Mặc dù các quốc gia đã ký kết và công nhận sự tự do di chuyển của lao động có kỹ năng trong khu vực và bên cạnh các chính sách nhằm khuyến khích sự tự do di chuyển này thì các quốc gia vẫn thực thi rất nhiều biện pháp nhằm hạn chế, chủ yếu là sự xâm nhập của lao động nước ngoài vào quốc gia mình. Các biện pháp này bao gồm một số quy định, chính sách, pháp luật của nhà nước; các quy định về thủ tục visa, giấy phép và các yêu cầu về bằng cấp, kinh nghiệm, trình độ đào tạo…
Các chính sách và pháp luật của nhà nước
Có rất nhiều quốc gia ASEAN, đặc biệt ở những nước có trình độ phát triển thấp như Việt Nam, Campuchia, Lào, Myanmar, thậm chí cả Malaysia đều có quy định cần phải ưu tiên trước hết cho công dân trong nước trong vấn đề việc làm. Đặc biệt, Campuchia quy định số lượng lao động người nước ngoài không được phép vượt quá 10% tổng số lao động, trong đó, nhân viên văn phòng không quá
hợp khác cần có sự chấp thuận của Bộ lao động và đào tạo hướng nghiệp (Luật lao động Campuchia) (Chia Siow Yue, 2011). Malaysia cũng quy định quyền ưu tiên cho công dân Malaysia, theo đó, số lượng người nước ngoài không được vượt quá 30% ở bất kỳ ngành nghề nào. Còn Việt Nam, quy định chuyên gia nước ngoài làm việc tại Việt Nam cần phải có kế hoạch để đào tạo và truyền đạt kinh nghiệm lại cho người thay thế là công dân Việt Nam.
Một số quốc gia lại quy định một số ngành nghề cụ thể mà chỉ dành cho công dân trong nước (người nước ngoài không được phép làm việc trong những ngành nghề này) như Philippines. Theo đó, ở Philippines, giấy phép hành nghề của các ngành nghề như kỹ sư, dược và các ngành nghề liên quan, kế toán, kiến trúc chỉ được cấp cho công dân người Philippines. Như vậy, những ngành nghề được phép di chuyển tự do đến Philippines đã bị hạn chế 50% trong tổng số 8 ngành nghề MRAs. Nước này quy định một danh sách gồm 26 ngành nghề chỉ dành cho người Philippines và nay thì giới hạn lại 5 ngành nghề gồm dược, ngành X-quang và công nghệ tia X, tội phạm học, lâm nghiệp và luật. Thái Lan lại quy định số lượng lao động người nước ngoài làm việc tại mỗi công ty/tổ chức dựa vào số vốn đăng ký của tổ chức đó, cứ 1 triệu bath (tương đương khoảng hơn 27 nghìn USD) thì được phép tuyển 1 lao động ngoài nước. Tối đa một tổ chức sẽ chỉ có 10 lao động người nước ngoài hoặc 3% số lao động làm việc tại tổ chức đó.
Quy định về visa, giấy phép
Đây là khía cạnh được nhiều quốc gia sử dụng để hạn chế sự nhập cư của những người lao động nước ngoài. Những quy định về thủ tục làm visa, phí và thời hạn hiệu lực là những yếu tố góp phần tích cực trong việc gia tăng hiệu quả của biện pháp này. Brunei quy định, người nước ngoài để được cấp visa cần đáp ứng những yêu cầu như: chủ sử dụng lao động phải là tổ chức hợp pháp, được cấp phép và người chủ sử dụng lao động này phải lấy visa và chịu trách nhiệm đối với từng lao động là người nước ngoài. Visa có thời hạn trong 2 năm, sau 2
năm này, người lao động bắt buộc phải trở về nước. Đối với những visa có thời hạn từ 3 tháng trở lên, người lao động phải đăng ký Thẻ chứng minh nhân thân.
Campuchia lại quy định cấp Visa kinh doanh cho tất cả người lao động nước ngoài (visa này có thời hạn 1 tháng và có thể gia hạn lên đến 1 năm). Những người có visa này sẽ không được phép làm việc tại Campuchia cho đến khi có giấy phép lao động và thẻ làm việc được cấp bởi Bộ lao động. Để có được những giấy tờ này, người lao động cần phải đáp ứng các điều kiện như có hộ chiếu hợp pháp, giấy phép cư trú hợp pháp, có giấy chứng nhận đảm bảo sức khoẻ…
Đối với Indonesia, các chuyên gia người nước ngoài muốn được cấp visa và giấy phép hành nghề cần có đủ các điều kiện như có tối thiểu 5 năm kinh nghiệm làm việc ở ngành nghề liên quan, sẵn sàng chuyển giao cho người Indonesia thay thế và có khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ của nước Indonesia. Bên cạnh đó, trong quá trình nộp hồ sơ xin visa và giấy phép hành nghề, lao động người nước ngoài sẽ gặp phải các thủ tục hành chính phức tạp do Chính phủ muốn bảo vệ các chuyên gia trong nước trước áp lực cạnh tranh.
Đối với những quốc gia như Malaysia, Myanmar, Việt Nam, Lào, rào cản chủ yếu là các thủ tục hành chính rườm rà, lệ phí làm visa đắt đỏ, thêm vào đó là sự trì hoãn trong tiến trình cấp visa khiến cho người nước ngoài cảm thấy nản lòng. Riêng Malaysia, người lao động cần phải có hợp đồng làm việc tối thiểu 2 năm mới được xem xét để cấp visa làm việc. Singapore và Philippines lại phân chia nhiều loại visa với mức lệ phí và thời hạn khác nhau đối với từng đối tượng lao động. Hầu hết các visa này đều có thời hạn từ 1-5 năm và được phép gia hạn.
Quy định về bằng cấp, trình độ
Đây cũng là một vấn đề được các quốc gia sử dụng nhiều trong việc hạn chế việc xâm nhập của lao động chất lượng cao nhằm mục đích bảo vệ đội ngũ chuyên gia ở trong nước. Trong khi một số chuyên ngành, các quốc gia đã thông qua MRA nhằm tạo sự hài hoà và phù hợp giữa trình độ và chương trình đào tạo giữa các nước, thì một vấn đề nổi cộm nhất đó chính là ngoại ngữ. Tiếng Anh
thế nhờ sử dụng tiếng Anh làm ngôn ngữ bản địa như Philippines, Singapore thì lao động ở quốc gia khác như Thái Lan, Malaysia, Lào… lại gặp không ít trở ngại. Chính vì thế, nhiều quốc gia coi việc giao tiếp bằng ngôn ngữ bản địa làm một trong những yêu cầu chính đối với lao động người nước ngoài bên cạnh những yêu cầu về bằng cấp và kinh nghiệm làm việc.
Malaysia bên cạnh những quy định có lợi cho người lao động nước ngoài theo chương trình của TalentCorp, thì cũng đưa ra những yêu cầu như người lao động phải có bằng cấp hoặc chứng chỉ được cấp bởi Hiệp hội chuyên gia Malaysia và có tổi thiểu 5 năm kinh nghiệm làm việc. Đồng thời, các chuyên gia cũng phải trải qua bài kiểm tra chất lượng với mục đích xác định năng lực