Đối với Nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng công bố thông tin của các doanh nghiệp niêm yết HOSE, nhóm ngành sản xuất, kinh doanh và đề xuất giải pháp (Trang 90 - 92)

Dưới góc độ quản lý vĩ mô, sự can thiệp của Nhà nước với các công cụ đắc lực là luật pháp, các văn bản pháp lý, các chế tài xử phạt là rất cần thiết để thực hiện hoàn thiện CBTT. Vì thế, tác giả đưa ra một số đề xuất và kiến nghị về phía Nhà nước như sau:

Xây dựng, chuẩn hóa và ban hành các quy định về CBTT

CBTT là công cụ của NĐT và đối tượng sử dụng thông tin của DN. Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý về hệ thống CBTT là điều kiện cần thiết hiện nay, khi nề kinh tế còn ảnh hưởng bởi khủng hoảng, lạm phát và TTCK Việt Nam còn tình trạng suy thoái, ỳ ạch, vẫn còn nhiều DN xem nhẹ và vi phạm các yêu cầu trong CBTT.

Bộ Tài chính, UBCKNN cần điều chỉnh lại các quy định về công bố thông tin. Cần loại bỏ các thông tin trùng lặp trong BCTC và Báo cáo thường niên. Với hệ thống văn bản quy định phù hợp, chất lượng công bố thông tin sẽ được nâng cao, từ đó, tạo tâm lý ổn định, tin tưởng của nhà đầu tư và công chúng với thông tin DN cung cấp.

Tăng cường công tác tuyên truyền

Thực tế cho thấy, ban lãnh đạo DN chưa thực sự coi cổ đông là chủ doanh nghiệp. Nhiều DN vẫn coi việc công bố thông tin chỉ mang tính hình thức, đối phó. Nhiều DN còn lợi dụng tính hướng dẫn trong quy định về CBTT để thực hiện việc cung cấp thông tin theo hướng có lợi nhất, tránh các thông tin thật về tình hình tài chính và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hoặc quá lạm dụng vào các CBTT để sử dụng như công cụ quảng bá sản phẩm, doanh nghiệp… Việc CBTT của các DNNY còn chưa thực sự minh bạch, chưa tạo được niềm tin từ số liệu và thông tin cung cấp cho NĐT và các đối tượng sử dụng thông tin. Khi thông tin chưa minh bạch, chính sách kế toán còn chưa phản ánh đúng giá trị thực của doanh nghiệp, các thông tin công bố chưa đạt yêu cầu thì các DNNY vẫn sẽ chưa tạo dựng được mối quan hệ tốt với các nhà đầu tư và công chúng. Để tăng cường ý thức thực hiện của DN, công tác tuyên truyền về tầm quan trọng của công bố thông tin từ phía cơ quan quản lý nhà nước là rất cần thiết.

Công tác tuyên truyền có thể sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng như mạng internet, tivi, đài, báo chí dưới các hình thức văn bản pháp luật liên quan… Công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của DN về trách nhiệm và lợi ích cũng như nghĩa vụ của DN trong việc CBTT. Vai trò của việc CBTT không chỉ phục vụ cho người sử dụng thông tin mà còn đem lại lợi ích trực tiếp như tăng uy tín và quảng bá hình ảnh cho chính doanh nghiệp thực hiện công bố.

Xây dựng chế tài xử phạt cụ thể:

Cần phải có những quy định chặt chẽ về công tác kiểm tra và xử lý các hành vi sai phạm. Hiện nay, Thông tư 155/2015/TT-BTC hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khoán do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành đã có quy định rõ ràng về CBTT của các doanh nghiệp niêm yết. Nếu doanh nghiệp có vi phạm về CBTT sẽ bị xử lý theo quy định và điều này cũng được quy định rõ trong quyết định 85/2010/NĐCP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán. Tuy nhiên, thực tế rất nhiều doanh nghiệp niêm yết hiện nay CBTT chậm hoặc mức độ CBTT còn hạn chế. Nguyên nhân chính về thực trạng này là do công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm về CBTT chưa triệt để. Vì vậy các cơ quan quản lý có liên quan cần tăng cường các quy định và thực hiện nghiêm hơn nữa các biện pháp chế tài xử phạt vi phạm CBTT của các doanh nghiệp niêm yết. Đồng thời, các cơ quan này cần tăng cường giám sát chặt chẽ những doanh nghiệp thường xuyên vi phạm về CBTT để đảm bảo thị trường chứng khoán phát triển một cách lành mạnh, bền vững, đảm bảo quyền lợi cho tất cả các bên tham gia.

Quản lý việc tuân thủ các quy định về quản trị công ty

Thông tư 121/2012/TT-BTC về quản trị công ty có quy định về cơ cấu thành viên HĐQT. Theo đó, trong một doanh nghiệp, tối thiểu 1/3 số thành viên HĐQT phải là thành viên độc lập. Tuy nhiên, theo thống kê trong quá trình thu thập thông tin, chỉ có gần 27% doanh nghiệp trong mẫu khảo sát đạt yêu cầu này. Điều này chứng tỏ việc xử phạt vi phạm về quy định này chưa được thực hiện nghiêm túc. Vì vậy, các cơ quan nhà nước cần có sự tăng cường và thực hiện nghiêm hơn nữa các biện pháp chế tài xử phạt vi phạm về

quản trị công ty của các doanh nghiệp niêm yết nhằm tạo điều kiện cho thị trường chứng khoán phát triển tốt hơn.

Tăng cường chất lượng kiểm soát nội bộ và kiểm toán độc lập

Theo lý thuyết đại diện, Ban kiểm soát đóng vai trò quan trọng trong việc giảm mâu thuẫn lợi ích giữa chủ sở hữu và nhà quản lý. Tuy nhiên trong doanh nghiệp, vị trí của bộ phận này vẫn chưa cao. Cần có những văn bản quy định về chức năng, quyền hạn và trách nhiệm của Ban kiểm soát, về tách biệt giữa thành viên Ban kiểm soát với các thành viên Ban giám đốc, ban hành quy trình điều phối hoạt động và thực hành chức năng của Ban kiểm soát.

Do đó, cần tăng cường và hoàn chỉnh khung pháp lý để kiểm soát công tác kế toán, kiểm toán. Hiện nay, được ủy quyền từ Bộ Tài chính, VACPA thực hiện kiểm soát chất lượng kiểm toán hàng năm nhưng phạm vi thanh tra vẫn còn giới hạn. Ngoài ra, cũng cần bổ sung một số quy định để nâng cao chất lượng kiểm toán. Song song với vấn đề này, cần phải có những giải pháp khuyến khích, trợ giúp các công ty kiểm toán như đào tạo con người và xây dựng tài liệu hướng dẫn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng công bố thông tin của các doanh nghiệp niêm yết HOSE, nhóm ngành sản xuất, kinh doanh và đề xuất giải pháp (Trang 90 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)