Khả năng tiếp cận thông tin từ các thị trường lao động trong khu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) di chuyển lao động trong AEC và những cơ hội, thách thức cho việt nam (Trang 94 - 95)

kiến trúc sư cần phải được chấp thuận bởi Bộ phát triển, và cần thiết phải đăng ký nếu người lao động cư trú và hành nghề trên 1 năm tại Brunei.

Như vậy, chúng ta thấy rằng, để thực hiện vấn đề tự do di chuyển lao động thật sự không hề dễ dàng. Cộng đồng kinh tế ASEAN mới chỉ cho phép sự tự do di chuyển của lao động có kỹ năng, nhưng bên cạnh các chính sách khuyến khích thì các quốc gia cũng đã dựng lên rất nhiều rào cản nhằm hạn chế xu thế này với mục đích bảo vệ nguồn lực lao động ở trong nước.

3.1.2.6. Khả năng tiếp cận thông tin từ các thị trường lao động trong khuvực vực

Theo ông Michael R.DiGregorio - Trưởng đại diện Quỹ Châu Á tại Việt Nam - xuất khẩu lao động là một phương thức để người lao động giải quyết vấn đề thất nghiệp và cải thiện thu nhập. Xuất khẩu lao động còn đóng góp hàng năm cho GDP khoảng 2 tỷ USD. “Nhưng đối với lao động làm việc ở nước ngoài, từ khi tập huấn đến khi sang nước ngoài làm việc là một hành trình đầy gian nan. Họ thường gặp những rủi ro, bị lừa đảo, bóc lột, bị lạm dụng sức lao động, nạn nhân của buôn bán người”. Một trong những nguyên nhân là do người lao động rất khó khăn để có được những thông tin tin cậy. Ông Đặng Quang Điều - Trưởng ban Chính sách Kinh tế xã hội và Thi đua khen thưởng (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam) cũng cho biết: “nhiều khi phải chịu chi phí cao, không ít người đi theo

con đường “tiểu ngạch”, không chính thức, nên dẫn đến chuyện bị cưỡng bức”. Kết quả khảo sát cho thấy, người đi lao động còn rất nhiều khó khăn, đặc biệt khó khăn để có được những thông tin tin cậy về xuất khẩu lao động. Theo một cuộc điều tra của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, có đến 75% số người lao động không biết đơn vị tuyển dụng hợp pháp; 72% số này không có thông tin đầy đủ về điều kiện làm việc nơi đến; 61% không biết tổ chức, cá nhân để tìm hiểu thông tin… Theo ông Trần Văn Tư - Chuyên viên cao cấp, Trưởng phòng Chính sách Kinh tế xã hội (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam) - khảo sát cho thấy, các nguồn thông tin đến với người lao động rất ít, chủ yếu thông qua môi giới (tới 53%).Khó khăn lớn nhất hiện nay là đa số người lao động có hạn chế về ngôn ngữ, chưa được đào tạo nghề thuần thục, không được phổ biến về pháp luật và phong tục của nước sở tại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) di chuyển lao động trong AEC và những cơ hội, thách thức cho việt nam (Trang 94 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)