Quy mô doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng công bố thông tin của các doanh nghiệp niêm yết HOSE, nhóm ngành sản xuất, kinh doanh và đề xuất giải pháp (Trang 48 - 49)

Quy mô doanh nghiệp được đánh giá qua các chỉ tiêu như tổng tài sản, tổng nguồn vốn, doanh thu thuần hay tổng số lao động của doanh nghiệp. Theo lý thuyết đại diện, lý thuyết tín hiệu, lý thuyết chi phí chính trị, lý thuyết tính hợp pháp và các nghiên cứu trước đây thì Quy mô doanh nghiệp là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến mức độ CBTT. Điều này được giải thích như sau: Phạm vi kinh doanh của các doanh nghiệp lớn thường đa dạng hơn về sản phẩm và phạm vi địa lý so với các doanh nghiệp nhỏ. Do đó, quản trị ở đơn vị trung tâm của công ty cần có một hệ thống thông tin đầy đủ, chi tiết để đưa ra các quyết định quản lý và kinh doanh có hiệu quả. Vì vậy các doanh nghiệp lớn thường có đủ nguồn lực và chuyên môn cần thiết để đáp ứng việc CBTT.

Theo lý thuyết đại diện thì có sự tách bạch giữa quyền sở hữu và kiểm soát công ty và các vấn đề bất đối xứng thông tin từ các nhà quản lý và các cổ đông đã xảy ra vấn đề chi phí đại diện. Do đó, ở các công ty lớn với số lượng cổ đông nhiều, chi phí đại diện sẽ gia tăng vì các công ty có khuynh hướng nỗ lực hơn trong việc giám sát người quản lý. Để làm giảm chi phí này, các công ty có xu hướng CBTT ngày càng nhiều hơn. Theo lý thuyết tín hiệu, các doanh nghiệp lớn nhận thức rằng việc phát tín hiệu, công bố nhiều thông tin cho người sử dụng sẽ thu hút nhiều nhà đầu tư hơn do đó sẽ làm tăng giá trị cổ phiếu hơn. Hơn nữa, việc CBTT chi tiết có thể đưa các công ty nhỏ vào thế bất lợi so với các công ty lớn cùng ngành nghề. Lý thuyết chi phí chính trị chỉ ra rằng các doanh nghiệp có quy mô nhỏ sẽ có chi phí chính trị ít hơn các doanh nghiệp có quy mô lớn. Do đó, doanh nghiệp có quy mô càng lớn sẽ càng công bố nhiều thông

tin hơn để làm giảm chi phí chính trị và gia tăng sự tin cậy trên thị trường. Còn theo lý thuyết tính hợp pháp, các công ty lớn có xu hướng công bố nhiều thông tin hơn và sử dụng nó như là công cụ để làm giảm áp lực từ những quy định của chính phủ.

Nghiên cứu của Nandi và Ghosh (2012), nghiên cứu của Mohamed Moustafa Soliman (2013) đã cho thấy quy mô doanh nghiệp có mối quan hệ đáng kể đến mức độ CBTT trong BCTC của các doanh nghiệp. Tại Việt Nam, nghiên cứu của Huỳnh Thị Vân (2013) đo lường Quy mô doanh nghiệp bằng Tổng Tài sản và nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Phương (2016) đo lường Quy mô doanh nghiệp bằng cả hai chỉ tiêu là Tổng Tài sản và Tổng Doanh thu. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy quy mô doanh nghiệp có mối quan hệ với mức độ CBTT.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng công bố thông tin của các doanh nghiệp niêm yết HOSE, nhóm ngành sản xuất, kinh doanh và đề xuất giải pháp (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)