Yêu cầu công bố thông tin trong chuẩn mực kể toán – kiểm toán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng công bố thông tin của các doanh nghiệp niêm yết HOSE, nhóm ngành sản xuất, kinh doanh và đề xuất giải pháp (Trang 33 - 36)

Trong ISAB – khuôn mẫu lý thuyết về kiểm toán, bốn tính chất quan trọng của thông tin kế toán được yêu cầu phải thể hiện là:

Tính có thể hiểu được (Understandability): Kế toán viên, người thực hiện việc lập BCTC được giả định rằng có một kiến thức nhất định về kinh doanh, các hoạt động kinh tế và kế toán. Tuy nhiên không có nghĩa là các thông tin phức tạp với nhu cầu ra quyết định kinh tế của người sử dụng lại có thể không được trình bày trên BCTC với lý do là chúng được cho là quá khó hiểu đối với người sử dụng.

Tính thích hợp (Relevance): thông tin được cho là thích hợp khi nó ảnh hưởng đến quyết định của người sử dụng, giúp họ đánh giá các sự kiện quá khứ, hiện tại và tương lai hay điều chỉnh các đánh giá trong quá khứ của họ. Thông tin thích hợp chịu ảnh hưởng bởi bản chất và tính trọng yếu của nó.

Trong một vài trường hợp, chỉ riêng về tính chất thuần hóa của vấn đề cũng đủ để xác định tính thích hợp của chúng. Ví dụ: Báo cáo của một đơn vị thành viên có thể ảnh hưởng đến việc đánh giá rủi ro và cơ hội mà đơn vị đang đối mặt mà không cần xét đến tính trọng yếu của kết quả đạt được của đơn vị thành viên đó trong kỳ báo cáo. Trong các trường hợp khác, cả bản chất và mức trọng yếu của thông tin đều quan trọng. Ví dụ: giá trị của mỗi loại hàng hoá tồn kho chủ yếu đều quan trọng đối với doanh nghiệp.

Thông tin được xem là trọng yếu nếu thiếu hay sai lệch thông tin có thể ảnh hưởng đến người sử dụng khi họ dựa trên BCTC để ra quyết định. Tính trọng yếu phụ thuộc vào độ lớn của khoản mục hay sai sót được đánh giá trong từng trường hợp cụ thể.

Tính đáng tin cậy (Reliability): thông tin đáng tin cậy là thông tin không chứa đựng các sai sót hay thiên lêch trọng yếu và được trình bày trung thực. Để đạt được điều này, thông tin cần phải được:

+ Trình bày trung thực (Faithful representation): trình bày các sự kiện, nghiệp vụ theo đúng nội dung xảy ra hay dự đoán hợp lý. Phần lớn các thông tin tài chính có thể được trình bày thiếu trung thực không phải vì thiên lệch mà do khó khăn trong việc xác định nghiệp vụ hay sự kiện cũng như đo lường giá trị của nghiệp vụ. + Tôn trọng nội dung hơn hình thức (Substance over form): các nghiệp vụ hay sự kiện phải được tính toán và trình bày theo nội dung và tính chất kinh tế chứ không phải đơn thuần theo hình thức pháp lý. Nội dung và hình thức pháp lý không phải lúc nào cũng nhất quán.

+ Khách quan (Neutrality): thông tin được trình bày phải khách quan, không bị xuyên tạc, không được trình bày nhằm để đạt được kết quả đã được xác định trước.

+ Thận trọng (Prudence): thận trọng là việc cân nhắc trong điều kiện không chắc chắn. Nguyên tắc thận trọng không cho phép khai thiếu tài sản và thu nhập hay khai khống chi phí.

+ Đầy đủ (Completeness): thông tin trình bày trên BCTC phải đầy đủ trong giới hạn của tính trọng yếu và chi phí. Việc thiếu thông tin có thể dẫn đến thông tin sai lệch hay chệch hướng và thông tin có thể trở nên không đáng tin cậy hay không thích hợp.

Tính có thể so sánh được (Comparability): thông tin phải trình bày để người sử dụng có thể so sánh các BCTC của đơn vị trong một khoảng thời gian nhằm xác định xu hướng về tình hình tài chính và kết quả hoạt động của các đơn vị khác nhau với nhau nhằm so sánh đánh giá tình hình tài chính, kết quả hoạt động và sự thay đổi tình hình tài chính của các bên.

Theo chuẩn mực kế toán VAS 01: Chuẩn mực chung, quy định rõ các yêu cầu cơ bản đối với kế toán: trung thực, khách quan, đầy đủ, kịp thời, dễ hiểu, có thể so sánh được.

+ Trung thực: các thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và báo cáo trên cơ sở các bằng chứng đầy đủ, khách quan và đúng với thực tế về hiện trạng, bản chất nội dung và giá trị của nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

+ Khách quan: các thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và báo cáo đúng với thực tế, không bị xuyên tạc, không bị bóp méo.

+ Đầy đủ: mọi nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh liên quan đến kỳ kế toán phải được ghi chép và báo cáo đầy đủ, không bị bỏ sót.

+ Kịp thời: các thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và báo cáo kịp thời, đúng hoặc trước thời hạn quy định, không được chậm trễ.

+ Dễ hiểu: các thông tin và số liệu kế toán trình bày trong BCTC phải rõ ràng, dễ hiểu đối với người sử dụng. Người sử dụng ở đây được hiểu là người có hiểu biết về

kinh doanh, về kinh tế tài chính, kế toán ở mức trung bình. Thông tin về những vấn đề phức tạp trong BCTC phải được giải trình trong phần thuyết minh.

+ Có thể so sánh: các thông tin và số liệu kế toán giữa các kỳ kế toán trong một doanh nghiệp và giữa các doanh nghiệp chỉ có thể so sánh được khi chúng được tính toán và trình bày nhất quán. Trường hợp không nhất quán thì phải giải trình trong phần thuyết minh để người sử dụng BCTC có thể so sánh thông tin giữa các kỳ kế toán, giữa các doanh nghiệp hoặc giữa thông tin thực hiện với thông tin kế hoạch, dự toán.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng công bố thông tin của các doanh nghiệp niêm yết HOSE, nhóm ngành sản xuất, kinh doanh và đề xuất giải pháp (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)