Có 3 lý do khiến một nền kinh tế phải tìm kiếm nguồn lao động bên ngoài: Thứ nhất, là sự khan hiếm lao động chung xuất phát từ tốc độ tăng trưởng sản xuất vượt quá tốc độ tăng trưởng nguồn nhân lực. Lý do này thường có ở những nước phát triển kinh tế khi mà tốc độ tăng trưởng dân số chậm, mức độ già hóa dân số cao trong khi nhu cầu mở rộng sản xuất vẫn ngày càng lớn;
Thứ hai, có rất nhiều công việc mà những người bản địa không làm hoặc không có khả năng làm gây ra hiện tượng thị trường lao động bị trống khuyết. Trong nền kinh tế phát triển, hầu hết người lao động đều được đào tạo ở một trình độ kỹ năng nhất định để cung cấp cho thị trường lao động chuyên môn cao. Vì vậy, lao động trình độ chuyên môn thấp hoặc không chuyên môn để đáp ứng những công việc 3D (dirty – ô nhiễm; dangerous – nguy hiểm và difficult – khó khăn) sẽ trở nên khan hiếm. Ngược lại, ở những nước đang phát triển, do khoa học công nghệ phát triển khiến cho nhiều ngành nghề ra đời đòi hỏi những công
tạo chưa phát triển tương xứng làm cho người lao động trong nước không thể làm được những công việc phức tạp, yêu cầu kỹ năng cao dẫn đến các nhà tuyển dụng phải tìm kiếm từ các nguồn bên ngoài thị trường trong nước;
Thứ ba, do có sự mất cân đối giữa nhu cầu của các ngành nghề trong nền kinh tế với đào tạo nghề tại một thời điểm khiến cho tồn tại những thiếu hụt lao động ngắn hạn. Sự biến động của chu kỳ kinh tế dẫn đến biến động của xu hướng đào tạo. Việc giảm sút nhu cầu tuyển dụng trong một ngành nào đó ở thời điểm hiện tại sẽ khiến cho người lao động không lựa chọn đào tạo trong ngành nghề đó và tập trung học trong những ngành nghề đang được tuyển dụng nhiều. Tuy nhiên, quá trình đào tạo thường phải mất một khoảng thời gian khá dài đủ để nền kinh tế thay đổi trạng thái. Khi những người lao động đó tốt nghiệp là lúc ngành nghề họ theo học không còn được tuyển dụng nhiều, trong khi đó những ngành nghề không được lựa chọn đào tạo lại bị thiếu hụt lao động do không có người tham gia.
Bên cạnh yếu tố cầu, ở những nước gửi lao động cũng có động lực thúc đẩy dòng di chuyển lao động nội khối vận động. Nguyên nhân để các quốc gia quan tâm tới việc đưa người lao động trong nước ra nước ngoài là:
Thứ nhất, cung lớn hơn cầu trên thị trường lao động nội địa. Điều này thường xảy ra đối với các quốc gia có nền kinh tế chưa phát triển, số lượng việc làm ở các khu vực sản xuất kinh doanh còn thấp trong khi dân số quá đông, số người trong độ tuổi lao động lớn làm dư thừa lao động trên phương diện tổng thể;
Thứ hai, do những sai lầm trong lựa chọn đào tạo nghề. Với chiến lược phát triển nguồn nhân lực còn yếu kém, nền giáo dục đào tạo chưa phát triển dẫn đến tình trạng dư thừa người lao động trong một ngành nghề, lĩnh vực nào đó mà thiếu hụt, khan hiếm lao động ở ngành nghề khác;
Thứ ba, do mức thu nhập, điều kiện làm việc trong một ngành nghề nào đó thấp dưới mức mong đợi của người lao động khiến họ không chịu cung ứng sức lao động và sẵn sàng tìm kiếm cơ hội làm việc ở nơi khác có mức lợi ích cao hơn