Thống nhất chỉ đạo quản lý nhà nước về chứng thực từ Trung ương đến địa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về chứng thực từ thực tiễn huyện núi thành, tỉnh quảng nam (Trang 58 - 61)

7. Kết cấu luận văn

3.1.1. Thống nhất chỉ đạo quản lý nhà nước về chứng thực từ Trung ương đến địa

địa phương

Từ khi đất nước đổi mới và sự tác động phát triển nền kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế đòi hỏi các cơ quan có thẩm quyền của trung ương và địa phương phải đổi mới trong công tác quản lý, xây dựng cơ chế chính sách phù hợp với từng địa phương, phát huy tính năng động, sáng tạo, giao quyền tự chủ, phân cấp quản lý cụ thể, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội gắn với nhiệm vụ cải cách hành chính, nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân ở các địa phương.

Trong bối cảnh hiện nay, các cấp chính quyền địa phương xác định phương hướng và những giải pháp cụ thể nhằm đổi mới, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về hoạt động tư pháp nói chung và quản lý nhà nước về chứng thực nói riêng ở các địa phương, đáp ứng yêu cầu thực tiễn của công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá phải được đặt trên nền tảng hệ thống quan điểm của Đảng và Nhà nước về tư duy đổi mới và phát triển; thống nhất QLNN về chứng thực từ Trung ương đến cơ sở trong giai đoạn hiện nay.

Công tác quản lý đòi hỏi phải hoàn thiện về bộ máy tổ chức, cơ chế cải cách hành chính, nâng cao chất lượng tiếp nhận và giải quyết hồ sơ chứng thực tại bộ phận một cửa ở các cấp chính quyền địa phương. Xây dựng quy trình tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thủ tục hành chính một cách hợp lý, khoa học giảm bớt đầu mối và mang tính ổn định. Quy trình tiếp nhận cho từng loại hồ sơ để có giới hạn giải quyết hồ sơ một cách khoa học trành tình trạng kéo dài đối với những hồ sơ đơn giản rõ rang, nên có quy định rõ ràng về hồ sơ chứng thực nào cần lưu, hồ sơ nào không cần lưu tránh tốn kém cho công dân và phức tạp công việc cho cán bộ tiếp nhận hồ sơ.

Bảng 2. Phân biệt cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung và cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chuyên môn

Mục tiêu phân biệt Cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền Cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chuyên môn

Khái niệm

Là cơ quan hành chính do quốc hội hoặc hội đồng nhân dân lập ra nhằm thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội ở trung ương và địa phương.

Là có quan hành chính nhà nước được thành lập ra ở trung ương để giúp cơ quan hành chính thực hiện chức năng quản lý hành chính về chuyên môn, nghiệp vụ.

Tên gọi Chính phủ và ủy ban nhân dân các cấp. Bộ và cơ quan ngang bộ.

Phạm vi thực hiện quyền quản lý hành chính nhà nước

Các cơ quan này có chức năng quản lý hành chính nhà nước trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

Có chức năng quản lý hành chính về ngành hoặc lĩnh vực công tác trong cả nước.

Nguyên tắc tổ chức và hoạt động

Để được tổ chức và hoạt động theo chế độ tập thể lãnh đạo.

Được tổ chức và hoạt động theo chế độ thủ trưởng một người.

Về lãnh thổ Có cả ở trung ương và địa phương.

Chỉ có ở trung ương, còn ở địa phương chỉ là các cơ quan chuyên môn chịu sự chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ mà không phụ thuộc về tổ chức vì các cơ quan chuyên môn do ủy ban nhân dân lập ra.

(Nguồn, Nguyễn Thùy Linh (2020), Phân biệt cơ quan hành chính có thẩm quyền chung và thẩm quyền chuyên môn, Trang thông tin điện tử Luật Dương Gia https://luatduonggia.vn/, cập nhật ngày 14/3/2020)

Thực hiện tốt Nghị quyết số 21/2016/NQ-CP, ngày 21-3-2016, của Chính phủ, về phân cấp quản lý nhà nước giữa Chính phủ và tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

Nghị quyết số 56/2017/QH14, ngày 24-11-2017, của Quốc hội, về việc tiếp tục cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả và Nghị quyết số 19-NQ/TW, ngày 25-10-2017, của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII, về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả và tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập.

Hoạt động chứng thực là phương thức để cơ quan hành chính công quyền thỏa mãn một số nhu cầu nhất định của người dân nhằm phục vụ cho việc thực hiện các quyền, lợi ích hợp pháp của họ. Đó là phương tiện để thông qua đó người dân thỏa mãn các quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Để khắc phục sự tản mát, chắp vá, thiếu thống nhất, đồng bộ trong hệ thống pháp luật về chứng thực, phát huy được hiệu quả văn bản quy phạm pháp luật trong QLNN về chứng thực; tạo thuận lợi cho người dân khi thực hiện chứng thực, cũng như xác định rõ ràng thẩm quyền, trách nhiệm của cơ quan nhà nước trong đó có UBND cấp huyện, Phòng Tư pháp, UBND cấp xã trong lĩnh vực chứng thực, thì việc các cấp chính quyền địa phương đề xuất cơ quan có thẩm quyền xây dựng dự thảo luật, trình Quốc hội thông qua Luật chứng thực là rất cần thiết. Qua đó nhằm đáp ứng được yêu cầu QLNN về chứng thực ở các địa phương trong giai đoạn hiện nay.

Hy vọng rằng với hệ thống cơ quan hành chính nhà nước, hơn 700 UBND cấp huyện và hơn 11.000 UBND cấp xã trải đều trên toàn quốc và tổ chức hành nghề công chứng sẽ đảm bảo thực hiện hiệu quả công tác chứng thực, thống nhất quản lý nhà nước về chứng thực từ Trung ương đến các địa phương.

Tăng cường quản lý nhà nước về chứng thực từ Trung ương đến địa phương phải đồng thời chú ý đúng mức đến việc phát huy vai trò của các công cụ quản lý khác. Nếu chúng ta tuyệt đối hóa vai trò của pháp luật, mà bỏ quên vai trò của các công cụ quản lý nhà nước khác thì hiệu quả quản lý nhà nước về chứng thực sẽ gặp khó khăn, hiệu quả thấp.

Thống nhất quản lý nhà nước về chứng thực thông qua việc kiểm tra, giám sát trong việc chấp hành Nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước, các cơ chế chính sách QLNN về chứng thực do các cấp chính quyền địa phương ban hành; kịp thời phát

hiện và áp dụng biện pháp giáo dục, thuyết phục để uốn nắn những sai sót, lệch lạc của các cán bộ trong quản lý, công chức khi thực hiện hoạt động chứng thực. Qua đó lãnh đạo, kiểm tra hoạt động chứng thực theo pháp luật, tôn trọng chức năng, quyền hạn của các cơ quan tư pháp, UBND các cấp theo luật định, tạo điều kiện cho các cơ quan quản lý, bộ phận một cửa, một cửa liên thông hoàn thành nhiệm vụ được giao, đáp ứng được nguyện vọng của mọi tầng lớp nhân dân, thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội ở các địa phương trên địa bàn huyện Núi Thành.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về chứng thực từ thực tiễn huyện núi thành, tỉnh quảng nam (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)