Tổng quan về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng công bố thông tin của các doanh nghiệp niêm yết HOSE, nhóm ngành sản xuất, kinh doanh và đề xuất giải pháp (Trang 31)

2.2.1. Khái niệm chung về công bố thông tin

Một trong những nguyên tắc cơ bản trong hoạt động của TTCK là CBTT. Nguyên tắc công khai thông tin được hiểu là các định chế, tổ chức khi tham gia thị trường phải có nghĩa vụ cung cấp đầy đủ, trung thực, kịp thời những thông tin liên quan đến tình hình hoạt động của mình cho các NĐT biết. Thông thường, CBTT được hiểu là phương thức thực hiện quy trình minh bạch của doanh nghiệp nhằm đảm bảo các cổ đông và công chúng đầu tư có thể tiếp cận thông tin của DNNY một cách công bằng và đồng thời. Trong định nghĩa này, chúng ta có thể hiểu rằng, minh bạch thông tin “là sự công bố thông tin kịp thời và đáng tin cậy, cho phép những người sử dụng thông tin đó có

thể đánh giá chính xác về tình hình và hiệu quả của một đơn vị, hoạt động kinh doanh và rủi ro liên quan đến các hoạt động này”. (Theo International Finance Corporation, Public disclosure and transparency, Yerevan, May 2006).

Cụ thể hơn, CBTT kế toán (Accounting Disclosures) là toàn bộ thông tin được cung cấp thông qua hệ thống các BCTC của một công ty trong thời kỳ nhất định (bao gồm cả các báo cáo giữa niên độ và báo cáo thường niên). CBTT bao gồm hai loại là các công bố bắt buộc và các công bố tự nguyện (hay không bắt buộc). Công bố bắt buộc (Madatory disclosure) là những công bố kế toán được yêu cầu bởi luật pháp và những quy định của một quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ. Những công bố này phải được trình bày theo những quy định của Luật Kinh doanh, Ủy ban chứng khoán, các cơ quan quản lý về kế toán, GAAP (Generally Accepted Accounting Principles) và các chuẩn mực kế toán. Hiện nay, CBTT bắt buộc mặc dù đã được quy định cụ thể trong các văn bản pháp quy tuy nhiên mức độ tuân thủ vẫn khác nhau giữa các doanh nghiệp, ý thức về CBTT ở các doanh nghiệp vẫn chưa cao. Công bố tự nguyện (voluntary disclosures) là sự lựa chọn của doanh nghiệp, không bắt buộc, có nghĩa là một doanh nghiệp có thể có hoặc không cần phải công bố các thông tin kế toán mà luật pháp không yêu cầu.

Theo xu hướng hiện nay thì các công bố tự nguyện đang thu hút mối quan tâm lớn của người sử dụng thông tin vì tính ảnh hưởng của nó và các công ty cũng ngày càng được khuyến khích là sẽ thu được nhiều lợi ích hơn khi công bố các thông tin dạng này. Nghiên cứu thông tin được công bố trên BCTC chính là nghiên cứu hành vi CBTT bắt buộc. Tuy nhiên, nội dung được quy định trên BCTC vẫn có một số nội dung bị chi phối bởi chuẩn mực kế toán chỉ mang tính hướng dẫn, do đó những thông tin này chỉ mang tính chất đặc điểm của thông tin cống bố tự nguyện. Như vậy trong phạm vi nghiên cứu này, nội dung thông tin BCTC bao gồm thông tin bắt buộc và thông tin tự nguyện.

CBTT là một yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đến việc phân bổ hiệu quả các nguồn lực của xã hội và làm giảm thiểu sự nhiễu loạn thông tin giữa doanh nghiệp và các đối tượng sử dụng thông tin bên ngoài doanh nghiệp (Adina, Ion – 2008). Do đó, hành vi CBTT, đặc biệt của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán, có ảnh hưởng khá lớn trong nền kinh tế. Ảnh hưởng này không chỉ giới hạn ở tầm vi mô trong tình hình tài chính của từng doanh nghiệp, từng nhà đầu tư quan tấm đến DNNY đó mà còn lan rộng trong cả nền kinh tế. Điều đó giải thích vì sao các nghiên cứu về mức độ CBTT, tác động và các yếu tố ảnh hưởng của nó không ngừng được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu trên thế giới. Việc nghiên cứu này đã và đang là mối quan tâm hàng đầu của các nhà nghiên cứu, các nhà hoạch định chính sách và các nhà quản trị doanh nghiệp.

Có nhiều cách tiếp cận với thông tin được công bố của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán, như qua website của các doanh nghiệp, báo chí, các phương tiện thông tin đại chúng… Nguồn thông tin mà các nhà đầu tư, các bên thứ ba, các cơ quan quản lý có thể sử dụng bao gồm một hệ thống đa dạng các báo cáo thường niên, báo cáo bán niên, báo cáo bất thường của các doanh nghiệp.

2.2.2. Yêu cầu về công bố thông tin

2.2.2.1. Yêu cầu công bố thông tin trong chuẩn mực kể toán – kiểm toán

Trong ISAB – khuôn mẫu lý thuyết về kiểm toán, bốn tính chất quan trọng của thông tin kế toán được yêu cầu phải thể hiện là:

Tính có thể hiểu được (Understandability): Kế toán viên, người thực hiện việc lập BCTC được giả định rằng có một kiến thức nhất định về kinh doanh, các hoạt động kinh tế và kế toán. Tuy nhiên không có nghĩa là các thông tin phức tạp với nhu cầu ra quyết định kinh tế của người sử dụng lại có thể không được trình bày trên BCTC với lý do là chúng được cho là quá khó hiểu đối với người sử dụng.

Tính thích hợp (Relevance): thông tin được cho là thích hợp khi nó ảnh hưởng đến quyết định của người sử dụng, giúp họ đánh giá các sự kiện quá khứ, hiện tại và tương lai hay điều chỉnh các đánh giá trong quá khứ của họ. Thông tin thích hợp chịu ảnh hưởng bởi bản chất và tính trọng yếu của nó.

Trong một vài trường hợp, chỉ riêng về tính chất thuần hóa của vấn đề cũng đủ để xác định tính thích hợp của chúng. Ví dụ: Báo cáo của một đơn vị thành viên có thể ảnh hưởng đến việc đánh giá rủi ro và cơ hội mà đơn vị đang đối mặt mà không cần xét đến tính trọng yếu của kết quả đạt được của đơn vị thành viên đó trong kỳ báo cáo. Trong các trường hợp khác, cả bản chất và mức trọng yếu của thông tin đều quan trọng. Ví dụ: giá trị của mỗi loại hàng hoá tồn kho chủ yếu đều quan trọng đối với doanh nghiệp.

Thông tin được xem là trọng yếu nếu thiếu hay sai lệch thông tin có thể ảnh hưởng đến người sử dụng khi họ dựa trên BCTC để ra quyết định. Tính trọng yếu phụ thuộc vào độ lớn của khoản mục hay sai sót được đánh giá trong từng trường hợp cụ thể.

Tính đáng tin cậy (Reliability): thông tin đáng tin cậy là thông tin không chứa đựng các sai sót hay thiên lêch trọng yếu và được trình bày trung thực. Để đạt được điều này, thông tin cần phải được:

+ Trình bày trung thực (Faithful representation): trình bày các sự kiện, nghiệp vụ theo đúng nội dung xảy ra hay dự đoán hợp lý. Phần lớn các thông tin tài chính có thể được trình bày thiếu trung thực không phải vì thiên lệch mà do khó khăn trong việc xác định nghiệp vụ hay sự kiện cũng như đo lường giá trị của nghiệp vụ. + Tôn trọng nội dung hơn hình thức (Substance over form): các nghiệp vụ hay sự kiện phải được tính toán và trình bày theo nội dung và tính chất kinh tế chứ không phải đơn thuần theo hình thức pháp lý. Nội dung và hình thức pháp lý không phải lúc nào cũng nhất quán.

+ Khách quan (Neutrality): thông tin được trình bày phải khách quan, không bị xuyên tạc, không được trình bày nhằm để đạt được kết quả đã được xác định trước.

+ Thận trọng (Prudence): thận trọng là việc cân nhắc trong điều kiện không chắc chắn. Nguyên tắc thận trọng không cho phép khai thiếu tài sản và thu nhập hay khai khống chi phí.

+ Đầy đủ (Completeness): thông tin trình bày trên BCTC phải đầy đủ trong giới hạn của tính trọng yếu và chi phí. Việc thiếu thông tin có thể dẫn đến thông tin sai lệch hay chệch hướng và thông tin có thể trở nên không đáng tin cậy hay không thích hợp.

Tính có thể so sánh được (Comparability): thông tin phải trình bày để người sử dụng có thể so sánh các BCTC của đơn vị trong một khoảng thời gian nhằm xác định xu hướng về tình hình tài chính và kết quả hoạt động của các đơn vị khác nhau với nhau nhằm so sánh đánh giá tình hình tài chính, kết quả hoạt động và sự thay đổi tình hình tài chính của các bên.

Theo chuẩn mực kế toán VAS 01: Chuẩn mực chung, quy định rõ các yêu cầu cơ bản đối với kế toán: trung thực, khách quan, đầy đủ, kịp thời, dễ hiểu, có thể so sánh được.

+ Trung thực: các thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và báo cáo trên cơ sở các bằng chứng đầy đủ, khách quan và đúng với thực tế về hiện trạng, bản chất nội dung và giá trị của nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

+ Khách quan: các thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và báo cáo đúng với thực tế, không bị xuyên tạc, không bị bóp méo.

+ Đầy đủ: mọi nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh liên quan đến kỳ kế toán phải được ghi chép và báo cáo đầy đủ, không bị bỏ sót.

+ Kịp thời: các thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và báo cáo kịp thời, đúng hoặc trước thời hạn quy định, không được chậm trễ.

+ Dễ hiểu: các thông tin và số liệu kế toán trình bày trong BCTC phải rõ ràng, dễ hiểu đối với người sử dụng. Người sử dụng ở đây được hiểu là người có hiểu biết về

kinh doanh, về kinh tế tài chính, kế toán ở mức trung bình. Thông tin về những vấn đề phức tạp trong BCTC phải được giải trình trong phần thuyết minh.

+ Có thể so sánh: các thông tin và số liệu kế toán giữa các kỳ kế toán trong một doanh nghiệp và giữa các doanh nghiệp chỉ có thể so sánh được khi chúng được tính toán và trình bày nhất quán. Trường hợp không nhất quán thì phải giải trình trong phần thuyết minh để người sử dụng BCTC có thể so sánh thông tin giữa các kỳ kế toán, giữa các doanh nghiệp hoặc giữa thông tin thực hiện với thông tin kế hoạch, dự toán.

2.2.2.2. Yêu cầu công bố thông tin đối với công ty niêm yết

Đối với công ty niêm yết, áp lực CBTT tăng lên nhiều lần khi mà đối tượng chủ sở hữu được mở rộng, khoảng cách giữa chủ sở hữu và quản lý trở nên lớn hơn. Nhu cầu tìm hiểu thông tin không chỉ riêng chủ sở hữu mà còn là các nhà đầu tư. Chính vì vậy, yêu cầu CBTT đặt ra cho các công ty niêm yết luôn chặt chẽ và đầy đủ hơn so với các công ty khác. Các quy định này nhằm ngăn chặn việc che giấu thông tin hay CBTT thiếu chính xác làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người sử dụng thông tin và cũng để duy trì một cơ chế giám sát có hiệu quả từ các bên có liên quan và công chúng đầu tư đối với hoạt động của các công ty niêm yết. Việc CBTT chính xác có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc tạo lập và duy trì niềm tin của công chúng đầu tư đối với các doanh nghiệp niêm yết.

Để đảm bảo quyền lợi của nhà đầu tư cũng như sự phát triển bền vững của thị trường và đáp ứng nhu cầu quản lý của Nhà nước, Luật chứng khoán yêu cầu một sự CBTT cao hơn. Cụ thể thông tư mới nhất hiện nay số 52/2012/TT-BTC yêu cầu việc CBTT của các công ty niêm yết phải đảm bảo tính “đầy đủ, chính xác và kịp thời” theo quy định của pháp luật. Hoạt động CBTT phải do Giám Đốc hoặc người được uỷ quyền thực hiện và phải chịu trách nhiệm về nội dung được công bố.

Tính đầy đủ thể hiện ở các quy định cụ thể về thể loại, nội dung và hình thức công bố, cả thông tin công bố thường niên và bất thường có khả năng ảnh hưởng đến quyết định của người sử dụng.

Tính chính xác là các thông tin được công bố phải là các thông tin trung thực, khách quan và đáng tin cậy. Việc CBTT phải do người đại diện theo pháp luật hoặc người được uỷ quyền công bố thực hiện.

Yêu cầu về tính kịp thời của các thông tin không chỉ mang tính tự nguyện mà còn là mang tính bắt buộc vì trong thị trường chứng khoán, mọi sự chậm trễ có thể làm thông tin mất đi hoặc giảm phần lớn tác dụng. Việc quy định chặt chẽ thời gian tối đa để CBTT trong từng trường hợp, chẳng hạn như trong CBTT định kỳ, các công ty niêm yết phải cung cấp BCTC năm đã được kiểm toán chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày tổ chức kiểm toán ký báo cáo kiểm toán, điều này thể hiện yêu cầu về tính kịp thời cao.

2.2.3. Đo lường mức độ công bố thông tin của doanh nghiệp niêm yết

Trong các nghiên cứu về CBTT, một trong những hạn chế thường hay bị bắt gặp là sự đo lường quy mô của việc công bố (Healy và Palepu, 2001). Các lý thuyết hiện có chấp nhận một sự đa dạng các cách tiếp cận về đo lường CBTT. Một số nghiên cứu chấp nhận một bức tranh định tính về các phân tích tài liệu và phân tích thuộc về ngôn ngữ, việc sử dụng các chỉ số công bố đã được khái quát hoá trong nghiên cứu. Theo Beattie, McInnes và Fearnley (2004), để đo lường việc công bố có thể kể đến hai cách tiếp cận khác nhau đó là loại chủ quan và nửa khách quan.

Loại chủ quan hướng về những phân tích xếp loại các công ty theo số lượng thông tin được công bố. Các loại thang đo dùng cho loại chủ quan được đưa ra bởi AIMR (Hiệp hội Nghiên cứu và Đầu tư) hay bởi Standard & Poor’s. Các nghiên cứu nửa khách quan bao gồm việc sử dụng các công cụ như phân tích nội dung chuyên sâu, nghiên cứu tài liệu, nghiên cứu ngôn ngữ và các chỉ số công bố.

Tuy nhiên tính chủ quan của các nhà nghiên cứu có thể ảnh hưởng đến giá trị của nghiên cứu. Do đó các phương pháp khách quan hơn dần dần phát triển để vượt qua những hạn chế của loại chủ quan. Để đo lường CBTT, các nhà nghiên cứu đã dùng một cách mới là liệt kê tất cả các mục, các nhóm dữ liệu được công bố như một số các từ hay câu bao gồm trong báo cáo thường niên (Marston và Shrives, 1991). Việc dùng các

câu như là một đơn vị để phân tích đã trở nên phổ biến (Entwistle, 1999). Mặc định rằng một mức độ cao hơn về chất lượng thông tin tốt hơn hoặc minh bạch hơn được đưa đến bởi số câu chứa thông tin hiện hành được công bố nhiều hơn.

Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu thực nghiệm liên quan đến các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ CBTT trong BCTC. Tuy nhiên các nghiên cứu này chủ yếu tập trung vào các doanh nghiệp niêm yết ở các nước đang phát triển. Hầu hết các chỉ số được sử dụng trong các lý thuyết công bố thực nghiệm cân nhắc đến phạm vi (hay độ bao phủ) như một sự đại diện cho chất lượng thông tin. Các mục thông tin được đo lường trong các biến giả, nếu được công bố thì nhận giá trị 1 hay ngược lại thì nhận giá trị 0. Tuy nhiên cũng có khi các mục dữ liệu được định giá trị theo bản chất của thông tin, thông tin nào định lượng được thì có giá trị cao hơn thông tin không định lượng được trong nghiên cứu. Chúng được cân đo trong sự phù hợp với các thông tin quan trọng có liên quan khác, mặc dù không có sự thống nhất về lợi ích của việc đo lường này.

Đo lường mức độ CBTT đóng vai trò quan trọng trong các nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn. CBTT là khái niệm trừu tượng do không có một đặc trưng nổi bật để có thể sử dụng cho việc đo lường chất lượng hay mức độ CBTT. Để phục vụ cho việc đo lường đánh giá về mức độ CBTT và cũng để định hướng cho việc CBTT trong tương lai, cần thiết phải vạch ra một chuẩn mực tin cậy về CBTT. Điều này góp phần làm giảm đi sự thiếu hiệu quả của thị trường vốn, giảm thiểu sự nhiễu loạn thông tin giữa doanh nghiệp và đối tượng sử dụng thông tin bên ngoài doanh nghiệp (theo Adina và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng công bố thông tin của các doanh nghiệp niêm yết HOSE, nhóm ngành sản xuất, kinh doanh và đề xuất giải pháp (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)