Bảng 2.10 So sánh một vài tiện ích NHĐT
2.2. Thực trạng dịch vụ ngân hàng điện tử tại các NHTM Việt Nam
2.2.1. Dịch vụ MobileBanking
Dịch vụ này được Ngân hàng Á Châu (ACB) tiên phong triển khai từ năm 2003, trên cơ sở hợp tác với Công ty Phần mềm & Truyền thông VASC và hai nhà cung cấp dịch vụ điện thoại di động MobiFone và VinaPhone. Đến nay, hầu hết các ngân hàng đều đã có Mobile Banking như một trong những dịch vụ của ngân hàng trực tuyến.
Theo Hãng nghiên cứu thị trường IDC8, năm 2015 là năm có số lượng lơ hàng điện thoại thơng minh cung ứng ra thị trường nhiều nhất (1.43 tỷ chiếc, tăng 10.1% so với năm 2014). Tại thị trường ASEAN, Việt Nam là một trong ba thị trường điện thoại thông minh tăng trưởng hàng đầu Đông Nam Á với tỷ lệ thuê bao di động sử dụng smartphone đã đạt đến 40% trong năm 2015. Tính đến tháng 6/20189
, tỷ lệ thuê bao smartphone ở Việt Nam tăng mạnh lên 72%, trong đó tỷ lệ mua hàng online qua điện thoại chiếm 53% và 88% trong số đó là tiền mặt khi giao hàng. Tuy nhiên 46% người Việt khơng sử dụng thanh tốn điện tử, ngun nhân là họ lo ngại về vấn đề an tồn khi thanh tốn hoặc khơng có tài khoản ngân hàng.
Theo khảo sát của Edgar Dunn, công ty tư vấn về dịch vụ tài chính tồn cầu thì trong vịng 05 năm tới điện thoại di động được đánh giá là kênh thanh toán phát triển nhất tại các quốc gia. Sự tăng trưởng nóng về smartphone đã tạo ra một mảnh đất màu mỡ và tiềm năng để các ngân hàng phát triển dịch vụ Mobile Banking10
. 8 https://thegioiluat.vn/bai-viet-hoc-thuat/Huong-phat-trien-dich-vu--mobile-banking--cho-cac-ngan-hang- Viet-Nam-6216/ 9 https://quantrimang.com/72-dan-so-viet-nam-xai-smartphone-nhung-50-trong-so-do-chi-nghe-goi-nhan-tin- 154566 10 http://cafef.vn/da-dang-cac-ung-dung-mobile-banking-ngan-hang-20170915100109445.chn
Năm 2018, số lượng giao dịch qua kênh điện thoại là hơn 1,86 triệu tỷ đồng, tăng 169% so với năm 2017. 11
Theo Báo cáo thương mại điện tử năm 2019 của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) trang 31, trong số các doanh nghiệp có website phiên bản di động hoặc ứng dụng di động, 43% doanh nghiệp đã cho phép người mua thực hiện tồn bộ q trình mua sắm trên thiết bị di động.12
Theo khảo sát của Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin năm 2017, Việt Nam có 97% doanh nghiệp chấp nhận cho khách hàng thanh toán bằng phương thức chuyển khoản qua ngân hàng, 16% doanh nghiệp chấp nhận thanh toán bằng thẻ thanh toán, số lượng doanh nghiệp sử dụng ứng dụng bán hàng trên thiết bị di động giảm từ 18% năm 2015 lên 15% năm 2016 và số lượng doanh nghiệp có website phiên bản di động giảm 21% năm xuống 19% năm 2016. 13
Theo khảo sát của Bộ Công thương năm 2015 về tham gia thương mại điện tử trên nền tảng di động trong cộng đồng với 467 người tiêu dùng tại 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh; trong đó có 57% người tham gia khảo sát là nữ và 43% là nam thì thu được kết quả như sau:
- 47% người tham gia khảo sát có độ tuổi từ 26 - 35 tuổi, 29% người tham gia khảo sát có độ tuổi từ 18 - 25 tuổi. Trên 55 tuổi chiếm tỷ lệ 6% số người tham gia khảo sát.
- 93% người tham gia khảo sát cho biết có sở hữu ít nhất một thiết bị di động thơng minh (điện thoại thơng minh, máy tính bảng, đồng hồ thơng minh). Trong số đó, 95% sở hữu các loại điện thoại thơng minh, 34% sở hữu máy tính bảng.
- Từ 6 giờ - 8 giờ là khoảng thời gian người tiêu dùng truy cập Internet bằng các thiết bị di động cao nhất chiếm 59%.
- 27% người tiêu dùng tham gia khảo sát cho biết đã từng đặt hàng thông qua thiết bị di động.
- 47% người tiêu dùng sử dụng thiết bị di động để mua sắm trực tuyến lựa chọn hình thức thanh tốn bằng thẻ (ATM/thẻ quốc tế), 41% từng thanh toán bằng tin nhắn hoặc thẻ cào điện thoại.
11 http://ndh.vn/giao-dich-ngan-hang-qua-dien-thoai-nam-2018-tang-169-- 20190516014621461p149c165.news 12 http://www.vecom.vn/tai-lieu/bao-cao-chi-thuong-mai-dien-tu-viet-nam-2019 13
Từ những yếu tố trên có thể kết luận rằng: Khách hàng sử dụng Mobile Banking tại Việt Nam là những khách hàng trẻ từ 35 tuổi trở xuống và tốc độ sử dụng di động trong việc thanh toán và mua sắm ngày càng tăng, đây là một tiềm năng to lớn cho việc phát triển Mobile Banking tại Việt Nam.
2.2.1.1. Công nghệ triển khai Mobile Banking tại Việt Nam
Nắm bắt xu hướng thị trường và tầm quan trọng của ứng dụng Mobile Banking trong tương lai, các ngân hàng đã không ngừng đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật mạng, xây dựng hệ thống công nghệ thông tin hiện đại,… để đảm bảo hoạt động dịch vụ ln nhanh chóng, thơng suốt. Với tiêu chí đó, đến nay đã có thêm nhiều ngân hàng đã đầu tư cơng nghệ và giới thiệu ứng dụng Mobile Banking. Có thể kể đến vài cái tên như: BIDV, TPBank; MB; VIB, Vietcombank, OceanBank, Vietinbank, Agribank; Eximbank, MaritimeBank, SHB, NamABank...
Hiện nay nhằm bắt nhịp với xu hướng thanh toán hiện đại trong thời đại 4.0, ứng dụng Mobile Banking ko chỉ dừng lại ở các giao dịch như chuyển khoản, theo dõi thông tin tài khoản, tiết kiệm trực tuyến… mà còn được bổ sung đa dạng các tiện ích như thanh tốn QR Pay (QR Code), đặt vé máy bay, đặt vé xem phim, thanh
tốn hóa đơn… Từ đầu năm 2017 tới hết tháng 9/2017, thanh toán qua QR code
tăng trưởng 120%, số lượng các điểm giao dịch chấp nhận thanh toán QR code tăng lên tới gần 5.000 điểm. Dự báo đến hết năm 2018 số lượng này là 50.000 điểm và hiện đã có tới 12 ngân hàng triển khai dịch vụ thanh toán QR code.14
Đặc biệt, sự phát triển của Mobile Banking được góp phần nhờ 2 yếu tố hỗ trợ quan trọng:
- Thứ nhất, lượng thiết bị di động, bao gồm điện thoại thơng minh và máy tính bảng gia tăng lên rất nhanh trong vài năm trở lại đây.
- Thứ hai, là hệ thống kết nối internet không dây (từ 3G,4G của các nhà mạng) cho phép người dân giữ các thiết bị của mình trực tuyến 24/24, miễn là nơi đó có sóng viễn thơng.
14
Theo đánh giá của các chuyên gia, các tính năng của ứng dụng Mobile Banking được ngân hàng phát triển dựa trên nhu cầu của người Việt, từ nhu cầu cơ bản như chuyển tiền, nạp tiền điện thoại trả trước, tra cứu lãi suất, tỷ giá ngoại tệ,… đến các nhu cầu đặc biệt hơn như gửi tiết kiệm trực tuyến, thanh tốn hóa đơn. Ngồi ra, khách hàng được miễn phí hồn tồn khi chuyển khoản trong cùng hệ thống và mức phí cho các giao dịch chuyển khoản khác đang khá ưu đãi, dao động quanh mức từ 1000 - 5000 đồng/giao dịch. Bên cạnh việc tiết kiệm chi phí, Mobile Banking được đánh giá giúp người tiêu dùng tiết kiệm được một quỹ thời gian đáng kể khi mọi giao dịch thông qua các ứng dụng mới đều được hồn thành chỉ trong vịng vài chục giây.
2.2.1.3. Một số khó khăn trong phát triển Mobile Banking tại Việt Nam a. Thói quen sử dụng tiền mặt
Thanh toán bằng tiền mặt từ lâu đã trở thành thói quen của người dân Việt Nam, theo thống kê của Báo cáo thương mại điện tử năm 2015: có đến 92% thanh tốn dùng tiền mặt khi tham gia dịch vụ thương mại điện tử, trong khi sử dụng dịch vụ Mobile Banking để thanh toán chỉ chiếm 0,5% và thực tế cho thấy phương thức thanh tốn này cịn tồn tại nhiều nhược điểm.
b. Chưa đa dạng tính năng và tiện ích
Bảng 2.4. Tình hình triển khai các tính năng dịch vụ Mobile Banking
(Đơn vị: %)
Tên tính năng Tính năng chi tiết Tỉ lệ ngân hàng triển khai
Tính năng cơ bản
Tra cứu thơng tin, xem số dư; Chuyển tiền;
Gửi tiết kiệm;
Thanh toán tiền vay; Thanh tốn hóa đơn.
80%
Tính năng nâng cao
Chuyển tiền định kỳ tương lai; Cá thể hóa người dùng;
Alert.
20%
Theo thống kê hiện nay, đa phần các ngân hàng tại Việt Nam triển khai dịch vụ Mobile Banking thì có đến 80% các ngân hàng triển khai các tính năng cơ bản và 20% ngân hàng triển khai tính năng nâng cao.
Ngồi ra, khả năng kết nối thanh tốn qua di động (mobile payment) giữa 03 đơn vị là ngân hàng, công ty viễn thông và các nhà cung cấp dịch vụ chưa đa dạng và có tính hệ thống; hiện nay mới chỉ chủ yếu tập trung vào các doanh nghiệp lớn có thế mạnh về thanh toán trực tuyến;
Việc đăng ký sử dụng dịch vụ Mobile Banking chủ yếu được thực hiện tại các phòng giao dịch chi nhánh nên chưa tạo được sự thuận lợi cho khách hàng khi tiến hành đăng ký sử dụng dịch vụ đặc biệt đối với khách hàng ở xa, muốn đăng ký sử dụng dịch vụ trong thời gian ngắn.