Gia tăng cơ hội việc làm cho người lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) di chuyển lao động trong AEC và những cơ hội, thách thức cho việt nam (Trang 74 - 76)

Trong suốt 20 năm qua, Việt Nam luôn là quốc gia đứng thứ 2 trong khu vực sau Indonesia về số người trong độ tuổi lao động, tuy nhiên, tình trạng này sẽ kéo dài đến năm 2017 khi số lao động đạt đỉnh điểm và dự đoán sẽ ngang bằng với số lao động của Philippines, trước khi rơi vào tình trạng "già hóa dân số" với sự sụt giảm về lao động, trong khi Philippines vẫn trên đà gia tăng dân số, vượt qua Việt Nam trở thành nước thứ 2 có số lao động lớn nhất khu vực trong tương lai. Tính đến hết năm 2016, dân số Việt Nam chiếm 16,1% dân số toàn khu vực, trong đó, có 53,8 triệu người nằm trong độ tuổi từ 15 tuổi trở lên, số người trong độ tuổi lao động là 47,52 triệu người, chiếm 88,8%. (Viện Khoa học Lao động và xã hội Việt Nam, 2017) (Bùi Thị Minh Tiệp, 2016)

Đơn vị: nghìn người

Năm

1975 Năm 1990 Năm 1995 Năm 2000 Năm 2005 2010Năm Năm 2015 Năm 2020 Năm 2025 Năm 2030 Năm 2050 0 50000 100000 150000 200000 250000 Brunei Singapore Campuchia Malaysia Myanmar Thái Lan Lào Việt Nam Philippines Indonesia

Hình 3.1. Dân số trong độ tuổi lao động của các nước ASEAN giai đoạn 1975 - 2050

Nguồn: ILO (2015)

Theo dự báo của ILO, đến năm 2025, Việt Nam sẽ tăng 14,5% việc làm (tương đương với 6 triệu việc làm) kể từ khi AEC thành lập. Điều này rất dễ hiểu bởi từ thực tế lực lượng lao động các nước có thể thấy, đối với những nước đang

có nền kinh tế phát triển như Singapore, Malaysia, Thái Lan, Brunei, khi tình hình tăng dân số không đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường lao động, cầu vượt quá cung, thì nhu cầu về nguồn lao động từ các nước thành viên sẽ ngày càng gia tăng.

Cũng theo ước tính của ILO dựa trên S. El Achkar Hilal: "Tác động của hội nhập kinh tế ASEAN vào triển vọng nghề nghiệp và nhu cầu kỹ năng, báo cáo đầu vào cho Cộng đồng ASEAN 2015: Quản lý việc hội nhập hướng tới thịnh vượng chung và việc làm tốt hơn (Bangkok, ILO)", dự báo từ năm 2010 - 2025, các nước thành viên có nhu cầu gia tăng vào những ngành nghề liên quan đến nông, lâm, thủy hải sản và nhân viên bán hàng, cụ thể, Philippines có nhu cầu hơn 3 triệu lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp và hơn 2 triệu lao động làm việc trong lĩnh vực bán hàng bán lẻ. Trong khi đó, như đã phân tích ở trên, 10,33% số lao động Việt Nam đang làm trong lĩnh vực nông nghiệp , 16,72% lao động làm việc trong lĩnh vực bán hàng, do đó, khi tiếp cận với thị trường lao động rộng lớn này, lao động Việt Nam có khả năng gia tăng cơ hội việc làm tại các nước thành viên.

Đối với mục tiêu chính trong quá trình thành lập AEC là tạo dòng lao động có tay nghề tự do di chuyển trong khu vực, tạm thời được giới hạn bởi 8 ngành nghề được các quốc gia tham gia thỏa thuận, ký kết Thừa nhận lẫn nhau (MRAs), các nước có lao động gửi đi có thể tận dụng cơ hội này để tiếp cận với thị trường lao động có trình độ cao tại các nước mà không phải lo ngại về vấn đề chênh lệch trình độ giáo dục giữa các nước, là tiền đề để lao động các nước có thể tìm kiếm đa dạng hơn những công việc trong khu vực mà có thể tại nước mình, ngành đào tạo của họ chưa phù hợp hay nhu cầu về lao động còn thấp.

Mạng lưới Các trường đại học trong ASEAN (AUN) đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo sự phù hợp và đồng bộ hóa trong chương trình giảng dạy, bằng cấp chứng chỉ của các nước thành viên theo quy định của MRA. Là một trong những cầu nối thông tin việc làm cho người lao động, đặc biệt là lực lượng lao động trẻ, có trình độ, vừa tốt nghiệp các trường đại học sẵn sàng gia nhập lực lượng lao động khu vực, đồng thời, cũng góp phần hạn chế tỷ lệ lao động thất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) di chuyển lao động trong AEC và những cơ hội, thách thức cho việt nam (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)