Trong khi lao động cấp cao trong nước ngại di chuyển đi các thị trường lân cận do hạn chế về mặt chuyên môn thì lao động cấp cao ở các thị trường khác lại tỏ ra thích thú với việc gia nhập thị trường việc làm tại Việt Nam. Theo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, đã có hơn 76.000 lao động nước ngoài của 74 quốc gia làm việc tại Việt Nam trong năm 2015. Trong số này, 58% là người châu Á và 29% là người châu Âu. Với thế mạnh về mặt chuyên môn cũng như trình độ ngoại ngữ, lao động nước ngoài đã có lợi thế cạnh tranh với lao động Việt Nam hơn ngay tại "sân nhà". Thêm vào đó, mức thu nhập họ được hưởng tương xứng, thậm chí còn cao hơn thu nhập tại quốc gia họ khiến người lao động có khả năng sẵn sàng cao khi di chuyển sang làm việc tại Việt Nam. Điều này vừa đem lại lợi ích cải thiện trình độ sản xuất của Việt Nam, giúp lao động Việt Nam có cơ hội học hỏi kinh nghiệm, kỹ năng từ các nước khoa học tiên tiến ngay trên đất nước mình, nhưng đó cũng là mối e ngại đối với lao động Việt Nam, bởi số lượng người nước ngoài sang Việt Nam làm việc càng nhiều thì cũng đồng nghĩa với tỷ lệ thất nghiệp của thị trường lao động Việt Nam cũng ngày càng gia tăng.
Mục tiêu của AEC tạo điều kiện cho lao động có tay nghề di chuyển tự do trong khu vực với 8 ngành nghề đã được các quốc gia đàm phán, ký kết công nhận vừa đem lại cơ hội cho lao động Việt Nam có khả năng tiếp cận với môi trường làm việc tiên tiến, hiện đại, với đa dạng ngành nghề và khả năng thu nhập cao, tuy nhiên nó tiềm ẩn rất nhiều thách thức cho lao động Việt Nam ngay tại "sân nhà" bởi những hạn chế trong trình độ, kỹ năng cũng như quy trình hoàn thiện bằng cấp chứng chỉ được công nhận trong khu vực chưa được phổ biến rộng rãi.
Cụ thể đối với ngành kỹ sư và kiến trúc sư, đây là hai ngành nghề được hoàn thiện đầy đủ nhất về mặt pháp lý, công nhận trình độ lao động trong khu vực, theo Ban Thư ký ASEAN, lượng kỹ sư chuyên nghiệp bắt đầu làm việc tại nhiều nước khác nhau trong ASEAN đã tăng lên nhanh chóng, với số lượng hiện
có 1.250 kỹ sư đã đăng ký với Ủy ban Đăng bạ Kỹ sư ASEAN (ACPE) và 250 kiến trúc sư đăng ký với Ủy ban Đăng bạ Kiến trúc sư ASEAN (AA) (Ban thư ký ASEAN, 2015). Riêng Việt Nam, con số này còn rất khiêm tốn với chỉ 9 kiến trúc sư được cấp chứng chỉ hành nghề ASEAN. Vì thế, trong bối cảnh hội nhập AEC về hai ngành này, lao động trong ngành này sẽ phải đối mặt với một thách thức rất nặng nề, đó chính là thách thức về sự cạnh tranh gay gắt.
Chúng ta biết rằng, với con số 9 kiến trúc sư Việt Nam trong tổng số gần 1000 kiến trúc sư của các quốc gia ASEAN là một con số quá nhỏ. Trong khi đó, Việt Nam đang trong quá trình phát triển với mức độ đô thị hóa nhanh, nhiều công trình xây dựng lớn nhỏ mọc lên biến các thành phố lớn thành các công trường xây dựng. Dự báo của ILO về thị trường lao động Việt Nam đến năm 2025 có nhu cầu hơn 500.000 lao động làm trong lĩnh vực xây dựng. Nhu cầu về ngành nghề này cao thứ 3, sau Nông nghiệp và Thương mại - vận tải, cao hơn 8 ngành nghề còn lại. Chứng tỏ, cơ hội cho các kiến trúc sư thể hiện mình trên thị trường nội địa là rất lớn. Vậy nhưng, với cơ chế mở cửa hội nhập ngành kiến trúc, xây dựng, hơn 1000 lao động có chứng chỉ hành nghề ASEAN đều có đủ khả năng và điều kiện để di chuyển và đến làm việc tại Việt Nam. Vì thế, mức độ cạnh tranh đối với lao động trong ngành này là rất lớn, trong đó, ưu thế nghiêng nhiều về phía các kiến trúc sư nước ngoài.
Đối với ngành kế toán, kiểm toán, theo số liệu thống kê, Việt Nam hiện có khoảng hơn 5,000 người có các chứng chỉ kế toán kiểm toán quốc tế, chiếm khoảng 3% trong tổng lực lượng kế toán, kiểm toán của 10 quốc gia ASEAN (gần 190.000 người) (VACPA, 2015). Tình trạng chậm trễ và khó khăn trong việc tiếp cận các chứng chỉ này ở Việt Nam sẽ khiến cho lao động ngành này bị mất ưu thế rất lớn trên thị trường lao động trong nước. Kế toán, kiểm toán là một nghề có phạm vi hoạt động rất rộng, tất cả các loại hình doanh nghiệp, tất cả các ngành nghề đều cần thiết có sự tham gia của kế toán kiểm toán. Trong khi đó, Việt Nam đang trong thời kỳ mở rộng hội nhập quốc tế trong ngành tài chính. Ngày càng nhiều tập đoàn lớn xâm nhập vào thị trường Việt Nam trong thời gian qua khiến
trên thị trường lao động. Tuy nhiên, với những khó khăn mà lao động ngành kế toán kiểm toán sẽ gặp phải trong bối cảnh hội nhập AEC, nguy cơ bị mất việc làm vào tay các lao động nước ngoài có kỹ năng cao là rất lớn, bởi họ có đầy đủ các điều kiện để tự do di chuyển sang làm việc ở Việt Nam, cộng thêm kỹ năng ngoại ngữ cũng như kinh nghiệm làm việc tốt.