Thực trạng công bố thông tin của doanh nghiệp niêm yết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng công bố thông tin của các doanh nghiệp niêm yết HOSE, nhóm ngành sản xuất, kinh doanh và đề xuất giải pháp (Trang 79 - 81)

Từ kết quả thống kê mô tả chi tiết và phân tính tương quan, hồi quy của các biến độc lập đối với biến phụ thuộc là Mức độ công bố thông tin trong các BCTC của Doanh nghiệp, hiện chỉ số CBTT của các doanh nghiệp niêm yết đã được khảo sát trên Sở Giao dịch chứng khoán Tp.HCM đạt trung bình là 0.83 so với mức độ công bố đầy đủ là 1. Tức là, tại Sở Giao dịch chứng khoán Tp.HCM, mức độ CBTT bình quân của các doanh nghiệp niêm yết chỉ đạt 83.00%, còn gần 17% các chỉ mục thông tin cần thiết chưa được trình bày. Mức độ công bố đầy đủ cao nhất đã đạt 94% và mức thấp nhất là 61% với độ lệch chuẩn là 0.08. Khoảng cách giữa giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của mức độ CBTT là 33%, điều này cho thấy mức độ CBTT giữa các doanh nghiệp có sự chênh lệch tương đối. Hay nói cách khác, vẫn còn tồn tại nhiều doanh nghiệp niêm yết CBTT chưa đầy đủ. Điều này dễ làm cho các đối tượng sử dụng BCTC có khả năng nhận định và phân tích số liệu bị nhầm lẫn.

Trong đó, mức độ công bố thông tin sẽ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố đã được kiểm định là:

Doanh nghiệp có quy mô HĐQT càng đông thì mức độ công bố thông tin càng nhiều. Điều này được giải thích là do bởi các doanh nghiệp có tài sản lớn, có nhiều cổ

đông do đó áp lực về cung cấp thông tin cho các nhà đầu tư cao. Đồng thời, nhiều thành viên HĐQT cũng có thể hỗ trợ và theo dõi những thông tin được công bố để có thể phản hồi một cách chính xác về tình hình doanh nghiệp lúc bấy giờ.

Doanh nghiệp có thời gian hoạt động càng lâu thì mức độ công bố thông tin càng nhiều. Lý do là vì các công ty hoạt động lâu dài có cơ hội để cải thiện các điều kiện

cho quá trình báo cáo như bộ máy kế toán, trình độ áp dụng công nghệ thông tin và các chi phí liên quan đến việc trình bày BCTC. Ngoài ra, khi hoạt động lâu dài, họ càng có nhiều thành tựu để báo cáo nhằm tăng danh tiếng trên thị trường. Mặt khác, các công ty mới ra đời sau chịu áp lực cạnh tranh nhiều hơn từ các đối thủ trên thị trường, do đó họ có xu hướng che dấu những thông tin có ảnh hưởng tiêu cực đến vị thế cạnh tranh của họ trên thị trường.

Doanh nghiệp có thành viên HĐQT không tham gia điều hành càng lớn thì mức độ công bố thông tin càng cao. Điều này được giải thích rằng, các công ty càng

lớn, càng có xu hướng quan tâm nhiều hơn đến thực trạng kết quả công việc quản lý và công việc vận hành hoạt động kinh doanh sản xuất. Đối với một hay nhiều thành viên không cùng tham gia điều hành thì không bị vướng quá nhiều về tính lợi ích đối với hoạt động của công ty, nên thành viên HĐQT độc lập sẽ đưa ra cái nhìn khách quan hơn trong suốt quá trình làm việc và quản lý của HĐQT.

Tỷ lệ sở hữu cổ đông nước ngoài so với cổ đông toàn doanh nghiệp càng lớn thì mức độ công bố thông tin càng cao. Điều này được giải thích rằng, với các nhà đầu tư

nước ngoài, với kinh nghiệm và kiến thức đa quốc gia của cổ đông nước ngoài, cũng như tính thiết yếu của công bố thông tin, thì họ cân nhắc và xem xét khá kỹ lưỡng các thông tin được công bố và các thông tin nội bộ của doanh nghiệp để có thể xem xét về các khoản mục đầu tư hay chỉnh sửa các chính sách tại doanh nghiệp đó cho phù hợp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng công bố thông tin của các doanh nghiệp niêm yết HOSE, nhóm ngành sản xuất, kinh doanh và đề xuất giải pháp (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)