Thách thức trong thu hút lao động chất lượng cao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) di chuyển lao động trong AEC và những cơ hội, thách thức cho việt nam (Trang 88 - 90)

Tự do di chuyển lao động nội khối ASEAN sẽ giúp các nước có thể trao đổi lao động giữa các nước thông qua quy luật cung - cầu trên thị trường hàng hóa. Theo đó, những ngành nào lao động Việt Nam đang dư thừa hay có trình độ chuyên môn phù hợp sẽ sang làm việc tại nước đang có nhu cầu tuyển dụng. Tuy nhiên, thực tế hiện nay là, việc thừa vẫn cứ thừa và thiếu vẫn cứ thiếu. Việt Nam có trên 50% số lao động là lao động phổ thông, chưa có trình độ chuyên môn và yếu về mặt tay nghề, những vị trí quan trọng tại các doanh nghiệp vẫn đang tìm kiếm nhân lực có chất lượng. Thực trạng thiếu nhân lực chất lượng cao này sẽ ngày càng trở nên nghiêm trọng nếu Việt Nam không có chính sách giữ chân người tài ở lại Việt Nam và chính sách thu hút du học sinh tại các nước có nền giáo dục, ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại quay trở lại Việt Nam làm việc sau khi tốt nghiệp. Theo thống kê của Bộ Giáo dục đào tạo năm 2016, hiện nay Việt Nam có trên 80% du học sinh đang học tập tại những nền công nghiệp tiên tiến trên Thế giới như Anh, Pháp, Mỹ, Nhật...Không chỉ về trình độ kỹ năng, mà về tác phong làm việc cũng như trình độ ngoại ngữ cũng vượt trội hơn so với chất lượng lao động trong nước. Tuy nhiên, đến hơn 80% du học sinh khi được hỏi về sự sẵn sàng quay trở lại Việt Nam làm việc đều tỏ vẻ e ngại. Nguyên nhân của việc chảy máu chất xám từ những nguồn lao động chất lượng trên là do đâu? (Phụ lục 10)

Theo phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến di chuyển lao động quốc tế ở trên, có thể thấy nhân tố ảnh hưởng nhiều nhất đến việc di chuyển của người lao động ngoài quan hệ cung - cầu là nhân tố thu nhập, mức sống và điều kiện sống được so sánh giữa hai quốc gia. Những nhân tố này khi đặt Việt Nam so sánh với các nước thì Việt Nam luôn ở vị trí thấp hơn trên bàn cân.

Theo đánh giá của bà Hà Thị Minh Đức, Phó vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Lao động Thương binh xã hội, so với các nước trong khu vực, mức độ an sinh xã hội và các chế độ phúc lợi của thị trường lao động Việt Nam thấp hơn, do đó cũng sẽ kém hấp dẫn lao động chất lượng cao hơn trong khối ASEAN.Thực tế, theo báo cáo xếp hạng năng lực cạnh tranh nhân tài toàn cầu 2015-2016 (Global Talent Competitiveness Index - GTCI) do Trường đào tạo về kinh doanh INSEAD (Pháp) phối hợp cùng Tập đoàn dịch vụ tuyển dụng nhân sự Adecco (Thụy Sỹ) và Viện Human Capital Leadership Institute -HCLI (Singapore) thực hiện, so với một số nước khác trong khu vực Đông Nam Á như Singapore, Malaysia, Philippines và Thái Lan, thứ hạng về thu hút nhân tài Việt Nam năm nay còn khoảng cách khá xa.Cụ thể, báo cáo cho thấy Malaysia được xếp hạng 30, Philippines 56, Thái Lan 69 và đặc biệt Singapore xếp thứ 2. Trong khối ASEAN này, báo cáo nghiên cứu cho thấy Việt Nam (thứ 82) chỉ được xếp hạng cao hơn Campuchia (96) và Indonesia (90) về thu hút nhân tài.

Cũng theo kết quả nghiên cứu của Trường Đại học INSEAD, Viện nghiên cứu nguồn nhân lực lãnh đạo HCLI (Singapore) và tập đoàn dịch vụ tuyển dụng nhân sự Adecco (Thụy Sỹ) khảo sát năm 2015 cho thấy: Việt Nam xếp hạng thứ 75 trong tổng số 93 nước tham gia đánh giá về năng lực cạnh tranh tài năng toàn cầu (Global Talent Competitiveness Index _ GTCI), phản ánh sự xếp hạng dựa trên khả năng phát triển, thu hút, giữ chân nhân tài. Thêm vào đó, theo thống kê về thu nhập bình quân đầu người trung bình tại các nước, thu nhập của lao động tại Việt Nam tương đối thấp, đứng thứ 7 trong khu vực, thu nhập cao thường ở tại những khu công nghiệp, khu vực đầu tư FDI có vốn nước ngoài. Theo "Báo cáo lương năm 2016" của JobStreet.com, Việt Nam là một trong những quốc gia có mức lương thấp nhất so với khu vực, đặc biệt có sự chênh lệch lớn với Singapore (5-6 lần) và Malaysia (2-3 lần), thể hiện rõ nhất ở bậc mới tốt nghiệp và Nhân viên (1-3 năm kinh nghiệm).

Theo khảo sát độc quyền của tập đoàn Seek Asia (công ty mẹ của 2 mạng việc làm hàng đầu châu Á là JobStreet.com và jobsDB) trên 7 quốc gia và vùng

Việt Nam) với hơn 44,000 phản hồi cho thấy nhiều sự khác biệt về những yếu tố thu hút người lao động tại Việt Nam và khu vực. Trong khi mức lương và đãi ngộ là những yếu tố thu hút đứng đầu ở các quốc gia phát triển như Singpaore và Malaysia, người lao động Việt Nam quan tâm nhiều hơn đến cơ hội được đào tạo và phát triển nghề nghiệp. Cụ thể ở đây chính là khả năng ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, cơ hội được tiếp cận vào quy trình sản xuất của chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu, cơ hội được phát triển nghề nghiệp có lộ trình, chuyên môn hóa và tính đề cao người lao động ở mức cao.

Tất cả những phân tích trên chỉ để nêu bật một thực trạng còn tồn tại ở Việt Nam hiện nay là điều kiện sống và sinh hoạt của người dân còn thấp, giáo dục đào tạo và y tế chưa được đầu tư, mức thu nhập thấp so với khu vực, đây là thách thức rất lớn của Việt Nam khi thu hút và giữ chân người lao động có chuyên môn cao vào quá trình phát triển đất nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) di chuyển lao động trong AEC và những cơ hội, thách thức cho việt nam (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)