Hoàn thiện và đa dạng hóa dịch vụ NHĐT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại các NHTM việt nam hiện nay (Trang 71 - 74)

Bảng 2.10 So sánh một vài tiện ích NHĐT

3.2. Giải pháp đẩy mạnh phát triển dịch vụ NHĐT tại các NHTM trong thời gian

3.2.1. Hoàn thiện và đa dạng hóa dịch vụ NHĐT

Để đáp ứng một cách tốt hơn nhu cầu đa dạng của khách hàng, tăng khả năng cạnh tranh của ngân hàng, trước hết các NHTM cần hoàn thiện các dịch vụ NHĐT sẵn có, đồng thời trên cơ sở danh mục dịch vụ của ngân hàng để tiếp tục cung ứng thêm các sản phẩm mới, phù hợp vào thị trường.

3.2.1.1. Dịch vụ thẻ

- Nghiên cứu phát triển chức năng tiện ích thẻ: Qua tình hình thực tế cho thấy

các dịch vụ, tiện ích gia tăng cho thẻ còn hạn chế về mặt số lượng. Vì vậy, để tăng tính cạnh tranh và tạo sự khác biệt cho sản phẩm thẻ của NHTM, các ngân hàng nên

sớm nghiên cứu bổ sung thêm các tiện ích, các dịch vụ giá trị gia tăng mới cho sản phẩm thẻ của mình như: Thanh toán hóa đơn tiền điện nước, mua thẻ trả trước điện thoại di động, thanh toán hóa đơn trả sau (điện thoại, internet…), chuyển khoản liên ngân hàng, tự động nhận tiền gửi vào tài khoản thẻ, các tiện ích kèm theo thẻ qua Internet, tra cứu thông tin tỷ giá, lãi suất ngay tại ATM…

- Gia hạn thời hạn hiệu lực của thẻ: Theo quy định hiện nay thì thẻ thanh toán

do các NHTM phát hành có thời hạn sử dụng là 5 năm, sau thời hạn này khách hàng phải đến chi nhánh ngân hàng đã phát hành thẻ để yêu cầu phát hành lại. Điều này đã dẫn đến không ít phiền hà cho khách hàng khi họ chuyển nơi ở, đang có nhu cầu giao dịch nhưng thẻ hết hạn…Do vậy, ngân hàng nên sớm nghiên cứu thay đổi quy định liên quan, bổ sung chức năng gia hạn thời hạn hiệu lực của thẻ trên phần mềm quản lý thẻ để có thể gia hạn theo yêu cầu của chủ thẻ trong điều kiện thẻ vẫn thực hiện được các giao dịch, chất lượng thẻ còn tốt, đồng thời cập nhật chức năng của ATM báo thời hạn hết hiệu lực của thẻ cho khách hàng. Bên cạnh đó, NHTM chỉ cho phép phát hành lại thẻ mới tại Chi nhánh ngân hàng gốc nơi khách hàng phát hành thẻ ban đầu, điều này dẫn tới sự bất tiện rất lớn đối với khách hàng. Các ngân hàng trên hệ thống nên sớm phát triển công nghệ, bổ sung quy định phát hành lại thẻ tại tất cả các Chi nhánh trên toàn quốc.

- Hỗ trợ chuyển đổi sản phẩm: Một trong những sản phẩm thẻ ghi nợ nội địa

được NHTM phát triển tốt trong thời gian gần đây chính thẻ liên kết cho đối tượng khách hàng là học sinh, sinh viên, bao gồm: Thẻ liên kết với NHCSXH (giải ngân tiền hỗ trợ sinh viên vay vốn phục vụ học tập) và thẻ liên kết sinh viên với các trường Đại học, Cao Đẳng…(thẻ sinh viên đồng thời là thẻ ATM). Hiện nay, các NHTM chưa đưa ra chính sách cho đối tượng khách hàng này nên để tiếp tục sử dụng thẻ sau khi ra trường, khách hàng phải làm lại các thủ tục cần thiết như mở tài khoản mới, yêu cầu phát hành thẻ mới và nộp phí phát hành như quy định với khách hàng thông thường. Để thể hiện sự tri ân đối với khách hàng gắn bó, các ngân hàng nên thực hiện chính sách hỗ trợ miễn phí chuyển đổi thẻ (phát hành thẻ ghi nợ thông thường khác và chuyển số dư trên tài khoản thẻ sinh viên sang tài khoản mới…), giảm bớt thủ tục…để dịch vụ thẻ hoàn thiện hơn.

- Đa dạng hóa sản phẩm thẻ ghi nợ nội địa và tăng cường phát triển sản phẩm

thẻ quốc tế: Hiện nay, nhiều ngân hàng chỉ mới cung ứng ra thị trường 3 sản phẩm

thẻ ghi nợ nội địa và 1-2 sản phẩm thẻ quốc tế. Trong đó 2 trong số 3 sản phẩm thẻ ghi nợ nội địa chỉ dành cho những sinh viên của trường có liên kết phát hành thẻ với ngân hàng trong khu vực và sinh viên có sử dụng vốn vay của NHCSXH, còn lại phần lớn khách hàng của hệ thống ngân hàng hiện nay sử dụng thẻ ATM mặc định, điều này ho thấy dòng sản phẩm thẻ nội địa của còn thiếu đa dạng ở một số NHTM. Đa dạng hóa sản phẩm thẻ ghi nợ nội địa là rất cần thiết để đáp ứng nhu cầu và mong muốn của các đối tượng khách hàng khác nhau như: Thẻ dành cho khách hàng VIP, khách hàng truyền thống, khách hàng hưởng lương từ ngân sách, khách hàng trẻ yêu thích công nghệ, khách hàng là du học sinh,.... với các thiết kế ấn tượng kết hợp với các tính năng tiện ích riêng có và các chương trình ưu đãi phù hợp.

- Triển khai công nghệ thẻ theo chuẩn EMV: Để bắt kịp với xu hướng phát

triển của công nghệ thẻ và tăng năng lực cạnh tranh với các NHTM khác, trong thời gian tới các NHTM nên sản xuất thẻ Chip theo chuẩn EMV. Thẻ Chip là loại thẻ nhựa trên đó có gắn một chip vi xử lý như một máy tính nhỏ đa chức năng và ứng dụng, có khả năng lưu trữ các thông tin quan trọng được mã hóa với độ bảo mật cao. Với các tính năng ưu việt như vậy, sản phẩm thẻ chip không chỉ mang lại cho khách hàng sự tiện dụng nhiều hơn tốt hơn mà còn giúp giảm thiểu rủi ro giả mạo nhằm tạo cho khách hàng sự yên tâm khi sử dụng thẻ của ngân hàng. Đây là một tính năng vượt trội so với thẻ từ hiện nay.

3.2.1.2. Dịch vụ Mobile Banking

Tuy dịch vụ Mobile Banking của các NHTM đã có bước phát triển nhưng ứng dụng thực tế của dịch vụ chưa cao. Khách hàng chủ yếu sử dụng dịch vụ để vấn tin số dư và biến động số dư tài khoản tiền gửi thanh toán. Để khai thác triệt để dịch vụ Mobile Banking nhằm gia tăng lợi thế cạnh tranh, qua thông báo phản hồi của khách hàng trong quá trình giao dịch và tư duy bản thân, tác giả xin gợi ý một số ứng dụng, tiện ích mới mới qua kênh Mobile Banking như sau:

- Dịch vụ đăng ký mở tài khoản qua SMS. - Dịch vụ chi trả kiều hối qua tin nhắn SMS.

- Dịch vụ truy vấn thông tin nợ vay.

- Dịch vụ thông báo tài khoản tiết kiệm đến hạn,...

Ngoài ra, một bất cập trong đăng ký dịch vụ Mobile Banking đối với doanh nghiệp hiện nay là không thể đăng ký một số điện thoại cho đồng thời hai tài khoản cá nhân và doanh nghiệp mà cá nhân đó làm chủ. Khắc phục được điều này thì ngân hàng có thể gia tăng rất lớn số lượng doanh nghiệp đăng ký sử dụng dịch vụ này. Đồng thời dịch vụ Mobile Banking hiện nay của NHTM quản lý theo mã khách hàng chung theo hệ thống toàn quốc, mỗi cá nhân mở nhiều tài khoản tại nhiều chi nhánh ngân hàng khác nhau chỉ được đăng ký dịch vụ cho một tài khoản chính, còn các tài khoản khác chỉ là tài khoản phụ (chỉ báo biến động số dư mà không thể thực hiện được các dịch vụ khác như chuyển tiền, nạp tiền điện thoại...), do đó nếu khắc phục được bất tiện này thì có thể gia tăng khách hàng cá nhân sử dụng dịch vụ.

3.2.1.3. Dịch vụ Internet Banking

Bổ sung các tiện ích mới trên kênh Internet Banking mà hiện nay Agribank còn

thiếu như là: Chuyển khoản, nhờ thu tự động, đăng ký vay vốn....

3.2.1.4. Dịch vụ HomeBanking, PhoneBanking, Call-Center...

Ngoài các dịch vụ NHĐT hiện có, các NHTM cần nghiên cứu và ứng dụng các dịch vụ mới như HomeBanking, PhoneBanking, Call Center.... nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng, tăng năng lực cạnh tranh, tạo ra sự khác biệt và đem lại lợi nhuận cho ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại các NHTM việt nam hiện nay (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)