Khi trở thành công ty niêm yết, thông tin của DN càng phải công khai và minh bạch. Do vậy, bản thân lãnh đạo doanh nghiệp cần nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc thực hiện CBTT. Việc CBTT tại các doanh nghiệp cần lưu ý đảm bảo các yêu cầu sau:
Nâng cao nhận thức của nhà quản lý về tầm quan trọng của công bố thông tin
Thông tin cung cấp của DN ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của TTCK. Tuy nhiên, lợi ích của DNNY với việc công khai, minh bạch thông tin còn mâu thuẫn nhau nhiều. Nhiều thông tin nhà đầu tư và công chúng muốn biết nhưng nhà quản trị doanh nghiệp lại không muốn công bố, như các thông tin về rủi ro trong kinh doanh mà DN phải gặp hoặc phải đối đối mặt, các thông tin xấu về tình hình ngành hay tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, bởi các thông tin này sẽ ảnh hưởng xấu trực tiếp lên giá của cổ phiếu doanh nghiệp và uy tín, hình ảnh của doanh nghiệp. Với vai trò là người lãnh
đạo DN, nhà quản trị DN cần phải ý thức được tầm quan trọng của việc CBTT, thể hiện qua việc tuân thủ chấp hành các quy định về kế toán đúng theo chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành, chấp hành đúng quy định về công bố thông tin, cung cấp đầy đủ và đúng hạn.
Tăng tỷ lệ thành viên độc lập trong HĐQT để tăng mức độ CBTT
Hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam chưa đảm bảo được tính độc lập của HĐQT trong hoạt động của mình. Theo số liệu thu thập từ mẫu nghiên cứu, hầu hết các doanh nghiệp đều không đáp ứng được về tỷ lệ thành viên độc lập theo thông tư 121/2012/TT- BTC yêu cầu tối thiểu 1/3 số thành viên HĐQT phải độc lập. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy tỷ lệ thành viên HĐQT không tham gia điều hành càng cao thì mức độ CBTT của doanh nghiệp càng cao. Vì vậy để cải thiện tính minh bạch thông tin, các doanh nghiệp cần thiết phải có sự độc lập của HĐQT. Để tăng số lượng thành viên HĐQT độc lập, thay đổi cơ cấu của HĐQT trong thời gian ngắn cũng gây không ít khó khăn cho các doanh nghiệp khi mà phần lớn các công ty cổ phần trưởng thành từ mô hình công ty gia đình như hiện nay. Một số công ty khác, dù đã cổ phần hóa nhưng có kết cấu cổ đông vẫn là những người trong gia đình. Do vậy hình thức quản trị công ty vẫn mang nặng tính gia đình trị. Để làm được điều này, các doanh nghiệp có thể thực hiện một số biện pháp sau:
• Xây dựng tiêu chí cho thành viên HĐQT hướng tới tương lai gần, thắt chặt các quy định về khái niệm “độc lập” theo thông tư 121/2012/TT-BTC như: độc lập trong quan hệ nhân thân, độc lập trong quan hệ sở hữu và kinh tế.
• Các doanh nghiệp có thể chủ động thuê những cá nhân bên ngoài làm thành viên HĐQT để tăng tính độc lập, các thành viên này sẽ giúp công ty nâng cao hiệu quả hoạt động và minh bạch hơn trong CBTT. Các thành viên HĐQT được thuê này phải là người có đủ năng lực, kiến thức chuyên môn, có kinh nghiệm về lĩnh vực mà doanh nghiệp đang hoạt động.
• Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng cần quy định thời hạn cho việc tham gia HĐQT với tư cách là thành viên HĐQT độc lập. Thuê tư vấn, kiểm toán bên ngoài hàng năm để đánh giá tính độc lập cùa thành viên HĐQT trên những khía cạnh chủ yếu.
Nâng cao chất lượng đội ngũ lập các CBTT
Một thông tin được công bố có chất lượng hay không, đòi hỏi cần có một đội ngũ lập và trình bày các báo cáo một cách có năng lực chuyên môn để phản ánh đúng và đủ nghiệp vụ kế toán, lập BCTC hợp nhất đúng quy định, đồng thời có năng lực phân tích các thông tin, có trình độ ngoại ngữ, vận dụng các thiết bị công nghệ thông tin thành thạo. Do vậy, các DNNY cần chú ý nâng cao chất lượng đội ngũ lập báo cáo:
• Cần có chính sách đào tạo nghiệp vụ cho đội ngũ kế toán để làm tốt BCTC, BCTC hợp nhất theo đúng quy định, các kiến thức về phân tích tài chính… Ngoài chuyên môn, chính sách đào tạo cần hướng về đạo đức nghề nghiệp của kế toán, tránh gian lận trong cung cấp thông tin.
• Trau dồi kiến thức, nâng cao kỹ năng về công nghệ thông tin, sử dụng thành thạo máy vi tính và các công cụ hỗ trợ công việc kế toán như internet, các phần mềm kế toán… • Phối kết hợp hài hòa, đồng bộ các bộ phận, phòng ban liên quan để tổ chức tốt các công tác lập, thiết kế và trình bày báo cáo.
Hiện đại hóa các công cụ phục vụ việc cung cấp thông tin
Các CTCP niêm yết phải là các DN chú trọng trong ứng dụng công nghệ thông tin bởi chịu sự ràng buộc chặt chẽ về thời gian niêm yết, công bố các thông tin. Trang bị các thiết bị hiện đại để phục vụ làm việc và cung cấp các thông tin như hệ thống máy tính, mạng internet… Trang bị phần mềm kế toán, một công cụ hữu hiệu để hỗ trợ cung cấp các thông tin nhanh chóng, kịp thời. Thiết kế trang thông tin điện tử (website) của doanh nghiệp để phục vụ công bố thông tin được liên tục, cập nhật.
Kết luận Chương 5
Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đã đề ra một số kiến nghị với các doanh nghiệp niêm yết, các cơ quan nhà nước và các nhà đầu tư có liên quan nhằm nâng cao mức độ CBTT của các doanh nghiệp, tạo điều kiện cho thị trường chứng khoán phát triển một cách lành mạnh, bền vững, đảm bảo quyền lợi cho tất cả các bên tham gia.
Các doanh nghiệp cần gia tăng mức độ CBTT bởi vì việc CBTT có thể làm gia tăng uy tín của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp dễ dàng thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư. Đề xuất các cơ quan quản lý nhà nước về việc xây dựng và thực hiện những quy chế, quy định của thị trường chứng khoán đối với các doanh nghiệp niêm yết.
Ngoài ra, các nhà đầu tư có thể căn cứ vào kết quả nghiên cứu để nhận ra mức độ CBTT của các doanh nghiệp niêm yết trước khi đưa ra quyết định của họ.
Với nội dung đã trình bày trong luận văn, tác giả hy vọng các giải pháp hoàn thiện hệ thống CBTT của các DNNY sẽ đáp ứng được nhu cầu thông tin của đa dạng các đối tượng sử dụng và hài hòa với khả năng lập báo cáo từ phía DN, góp phần làm minh bạch thông tin, tạo niềm tin cho NĐT và công chúng, thúc đẩy TTCK Việt Nam phát triển ổn định, bền vững.
KẾT LUẬN
Trong thời gian hoạt động vừa qua, thị trường chứng khoán Việt Nam đã trãi qua nhiều sự kiện thăng trầm do bị ảnh hưởng và tác động bởi nhiều yếu tố nhưng trong đó, nổi bất nhất là vấn đề CBTT. Có rất nhiều sai phạm trong CBTT như sai phạm trong CBTT bất thường, thông tin công bố không đầy đủ. Việc thiếu minh bạch trong CBTT là nguyên nhân chính gây ra những tin đồn thất thiệt ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán, đặc biệt là đối với các nhà đầu tư.
Nhà đầu tư là thành phần quan trọng nhất của thị trường chứng khoán. Sự phát triển của thị trường chứng khoán của một quốc gia phụ thuộc rất nhiều vào nhà đầu tư. Vì vậy, bảo vệ nhà đầu tư là bảo vệ sự phát triển của thị trường từ gốc. Tuy nhiên, vai trò của nhà đầu tư ít được đề cập đến ở Việt Nam trong thời gian qua.
Qua quá trình thực hiện, luận văn đã làm rõ được các kết quả sau:
Luận văn tập trung làm rõ cơ sở lý luận về thị trường chứng khoán, doanh nghiệp niêm yết, khái niệm công bố thông tin và các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin, đề xuất các yếu tố để thực hiện khảo sát
Giải thích về quá trình thực hiện, phân tích và diễn giải chi tiết về kết quả của bài nghiên cứu. Các doanh nghiệp có thể cải thiện mức độ CBTT của mình để tăng niềm tin của các nhà đầu tư dựa vào mối quan hệ giữa Mức độ CBTT và các nhân tố Quy mô HĐQT, Thời gian hoạt động, Thành phần HĐQT độc lập và tỷ lệ sở hữu nước ngoài của DNNY. Các doanh nghiệp cần gia tăng mức độ CBTT bởi vì việc CBTT có thể làm gia tăng uy tín của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp dễ dàng thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư.
Kết quả nghiên cứu của đề tài mong muốn giúp cho doanh nghiệp nhận thức được tầm quan trọng của việc CBTT, giúp doanh nghiệp hoàn thiện tốt hơn việc CBTT để ngày càng củng cố vị trí của mình trên thị trường chứng khoán. Giúp nhà đầu tư nhận thức được doanh nghiệp nào phát triển tốt hơn thông qua các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ CBTT trong kết quả nghiên cứu. Các cơ quan quản lý nhà nước có cái nhìn tổng thể hơn về thị trường chứng khoán và công ty niêm yết từ đó đưa ra các chính sách thích hợp.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO * Tiếng Việt:
1. Bộ Tài chính (2006), Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam, Nhà xuất bản Tài chính. 2. Bộ Tài chính (2007), Thông tư 38/2007/TT-BTC – Hướng dẫn về việc CBTT trên thị trường chứng khoán. 3. Bộ Tài chính (2010), Thông tư 09/2010/TT-BTC –Hướng dẫn về việc CBTT trên thị trường chứng khoán. 4. Bộ Tài chính (2012), Thông tư 121/2012/TT- BTC – Quy định về quản trị công ty áp dụng cho các công ty đại chúng.
5. Bộ Tài chính (2012), Thông tư 52/2012/TT-BTC – Yêu cầu về tính đầy đủ, chính xác, kịp thời của các thông tin được công bố.
6. Chính phủ (2007),
6. Đoàn Nguyễn Phương Trang (2010), Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, Kỷ yếu hội thảo “35 năm phát triển và hội nhập Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng”. Đại học Đà Nẵng.
7. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Thống kê ứng dụng, Nhà xuất bản Thống kê.
8. Huỳnh Thị Vân (2013), Nghiên cứu mức độ công bố thông tin kế toán của các doanh nghiệp ngành xây dựng yết giá tại Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội, Luận văn Thạc sỹ, Đại học Đà Nẵng.
9. Luật kế toán ngày 17/06/2007.
10. Lê Trường Vinh, Hoàng Trọng (2008), Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ minh bạch thông tin của doanh nghiệp niêm yết theo cảm nhận nhà đầu tư. Tạp chí kinh tế số 218 (2008).
11. Nguyễn Công Phương và cộng sự (2012), Nghiên cứu thực trạng công bố thông tin trong báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh. Đề tài khoa học và công nghệ cấp cơ sở, Đại học Đà Nẵng.
12. Nguyễn Thị Thanh Phương (2016), Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin trong báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán Tp.HCM. Luận văn Thạc sỹ, Đại học Đà Nẵng.
13. Phạm Thị Thu Đông (2013), Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin trong báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán Hà Nội. Luận văn Thạc sỹ, Đại học Đà Nẵng.
* Tiếng Anh:
14. Aljifri và Alzarouni (2013), The association between firm characteristics and corporate financial disclosures: evidence from UAE companies. The International Journal of Business and Finance research, Vol 8, No.2.
15. Adina P. and Ion P., (2008), Aspects Regarding Corprate Mandatory and Voluntary Disclosure. The Journal of the Faculty of Economics.
16. Entwistle, G.M. (1999), Exploring the R&D disclosure environment. Accounting Horizons.
17. Healy, P. and Papelu, K. (2001), Information asymmetry, corporate disclosure and the capital market: A review of the empirical disclosure literature. Journal of Accounting and Economics.
18. Kees Caferman and Terence E. Cooke (2002), An Analys of Diclosure in the Annual reports of U.K and Dutch Companies. Journal of International Accounting Research. 19. Meek, G.K., Roberts, C.B, & Gray, S.J. (1995), Factors influencing voluntary annual report disclosure U.S., U.K., and continental European multinational corporations, Journal of International Business Studies.
20. M.C. Jensen, W. H. Meckling (1976), Theory of the firms: Managerial Behaviour, Agency Cost and Ownership Structure. Journal of Financial Economics.
21. Mohamed Moustafa Soliman (2013), Firm characteristics and the Extent of Voluntary Disclosure: The Case of Egypt. Research Journal of Finance and Accounting.
22. M.C. Jensen, W.H. Meckling (1976), Theory of the firms: Managerial Behaviour, Agency Cost and Ownership Structure. Journal of Financial Economics.
23. M. Lang, R. Lunholm (1993), Cross.sectional determinants of analyst ratings of corporate disclosure. Journal of Accounting Research.
25. Nandi và Ghosh (2012), Corporate governance attributes, film characteristics and the level of corporate disclosure: Evidence from the Indian listed firms. Decision Science letters 2.
26. Newman, P. & Sansing, R. (1993), Disclosure policies with multiple uses, Journal of Accounting Research.
27. Newman, P., Sansing, R. (1993), Diclosure policies with multiple uses. Journal of Accounting Research.
28. R. L. Watts, J. L. Jimmerman (1986), Posity Accounting Theory. Prentice Hall Englewood Clifls.N.L
29. R.L. Watts, J.L. Jimmerman (1986), Posity Accounting Theory. Prentice.Hall, Englewood Clifls, N.L.
30. Sanjay Bhayani (2012), The relationship between comprehensiveness of Corporate disclosure anh firm characteristics in India. Asia.Pacific Finace and Accounting Review, Vol 1, No.1.
31. Sartawi, et al. (2012), Board Composition, Firms Characteristics, and Voluntary Diclosure: The case of Jordanian Firms Listed on the Amman Stock Exchange. International Business Research.
32. Singhvi, S.S. & Desai, H.B. (1971), An empirical analysis of quality of corporate financial disclosure. The Accounting Review.
33. T.E. Cooke (1991), An Emprical Study of Financial disclosure by Swedish companies. Gland Pub, NewYork.
34. T.E. Cooke (1992), The impact of size, Stock Market Listing and Industry Type on Diclosure in the Annal Reports of Janpanese Listed Corporations. Accounting and Business Research.
35. Yanesari, A.N (2012), Board Characteristics and Corporate Voluntary Diclosure: An Iranian Perspective. Archices Des Sciences.
PHỤ LỤC 1: DANH SÁCH 130 DOANH NGHIỆP ĐƯỢC CHỌN TRONG MẪU NGHIÊN CỨU
STT Mã Chứng khoán Tên Công ty
1 AAM Công ty Cổ phần Thủy sản Mekong
2 ACL Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Thủy sản Cửu Long An Giang
3 AGM Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu An Giang
4 ANV Công ty Cổ phần Nam Việt
5 BBC Công ty Cổ phần BIBICA
6 BCE Công ty Cổ phần Xây dựng và Giao thông Bình Dương
7 BMP Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh
8 BRC Công ty Cổ phần Cao su Bến Thành
9 C32 Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng 3.2
10 CII Công ty Cổ phần Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP.HCM
11 CMX Công ty Cổ phần Camimex Group
12 CNG Công ty Cổ phần CNG Việt Nam
13 CTI Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Cường Thuận IDICO
14 D2D Công ty Cổ phần Phát triển Đô thị Công nghiệp số 2
15 DAG Công ty Cổ phần Tập đoàn Nhựa Đông Á
16 DCL Công ty Cổ phần Dược phẩm Cửu Long
17 DHA Công ty Cổ phần Hóa An
18 DHC Công ty Cổ phần Đông Hải Bến Tre
19 DPM Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí - Công ty Cổ phần
21 DXG Công ty Cổ phần Tập đoàn Đất Xanh
22 ELC Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Công nghệ Điện tử - Viễn thông
23 EMC Công ty Cổ phần Cơ điện Thủ Đức
24 EVE Công ty Cổ phần Everpia
25 FCN Công ty Cổ phần FECON
26 FIR Công ty Cổ phần Địa ốc First Real
27 FLC Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC
28 FMC Công ty Cổ phần Thực phẩm Sao Ta
29 FPT Công ty Cổ phần FPT
30 GDT Công ty Cổ phần Chế biến Gỗ Đức Thành
31 GMC Công ty Cổ phần Sản xuất Thương mại May Sài Gòn
32 GTA Công ty Cổ phần Chế biến Gỗ Thuận An
33 GTN Công ty Cổ phần GTNFOODS
34 HAG Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai
35 HAP Công ty Cổ phần Tập đoàn HAPACO
36 HCD Công ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất và Thương mại