Nâng cao hiệu quả trong quản lý và điều tiết dòng di chuyển lao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) di chuyển lao động trong AEC và những cơ hội, thách thức cho việt nam (Trang 104 - 109)

động nội khối ASEAN

Để tham gia sâu vào di chuyển lao động nội khối ASEAN, dòng di chuyển của Việt Nam không chỉ dừng lại ở xuất khẩu mà cả nhập khẩu lao động. Vì vậy, muốn nâng cao hiệu quả quản lý và điều tiết dòng di chuyển lao động, cần phải có những nhóm giải pháp tác động hai chiều.

Quản lý dòng xuất khẩu lao động

Hoàn thiện bộ máy và cơ chế quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động: Tập trung chức năng quản lý xuất khẩu lao động vào một cơ quan Chính phủ là Bộ Lao động thương binh và xã hội, các Bộ, ngành liên quan có trách nhiệm phối hợp theo chức năng quản lý của mình. Vụ Quản lý người lao động nước ngoài được giao nhiệm vụ chủ chốt quản lý những người lao động xuất khẩu. Trong đó, cần tập trung quản lý ở bộ phận “Xuất khẩu lao động ASEAN”. Như vậy, bộ máy quản lý lao động Việt Nam xuất khẩu sang ASEAN sẽ tập trung và được hoàn thiện theo hướng tinh giảm đầu mối quản lý lao động và việc làm tạo sự đồng bộ và hiệu quả trong việc kết hợp quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động theo ngành, lãnh thổ trong nước và nước ngoài. Những cơ quan chức năng cần theo dõi sát sao và luôn có sự điều chỉnh theo diễn biến của thực tế xuất khẩu lao động. Đặc biệt, cần có những chính sách quản lý chặt chẽ các doanh nghiệp thực hiện xuất khẩu lao động, đảm bảo lợi ích cho người lao động, quyền lợi, nghĩa vụ của các bên tham gia.

Hoàn thiện pháp luật về hợp đồng xuất khẩu: Cần có sự chuyển biến căn bản về nhận thức các loại hợp đồng trong xuất khẩu lao động, phân biệt chức năng mục đích của từng loại hợp đồng , những điều khoản trong các hợp đồng phải thống nhất nhau, kế thừa nhau, tạo thành bộ hợp đồng. Chính vì vậy, cần xây dựng, hoàn thiện các mẫu hợp đồng chuẩn cho các loại lao động, nghề nghiệp của các thị trường khác nhau, đảm bảo khi trở thành quan hệ lao động, thì các hợp đồng đó phải chứa đựng đầy đủ đặc điểm của một quan hệ pháp luật, đó là tính ý chí, tính xã hội và tính cưỡng chế của pháp luật nhằm đảo bảo quyền lợi và nghĩa vụ của các bên tham gia, thuận tiện trong việc giải quyết các tranh chấp hợp đồng, tạo điều kiện cho các cơ quan quản lý nhà nước theo dõi, đánh giá và hoạch định chiến lược xuất khẩu lao động. Đặc biệt, trong các hợp đồng lao động, cần phải hạn chế những tiêu cực ở các phía người tuyển dụng lao động lẫn người lao động.

Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra nhà nước về xuất khẩu lao động: Công tác thanh tra kiểm tra phải tiến hành thường xuyên kịp thời nhưng phải

những nhân tố tích cực đồng thời có biện pháp chấn chỉnh và xử lý nghiêm những doanh nghiệp có hành vi vi phạm để từ đó tiến hành tổng kết, đánh giá nhằm nắm bắt được tình hình thực hiện pháp luật, các kiến nghị của doanh nghiệp và địa phương kịp thời điểu chỉnh, bổ sung hệ thống văn bản pháp luật cho phụ hợp với thực tế của công tác quản lý.

Bên cạnh đó, cần kiểm tra chặt chẽ các hình thức di chuyển lao động Việt Nam sang các nước ASEAN ở các cửa biên giới, chỉ chấp nhận hình thức di chuyển lao động có hợp đồng và hạn chế tối đa các hình thức ra nước ngoài dài hạn không có lý do chính đáng.

Thứ hai, tăng cường vai trò của Hiệp hội Xuất khẩu lao động Việt Nam. Hiệp hội Xuất khẩu lao động Việt Nam là tổ chức phi chính phủ được thành lập ngày 7/4/2004, đến nay đã hơn 10 năm hoạt động và góp phần rất lớn vào việc phát triển xuất khẩu lao động nước nhà. Để Hiệp hội xuất khẩu lao động đạt được hiệu quả trong di chuyển lao động nội khối ASEAN, cần tiến hành các biện pháp sau:

- Nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của hội viên: Tăng cường cung cấp thông tin cho các hội viên về thị trường lao động các nước ASEAN như chính sách, pháp luật, các cam kết hợp tác lao động, dự báo nhu cầu tiếp nhận lao động của các nước. Mở rộng quan hệ với các hiệp hội môi giới và hiệp hội chủ sử dụng lao động ở các nước thành viên ASEAN để nắm bắt kịp thời các thông tin và diễn biến thị trường lao động khu vực. Thông qua các bản tin, website , các cuộc hội thảo để kịp thời chuyển tải thông tin đến các hội viên. Phối hợp với các cơ quan chức năng xây dựng đề án khảo sát thị trường lao động của từng thành viên trong ASEAN, nhận định những tiềm năng, phân nhóm lao động nhằm định hướng cho hội viên tiếp cận các thị trường này trong thời gian tới.

Thứ ba, thực hiện quản lý chặt chẽ người lao động làm việc ở các nước ASEAN Quản lý người lao động làm việc ở các nước ASEAN thời gian qua là một trong những khâu yếu nhất trong xuất khẩu lao động của Việt Nam, nhất là tình trạng lừa người lao động với chi phí cao hay người lao động bỏ trốn do điều kiện làm việc và thu nhập không như thỏa thuận. Muốn phát triển bền vững, trong

thời gian tới cần thiết phải xây dựng một mô hình quản lý phù hợp với thị trường lao động của từng nước thành viên và thị trường lao động chung của khu vực ASEAN với các giải pháp hợp lý nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho các bên tham gia.

Việc quản lý người lao động Việt Nam làm việc ở các nước ASEAN là sự tương tác hai chiều của các cơ quan quản lý từ cấp vĩ mô đến vi mô theo mô hình phụ lục 13. Ở cấp vĩ mô, Chính phủ cần tạo môi trường thuận lợi cho di chuyển lao động Việt Nam sang các nước ASEAN bằng việc thực thi các công ước quốc tế, tích cực ký kết các hợp tác lao động song phương, đa phương trong khuôn khổ AEC. Đưa ra các chính sách quản lý, chiến lược phát triển các dòng di chuyển lao động nội khối ASEAN để triển khai ở Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, cụ thể là Cục Quản lý Lao động ngoài nước. Cục Quản lý lao động ngoài nước sẽ trực tiếp quản lý Các đại sứ quán Việt Nam và doanh nghiệp xuất khẩu lao động. Ngoài ra đây là cấp cao nhất quyết định cho phép lao động Việt Nam được di chuyển ra nước ngoài thông qua sự kiểm soát chặt chẽ về hồ sơ và hợp đồng tuyển dụng lao động.

Bên cạnh đó, Cục Quản lý lao động nước ngoài sẽ hình thành hệ thống quản lý thông tin người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài dựa trên nền tảng hỗ trợ của công nghệ thông tin. Tất cả người lao động Việt Nam nếu có nhu cầu đi lao động ở nước ngoài đều phải đăng ký thông tin vào hệ thống chi tiết về trình độ, khả năng và công việc, khu vực mong muốn được làm việc. Hệ thống này sẽ kết nối thông tin với các doanh nghiệp tuyển dụng để kiểm soát sự phù hợp của người lao động và công việc được tuyển ở nước ngoài. Tất cả người lao động được di chuyển sang các nước ASEAN đều phải lưu thông tin trên hệ thống rồi mới được cấp phép. Dựa vào thông tin trong hệ thống, các nhà quản lý có nhận định tổng quan về tình hình người lao động di chuyển và dễ dàng có biện pháp điều chỉnh bằng các chính sách phù hợp. Người lao động khi làm việc ở nước ngoài sẽ được quản lý thông qua mã vạch trên thẻ lưu trú được cấp và thường xuyên cập nhật thông tin trên hệ thống. (Phụ lục 13)

Ở cấp vi mô, Các doanh nghiệp xuất khẩu lao động cần phải đặt cơ sở cả ở Việt Nam lẫn ở những nước nhận lao động. Họ cần cử những cán bộ giỏi về ngoại ngữ, có trình độ nghiệp vụ, có quan hệ tốt với môi giới và chủ sử dụng lao động, có tâm huyết với người lao động làm đại diện ở nước ngoài. Có bất kỳ vấn đề gì cũng phải cùng với Ban Quản lý lao động ở Đại sứ quán và Cục quản lý lao động ngoài nước nhanh chóng giải quyết.

Quản lý dòng nhập khẩu lao động

Thứ nhất, nhà nước cần có chiến lược trong việc quản lý và thu hút lao động nước ngoài làm việc ở Việt Nam.

Tùy theo từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế, Chính phủ phải đưa ra định hướng cụ thể về việc sử dụng người lao động nước ngoài ở Việt Nam theo hướng phát huy được lợi ích phát triển kinh tế - chính trị - xã hội và không gây những ảnh hưởng tiêu cực cho thị trường lao động Việt Nam. Trong bối cảnh đất nước như hiện nay, Việt Nam chỉ ưu tiên tuyển lao động nước ngoài chuyên môn cao, bù lấp những vị trí còn trống mà lao động bản xứ không đáp ứng được trong thị trường lao động.

Thứ hai, hoàn thiện hệ thống luật pháp quản lý người lao động nước ngoài ở Việt Nam. Hệ thống pháp luật về quản lý người lao động nước ngoài cần được rà soát lại, hoàn thiện theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho tất cả các bên tham gia quan hệ lao động, không can thiệp trực tiếp vào quyền tự chủ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, các bên xây dựng mối quan hệ lao động, cùng nhau thương lượng để đạt được những thỏa thuận về điều kiện thuận lợi nhất vì sự phát triển chung của đất nước. Hệ thống pháp luật còn hạn chế những vi phạm của cả người lao động và người sử dụng lao động gây tác động tiêu cực cho kinh tế - xã hội đất nước.

Thứ ba, hoàn thiện thể chế thị trường lao động để tuyển dụng lao động nước ngoài làm việc ở Việt Nam. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách dành cho lao động, hướng vào giải phóng triệt để và phát huy cao nhất nguồn nhân lực, đảm bảo an toàn, an sinh xã hội cho mọi người lao động nói chung, lao động nước ngoài nói riêng trong kinh tế thị trường nhằm đảm bảo phát triển bền vững. Xây

dựng và thực hiện các Đề án phát triển thị trường lao động đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, trong đó có cung – cầu lao động nước ngoài để tạo lập đồng bộ các loại thị trường, đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh, phân bổ và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực, thu hút đầu tư. Ngoài ra, chính phủ cũng cần xem xét đổi mới cơ chế lao động – tiền lương – việc làm trong khu vực doanh nghiệp theo hướng đảm bảo sự công bằng giữa các loại hình doanh nghiệp. Bên cạnh đó, cũng cần phát triển hệ thống an sinh xã hội đa tầng, linh hoạt, hỗ trợ lẫn nhau. Cải cách thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian và đơn giản hóa thủ tục đăng ký, xin giấy phép lao động đối với người lao động nước ngoài chuyên môn cao.

Thứ tư, tăng cường xây dựng hệ thống quản lý người lao động nước ngoài ở Việt Nam. Hoàn thiện cơ chế “ba bên” (người lao động – Nhà nước – người sử dụng lao động) trong quan hệ quản lý người lao động nước ngoài ở Việt Nam. Phân cấp quản lý tới các địa phương. Doanh nghiệp sử dụng lao động nước ngoài phải có trách nhiệm thống kê đầy đủ và báo cáo định kỳ về tình hình sử dụng lao động nước ngoài cho cơ quan chủ quản ở địa phương. Thực hiện cấp giấy phép lao động và quản lý người lao động có giấy phép một cách chặt chẽ. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thường xuyên hoạt động của người lao động và người sử dụng lao động để phát hiện những sai phạm phát sinh và giải quyết kịp thời. Ngoài ra, cần xây dựng hệ thống quản lý thông tin người lao động nước ngoài ở Việt Nam bằng công nghệ thông tin hiện đại (mạng thông tin quốc gia), có sự liên thông với các nước gửi lao động để hợp tác cùng quản lý người lao động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) di chuyển lao động trong AEC và những cơ hội, thách thức cho việt nam (Trang 104 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)