Tạo động lực để người lao động nâng cao năng lực cạnh tranh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) di chuyển lao động trong AEC và những cơ hội, thách thức cho việt nam (Trang 76 - 77)

thị trường lao động khu vực

Một trong những nguyên nhân của việc di chuyển lao động quốc tế là vấn đề tiền lương. Theo thống kê của ADB và ILO (2015), thu nhập bình quân của lao động Việt Nam đang ở mức thấp, đứng thứ 4 trong khu vực, chỉ cao hơn Lào, Campuchia và Indonesia, cao nhất phải kể đến Singapore với thu nhập trung bình 3.547$/tháng. Vì vậy, với nhu cầu gia tăng thu nhập cá nhân, người lao động sẽ có xu hướng tăng cường di chuyển sang các nước có thu nhập cao hơn Việt Nam để làm việc. Từ nhu cầu đó, trước tình hình cạnh tranh ngày càng khốc liệt giữa các thị trường lao động, người lao động tức khắc sẽ có động lực để cải thiện bản thân, nâng cao trình độ để đáp ứng yêu cầu của người sử dụng lao động.

Đơn vị: đôla Mỹ

Lào Campuchia Indonesia Việt Nam Philippines Thái Lan Malaysia Singapore 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 4000

Hình 3.2. Thu nhập bình quân đầu người của các nước ASEAN năm 2015

Nguồn: ADB và ILO (2015)

Di chuyển lao động trong nội khối còn bao hàm cả ý nghĩa Việt Nam nhận lao động chất lượng cao từ các nước thành viên. Trước đây, khi cộng đồng kinh tế ASEAN chưa chính thức thành lập, di chuyển lao động sang Việt Nam chủ yếu là chuyên gia tư vấn trong chuỗi sản xuất toàn cầu đặt tại Việt Nam, hay các chuyên gia nước ngoài tham gia vào các dự án ngắn hạn. Tuy nhiên, cùng với sự thỏa thuận tự do di chuyển lao động trong 8 ngành nghề nói trên, với nhu cầu lao động có trình độ, kỹ năng chuyên môn cao, đáp ứng nhu cầu nâng cao năng suất kỹ thuật và đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa của Việt Nam, nếu thị trường lao động Việt Nam vẫn duy trì tình trạng "thừa thầy thiếu thợ", "thừa số lượng,

thiếu chất lượng" như hiện nay, thì lao động có chất lượng cao ở một số nước có thu nhập tương đồng với Việt Nam như Indonesia, Malaysia sẽ di chuyển sang Việt Nam tìm kiếm việc làm, đe dọa khả năng mất việc của lao động Việt Nam. Vì vậy, để đối mặt với hạn chế này, người lao động Việt Nam sẽ có động lực để cải thiện trình độ chuyên môn, nâng cao tay nghề nhằm duy trì việc làm hiện có.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) di chuyển lao động trong AEC và những cơ hội, thách thức cho việt nam (Trang 76 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)