng cường kiểm tra, quản lý rủi ro sau khi giải ngân
Kiểm tra sau giải ngân là một khâu của qui trình cho vay, điều này càng quan trọng đối với việc chuyển tiền. Do đặc điểm của các khoản vay cá nhân thường phát sinh không thường xuyên, các khoản vay xảy ra một lần và kéo dài, do vậy nên công tác kiểm tra và thăm hỏi khách hàng không những phải được thực hiện mà còn
phải được thực hiện thường xuyên. Việc kiểm tra sau giải ngân không chỉ nhằm mục đích truyền thống là kiểm tra tính trung thực trong việc sử dụng vốn vay theo đề xuất khi vay mà còn nhằm đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng cũng như phát hiện nhu cầu mới của khách hàng. Mở rộng phạm vi khách hàng bằng việc tăng cường khai thác họ sẽ là một kênh thông tin phản hồi rất chính xác về chất lượng và vị thế của sản phẩm. Các thông tin này sẽ giúp cho việc cải thiện chất lượng dịch vụ và làm cơ sở để mở rộng quan hệ cho vay.
Phòng quản trị rủi ro kết hợp cùng các phòng ban khác:
- Lập kế hoạch thực hiện phòng ngừa rủi ro, đánh giá mức độ an toàn trong hoạt
động cho vay, rà soát các quyết định cho vay xem có sai sót và vi phạm gì không. - Giúp ban Giám đốc thực hiện công tác kiểm toán nội bộ theo đúng quy chế kiểm toán nội bộ và giải quyết các đơn thư khiếu nại liên quan đến nghiệp vụ cho vay. Lập kế hoạch định kì hoặc đột xuất kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy trình nghiệp vụ, quy chế cho vay theo đúng quy định về pháp luật Ngân hàng và quy định của NHNN, điều lệ tổ chức và hoạt động, các quy định của BIDV. Làm đầu mối phối hợp với các đoàn thanh tra, cơ quan pháp luât, cơ quan kiểm toán đối với hoạt động của chi nhánh
- Hoàn thiện, củng cố, tăng cường cán bộ có kinh nghiệm, có năng lực trong công tác kiểm tra, kiểm soát.
- Kiến nghị, bổ sung, chỉnh sửa các văn bản quy định của BIDV nếu phát hiện sơ hở, bất hợp lý, dẫn đến không an toàn cho hoạt động của chi nhánh.
Tăng cường công tác quản lý nợ và xử lý nợ quá hạn, nợ xấu
Muốn chất lượng hoạt động cho vay đối với KHCN nâng cao, chi nhánh cần phải làm tốt công tác quản lý nợ giảm thiểu các khoản nợ quá hạn, đồng thời tiếp tục xử lý các khoản nợ quá hạn. Để làm được điều này, trước hết vấn đề quản lý nợ cần phải được sự quan tâm sát sao của của cán bộ phụ trách. Người cán bộ cho vay phải thường xuyên đánh giá tình hình sử dụng của khách hàng để xem khoản vay đó có sử dụng đúng mục đích hay không và xem khả năng thanh toán nợ của khách hàng, sẵn sàng có những biện pháp ứng phó kịp thời để đảm bảo khoản nợ sẽ được
thanh toán đúng hạn. Ứng dụng công nghệ tin học trong việc tự động quản lý nợ, như tự động chuyển nợ quá hạn, để hỗ trợ việc theo dõi đánh giá các khoản nợ đến hạn, đề ra các biện pháp thu hồi nợ nhanh chóng và hiệu quả.
Hiện tỷ lệ nợ quá hạn của chi nhánh là khá thấp, tuy nhiên không thể nói trước là trong tương lai nó không tiếp tục tăng lên. Do đó, cần phải giải quyết tốt công tác quản lý, thu hồi nợ quá hạn để nâng cao lợi nhuận cho chi nhánh. Những khoản nợ quá hạn mà khách hàng vẫn có thể trả nếu duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh và có thiện chí trả nợ cho Ngân hàng thì Ngân hàng nên tiếp tục hỗ trợ vốn cho khách hàng, tạo điều kiện cho khôi phục và phát triển kinh doanh, để tăng cường khả năng nguồn tài chính thanh toán nợ cho Ngân hàng. Bên cạnh đó, những cán bộ cho vay có thể hướng dẫn, tư vấn cho khách hàng hướng sản xuất kinh doanh, thị trường, sản phẩm. Nếu khách hàng bị thua lỗ trong kinh doanh là do nguyên nhân khách quan như thiên tai địch họa thì Ngân hàng nên có những biện pháp hỗ trợ thiết thực như giảm lãi phạt, hỗ trợ vốn kinh doanh.; Đối với những khoản nợ mà chắc chắn không có khả năng thu hồi thì NH buộc phải xiết nợ và xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ. Nếu tài sản bảo đảm có thể bán với mức giá chấp nhận được thì Ngân hàng nên bán ngay để thu hồi vốn.