Dòng lao động di chuyển từ Việt Nam sang các nước ASEAN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) di chuyển lao động trong AEC và những cơ hội, thách thức cho việt nam (Trang 57 - 59)

Từ nhiều năm nay, thị trường lao động trong khu vực ASEAN không phải là thị trường tiềm năng mà lao động Việt Nam hướng tới khi tham gia vào di chuyển lao động. Lao động Việt Nam chủ yếu di chuyển sang các nhóm nước Đông Bắc Á như Hàn Quốc, Đài Loan...chiếm từ 63,99% năm 2013 đến 92,6% tổng lao động ra nước ngoài làm việc vào năm 2016. Trong khi đó, ở thị trường lao động Đông Nam Á, khu vực tưởng như có vị trí địa lý và đặc điểm văn hóa gần gũi với người lao động Việt Nam nhất, tỷ lệ lao động Việt Nam di chuyển sang các nước nội khối lại chỉ chiếm hơn 20% tổng lao động ra nước ngoài vào năm 2012 và giảm dần xuống 5% vào năm 2014. Năm 2016, lượng lao động giảm mạnh còn chiếm hơn 1,67% tổng lao động ra nước ngoài. Nguyên nhân một phần là do chính phủ Malaysia đã ra quyết định ngừng tuyển mới lao động nước ngoài đến làm việc tại Malaysia từ ngày 12/3/2016, mà Malaysia là điểm đến quan trọng nhất của lao động Việt Nam tại khu vực ASEAN. Lượng lao động Việt Nam đến Malaysia năm 2016 chiếm 99% tổng lao động đưa sang, 1% còn lại đến từ các nước Lào, Singapore và Thái Lan.

Đơn vị: %

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 0% 20% 40% 60% 80% 100% Nhóm nước khác Trung Đông và Bắc Phi Đông Nam Á

Đông Bắc Á

Hình 2.5. Tỷ trọng lao động Việt Nam di chuyển sang các nhóm nước giai đoạn 2012 - 2016

Tỷ lệ xuất khẩu lao động của Việt Nam hiện nay khi tham gia vào di chuyển lao động nội khối ASEAN mặc dù chưa đầy 5% số lao động ra nước ngoài, nhưng cũng chiếm tương đương tới 91,16% tổng số lao động di chuyển nội khối(Phụ lục 7)

Để khẳng định hơn nữa về mức độ tham gia của Việt Nam trong di chuyển lao động nội khối ASEAN, có thể tiếp cận từ phía các nước chuyên nhận lao động trong khu vực là Malaysia, Singapore, và Thái Lan. Gộp lại, ba nước này nhận gần 97% trong tổng số lao động di chuyển giữa các nước trong ASEAN. Trong đó, Singapore có tới 45% lao động nhập cư từ Malaysia; Malaysia nhận 42,6% lao động từ Indonesia, chỉ có 3,5% là tới từ Việt Nam, và ở Thái Lan có tới 50,8% lao động nhập cư từ Myanmar. Như vậy, có thể thấy, lao động Việt Nam gần như không có đóng góp đáng kể vào di chuyển lao động nội khối ASEAN. (Hình 2.3)

Ở thị trường tiếp nhận lớn nhất, trong giai đoạn 2003 – 2015, số người lao động di chuyển của Việt Nam sang Malaysia có sự biến động lớn. Năm 2003, số lao động Việt Nam lớn nhất đạt 38.227 người nhưng giảm mạnh vào năm 2004. Con số này lại tiếp tục tăng tới 2006 đạt 37.941 người. Sau đó giảm liên tục và giữ ở mức độ rất thấp trong giai đoạn từ 2007 – 2015. Đây là thời điểm bắt đầu xuất hiện cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Tới năm 2012, các doanh nghiệp Malaysia chấm dứt hợp đồng với người lao động nước ngoài để ưu tiên tuyển dụng lao động trong nước, giải quyết tình trạng thất nghiệp nội địa. Cho tới 9 tháng đầu năm 2015, số lượng lao động Việt Nam chỉ đạt 2092 người và có xu hướng giảm tiếp vào năm sau. Tình trạng giảm sút lao động di chuyển từ Việt Nam sang các nước ASEAN khác cũng diễn ra tương tự.

Hình 2.6: Tỷ lệ di chuyển lao động Việt Nam sang các nước thành viên ASEAN

Nguồn: ILO (2015)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) di chuyển lao động trong AEC và những cơ hội, thách thức cho việt nam (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)