7. Kết cấu luận văn
1.4.3. Năng lực, trình độ, tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức
Năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ, công chức được thể hiện từ thái độ, phong cách làm việc, nhiệt tình trong công tác và thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ, tham mưu trình ký các việc chứng thực và trả kết quả chứng thực cho công dân đúng thời gian quy định, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đặt ra. Qua đó, có thể đánh giá một cách toàn diện về năng lực công tác, trình độ chuyên môn của từng cán bộ, công chức khi thực thi công vụ, đó cũng là thức đo về kết quả, tác động nhiều đến hoạt động chứng thực, đáp ứng được yêu cầu của mọi tầng lớp nhân dân trong giai đoạn hiện nay.
Chính vì vậy, trình độ, năng lực và trách nhiệm phục vụ của đội ngũ cán bộ công chức trong công tác chứng thực là thước đo của hiệu quả công việc được giao, đòi hỏi mỗi cán bộ, công chức khi thực hiện nhiệm vụ phải có tâm, có tư duy khoa học, sáng tạo, kỹ năng nghiệp vụ, kỹ năng giao tiếp, văn hóa công sở để nâng cao chất lượng phục vụ, thực hiện hoạt động chứng thực đạt hiệu quả tại các địa phương. Như vậy, năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của các cán bộ công chức là cũng là một trong những yếu tố quan trọng, tác động và quyết định hiệu quả hoạt động chứng thực của UBND huyện, xã và thực hiện tốt các thủ tục hành chính trong cơ quan nhà nước, góp phần cải cách thủ hành chính, xây dựng chính quyền điện tử, hiện đại trên địa bàn huyện trong thời gian đến.
1.4.4. Nhận thức của xã hội về công tác chứng thực
Trong điều kiện hiện nay, đời sống kinh tế xã hội phát triển mạnh, công nghệ thông tin thâm nhập sâu vào đời sống, điều đó đã làm cho trình độ dân trí theo mặt bằng chung trên địa bàn Huyện được nâng lên rõ rệt, nhân dân có nhu cầu tìm hiểu pháp luật và am hiểu pháp luật ngày càng cao, ý thức chấp hành pháp luật của nhân dân ngày càng cải thiện rõ rệt trên mọi lĩnh vực trong đó có lĩnh vực chứng thực.
Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn một bộ phận nhân dân còn thờ ơ, chưa quan tâm đến công tác tìm hiểu pháp luật, do đó khi thực hiện các giao dịch dân sự với các cơ quan hành chính luôn khó khăn trong hướng dẫn các thủ tục, các loại thủ tục cần thiết cho hồ sơ không được nhân dân đáp ứng, việc soạn thào các văn bản để đề nghị chứng thực nhân dân không tự mình thực hiện được làm mất thời gian hướng dẫn, hoàn thiện. Chính từ sự thiếu hiểu biết cũng góp phần gây ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về chứng thực. Do đó cần phải có những biện pháp triển khai tuyên truyền thích hợp để hoạt động quản lý nhà nước về chứng thực được tốt hơn.
Ngoài ra, còn một số người dân xem thường pháp luật do chế tài xử lý còn nhẹ, chưa đủ sức ren đe, có những trường hợp cố tình lừa dối hồ sơ, tài liệu với ý đồ qua mặt cơ quan chứng thực nhằm đạt được mục đích của bản thân, từ đó làm cho vấn đề xác minh, giải quyết, xử lý vụ việc của cơ quan chứng thực gặp khó khăn, tốn thời gian.
Sự phát triển của công nghệ thông tin đã góp một phần tích cực trong công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực nói chung và lĩnh vực chứng thực nói riêng, hệ thống quản lý được phần mềm hóa, các văn bản được quản lý chặt chẽ từ khâu triển khai, thực hiện đến giám sát. Để thực hiện hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước về chứng thực của các cấp chính quyền trong giai đoạn hiện nay, đòi hỏi các cấp, các ngành phải quan tâm phân bổ kinh phí, thực hiện đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, phòng làm việc, bộ phận một cửa, tiếp công dân, tiếp nhận hồ sơ chứng thực và vận hành hệ thống phần mềm hiện đại, tiện ích trong việc tiếp nhận hồ sơ, trao trả kết quả cho công dân. Phát triển hệ thống công nghệ, thông tin trong hoạt động chứng thực sẽ tiết kiệm thời gian, chi phí, thủ tục nhanh gọn, đồng thời theo dõi, kiểm soát hiệu quả quản lý nhà nước về chứng thực trong thực tiễn.
Tiểu kết chương
Nội dung Chương 1 đã phân tích làm rõ được khái niệm, đặc điểm, nội dung, nguyên tắc, trình tự, thủ tục thực hiện chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp Huyện, Ủy ban nhân dân cấp Xã; trách nhiệm quản lý nhà nước về thực hiện chứng thực của Ủy ban nhân dân, quy trình trong quản lý hoạt động chứng thực, phân định thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp Huyện và cấp Xã; chỉ ra được vai trò của hoạt động chứng thực và những nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về lĩnh vực này.
Quản lý nhà nước về hoạt động chứng thực bên cạnh các nhiệm vụ theo quy định của pháp luật mà Ủy ban nhân dân phải thực hiện thì công tác thanh kiểm tra, giám sát nhằm phát hiện những khuyết điểm, sai sót, các biểu hiện vi phạm pháp luật để kịp thời ngăn ngừa, xử lý các tiêu cực phát sinh; nhằm bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, phát huy dân chủ cở trong hoạt động chứng thực.
Thực hiện tốt quản lý nhà nước về chứng thực không những góp phần thúc đẩy cải cách nền hành chính, xây dựng nền hành chính công ngày càng mang tính phục vụ, thể hiện rõ trách nhiệm của Nhà nước trong việc giải quyết các thủ tục hành chính cho Nhân dân, mà còn thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của kinh tế - xã hội ở địa phương.
Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHỨNG THỰC CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TẠI HUYỆN NÚI THÀNH, TỈNH QUẢNG NAM
2.1. Khái quát chung về đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội và những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động chứng thực của UBND tại huyện Núi Thành, tỉnh Quảng ảnh hưởng đến hoạt động chứng thực của UBND tại huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam hiện nay
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên
Huyện Núi Thành là một huyện của tỉnh Quảng Nam, được thành lập năm 1983 trên cơ sở thành lập huyện Núi Thành và thị xã Tam Kỳ (nay là thành phố Tam Kỳ, tỉnh lị của Quảng Nam). Phía Bắc giáp thành phố Tam Kỳ, phía Nam giáp huyện Bình Sơn và huyện Trà Bồng của tỉnh Quảng Ngãi, phía Tây giáp huyện Bắc Trà My, phía Đông giáp biển Đông. Huyện Núi Thành bao gồm Thị trấn Núi Thành, xã Tam Xuân 1, Tam Xuân 2, Tam Tiến, Tam Sơn, Tam Thạnh, Tam Anh Bắc, Tam Anh Nam, Tam Hòa, Tam Hiệp, Tam Hải, Tam Giang, Tam Quang, Tam Nghĩa, Tam Mỹ Đông, Tam Mỹ Tây, Tam Trà.
Núi Thành là huyện nằm phía Nam của tỉnh Quảng Nam, có diện tích tự nhiên là 533,96 km2 gồm 17 xã, thị trấn trong đó có 04 xã ven biển, 01 xã đảo, 01 thị trấn, 06 xã đồng bằng, 05 xã trung du và miền núi với 138 thôn, khối phố; Dân số toàn huyện có 138.113 người. Là một trong những huyện có tốc độ phát triển công nghiệp nhanh, bền vững của tỉnh Quảng Nam. Khu Kinh Tế Mở Chu Lai và nền kinh tế địa phương theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tăng cường các nguồn thu địa phương, đóng góp hơn 60% tổng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
Theo điều chỉnh quy hoạch, bao gồm thị trấn Núi Thành và các xã Tam Quang, Tam Hiệp, Tam Hòa, Tam Anh Bắc, Tam Anh Nam, Tam Tiến và một phần xã Tam Nghĩa thuộc huyện Núi Thành; các xã Tam Thanh, Tam Phú, một phần xã Tam Thăng và phường An Phú thuộc thành phố Tam Kỳ; các xã Bình Hải, Bình Sa, một phần xã Bình Nam, Bình Trung, Bình Tú, Bình Triều, Bình Đào thuộc huyện Thăng Bình.
Ranh giới địa lý được xác định phía Đông giáp biển Đông; phía Tây giáp đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi khu vực thuộc huyện Núi Thành; giáp sông Bàn Thạch
khu vực TP Tam Kỳ; phía Nam giáp huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi; phía Bắc giáp đường nối QL1A với ven đường biển 129.
Khu kinh tế mở Chu Lai là khu kinh tế biển đa ngành, đa lĩnh vực, đồng thời là một trong các đầu mối về giao thông vận tải, giao thương và giao lưu quốc tế quan trọng của khu vực miền Trung và Tây Nguyên; cửa ngõ kết nối ra biển Đông của Tây Nguyên, Nam Lào, Đông Bắc Camphuchia và Thái Lan.
Điều chỉnh quy hoạch lại các khu chức năng, cụ thể là khu phi thuế quan có tổng diện tích 1.012ha, điều chỉnh theo hướng bố trí một khu gắn với sân bay Chu Lai, diện tích 225ha; một khu gắn với khu bến cảng Tam Hiệp, diện tích 40ha; một khu gắn với khu bến cảng Tam Hòa, diện tích 747ha [49, tr.2-3]
Bản đồ 2.1. Tổng thể quy hoạch huyện Núi Thành
(Nguồn: Quyết định số 3853/QĐ-UBND ngày 31/10/2017 của UBND tỉnh Quảng Nam phê duyệt quy hoạch và ban hành quy định quản lý xây dựng, điều chỉnh quy hoạch chung thị trấn Núi Thành mở rộng (đô thị Núi Thành), giai đoạn đến năm 2020 và năm 2030)
2.1.2. Đặc điểm kinh tế-xã hội
Huyện Núi Thành hiện là trung tâm phát triển công nghiệp nhanh và mạnh nhất của tỉnh Quảng Nam với nhiều khu công nghiệp quy mô khá lớn. Ngoài ra, theo Chiến lược phát triển kinh tế vùng ven biển Quảng Nam, khu vực ven biển Núi Thành được ưu tiên đầu tư nhằm thu hút các dự án du lịch lớn tại các điểm du lịch hấp dẫn như Tam Hải, Biển Rạng,... đang trong quá trình hoàn chỉnh điều kiện để được công nhận là điểm du lịch quốc gia. Với những lợi thế nổi trội nêu trên, Núi Thành hội tụ đầy đủ các yếu tố để trở thành khu vực phát triển mạnh mẽ và đột phá của tỉnh Quảng Nam nói riêng và Vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung nói chung.
Bản đồ 2.2. Quy hoạch khu kinh tế mở Chu Lai và vùng đông tỉnh Quảng Nam
Nguồn: Quyết định số 1737/QĐ-TTg ngày 13/12/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung Khu kinh tế mở Chu Lai, tỉnh Quảng Nam đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050
Thị trấn Núi Thành là trung tâm kinh tế-chính trị-văn hóa-xã hội của huyện Núi Thành, đóng vai trò hạt nhân, động lực quan trọng thúc đẩy các hoạt động phát triển kinh
tế xã hội của huyện Núi Thành nói riêng và của Khu kinh tế mở Chu Lai, Vùng Đông Quảng Nam nói chung.
Tỉnh ủy Quảng Nam đã có Kết luận số 38-KL/TU ngày 19/7/2016 của Tỉnh ủy (khóa XXI, hội nghị lần thứ 4) và UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch hành động theo Quyết định số 406/QĐ-UBND ngày 08/02/2017 về xây dựng và phát triển đô thị trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016-2020. Trong đó, đô thị Núi Thành sẽ được công nhận đô thị loại IV vào năm 2018 và công nhận cấp hành chính thị xã vào năm 2019.
UBND huyện Núi Thành đã giao cho CTCP Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn Quảng Nam lập “Chương trình phát triển đô thị Núi Thành đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030”.
Các cấp chính quyền địa phương xác định mục tiêu phát triển đô thị Núi Thành với những tiêu chí
- Phù hợp với sự phát triển của tỉnh và tổng thể phát triển kinh tế-xã hội huyện Núi Thành đến năm 2020;
- Phát triển thành trung tâm phát triển công nghiệp-thương mại-dịch vụ-du lịch-tài chính của Khu kinh tế mở Chu Lai, phấn đấu đạt tiêu chuẩn đô thị loại III vào năm 2030; - Phát triển theo hướng hiện đại, bền vững, đồng thời bảo tồn các giá trị văn hóa, kiến trúc truyền thống;
- Từng bước xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, phát triển kinh tế, thực hiện chính sách an sinh xã hội bền vững.
- Xây dựng cơ chế, chính sách thu hút đầu tư; tập trung đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật cao; phát triển xây dựng cơ sở hạ tầng hiện đại, đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn huyện trong giai đoạn hiện nay [50]
Trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp; nền kinh tế trong nước và địa phương vẫn còn khó khăn, thách thức, song với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, sự đồng tình của cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân, việc thực hiện nhiệm vụ công tác hàng năm đạt kết quả khá toàn diện.
Trong sản xuất nông nghiệp, huyện Núi Thành đã đảm bảo được nguồn lương thực tại chỗ và đang hướng đến nền sản xuất hàng hóa nông nghiệp có quy mô lớn và bền vững. Toàn huyện hiện có 2.400 chiếc tàu thuyền đánh cá, mỗi năm khai thác đạt gần 35
nghìn tấn hải sản các loại. Trên 99% số gia đình sử dụng lưới điện quốc gia phục vụ sinh hoạt và sản xuất, 100% xã có đường ô tô, các thiết chế văn hóa đã được xây dựng mới, số hộ nghèo giảm nhanh qua từng năm.
Kinh tế của huyện tiếp tục tăng trưởng nhanh. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Kết cấu hạ tầng trong các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn huyện tiếp tục được đầu tư mạnh. Công tác xúc tiến, thu hút đầu tư có nhiều chuyển biến mạnh, các doanh nghiệp tiếp tục mở rộng, phát triển sản xuất, thu hút thêm nhiều doanh nghiệp vào đầu tư phát triển trên địa bàn huyện. Công tác quản lý nhà nước, xây dựng chiến lược phát triển về thương mại dịch vụ được triển khai đồng bộ, đạt hiệu quả kinh tế cao. Hoạt động du lịch có nhiều khởi sắc, thu hút được nhiều du khách trong và ngoài huyện.
Tổng thu NSNN trên địa bàn ước thực hiện năm 2018 đạt hơn 10.968 tỷ đồng, đạt 113,11% so với dự toán tỉnh giao, đạt 113,02% so với dự toán huyện giao và tăng 37,47% so với thực hiện năm 2017.
Về công tác xây dựng nông thôn mới (NTM) và khu dân cư NTM kiểu mẫu, đến nay, toàn huyện có 245/285 tiêu chí đạt chuẩn NTM, đạt tỷ lệ 85,96%, tăng 40 tiêu chí so với cuối năm 2017. Lĩnh vực văn hóa - xã hội có nhiều khởi sắc, tiến bộ. Công tác quốc phòng, an ninh được xây dựng, củng cố vững chắc, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, công tác xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân được phát huy.
Quảng Nam sẽ tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư; thu hút các nguồn lực cho đầu tư phát triển tại khu KTM Chu Lai và vùng lân cận nhằm tiếp tục tạo ra bước đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Phối hợp với chính quyền địa phương huyện Núi Thành xúc tiến kêu gọi đầu tư nâng cấp cảng Kỳ Hà - Chu Lai, Cảng hàng không quốc tế Chu Lai; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu CN theo hướng phát triển công nghệ cao, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Liên kết với thành phố Ðà Nẵng, tỉnh Quảng Ngãi và vùng lân cận để thúc đẩy Khu KTM Chu Lai phát triển nhanh và bền vững hơn [49, tr.4-5]
Bảng 2.1. Thực trạng vốn đầu tư cơ sở hạ tầng huyện Núi Thành giai đoạn 2015-2019
Hạng mục Tổng vốn
Vốn đầu tư cơ sở hạ tầng Ngân sách TW, tỉnh Ngân sách địa phương Vốn lồng ghép các chương trình dự án Nhân dân đóng góp 369.570 137.643 39.561 123.346 69.020 Thủy lợi 89.937 - - - - Giao thông 93.031 - - - - Trường học 96.641 - - - - Cở sở vật chất văn hóa 81.470 - - - - Chương trình 30a 8.491 8.491 - - -
Nguồn: UBND huyện Núi Thành (2019), Báo cáo kết quả thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới huyện Núi Thành giai đoạn 2015 – 2019
Cơ cấu kinh tế huyện chuyển dịch phát triển mạnh sản xuất công nghiệp và thương mại-dịch vụ. Với điều kiện kinh tế - xã hội như hiện nay sẽ tác động tích cực đến hoạt