7. Kết cấu luận văn
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân
2.3.2.1. Những hạn chế:
Một số cấp ủy, cơ quan, đơn vị, địa phương nhận xét, đánh giá cán bộ chưa đúng thực chất, còn mang tính hình thức, chưa gắn với kiểm điểm, tự phê bình và phê bình theo Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI).
Công tác quy hoạch cán bộ có nơi quán triệt chưa sâu sắc, chưa thực hiện tốt việc tuyển dụng, thu hút người có năng lực, sinh viên có trình độ đại học loại giỏi, sau đại học
về công tác tại xã, huyện; việc đề bạt, bổ nhiệm cán bộ nữ, cán bộ trẻ, cán bộ người dân tộc thiểu số còn hạn chế.
Việc triển khai Đề án nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, kiện toàn tổ chức bộ máy giai đoạn 2016 - 2020 và những năm tiếp theo, đến thời điểm này còn một số hạn chế nhất định; thực tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và cải cách hành chính được triển khai chưa đồng bộ.
Đội ngũ công chức Tư pháp – Hộ tịch chưa đảm bảo về trình độ chuyên môn, năng lực công tác. Đội ngũ cán bộ, công chức Tư pháp cấp huyện còn thiếu, chưa đáp ứng được công tác QLNN và chưa đảm bảo hướng dẫn nghiệp vụ, kỹ năng công tác cho đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã.
Công tác tuyên truyền về chứng thực còn mang tính hình thức; phương tiện phục vụ công tác tuyên truyền chưa được đầu tư, đổi mới nên không đáp ứng được yêu cầu đặt ra, do đó dẫn đến một bộ phận người dân chưa tiếp cận kịp thời những quy định mới của pháp luật về chứng thực, lệ phí chứng thực và các trường hợp được miễn thu lệ phí chứng thực theo quy định và theo Nghị quyết của HĐND các cấp.
Một số trường hợp về nội dung, hình thức các hợp đồng, giao dịch, xác minh các đương sự liên quan đến hợp đồng giao dịch chưa được thực hiện kịp thời, chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra.
Một số việc chứng thực liên quan đến đất đai, xác định nguồn gốc đất, kết quả thực hiện các nghĩa vụ tài chính của công dân chưa được cập nhật kịp thời, trong quá trình giải quyết chứng thực, hợp đồng giao dịch còn lúng túng [46, tr.12-13]
2.3.2.2. Nguyên nhân của hạn chế:
Quy định của pháp luật về chứng thực mới chỉ quy định bởi các văn bản hướng dẫn, chưa được các cơ quan có thẩm quyền xây dựng thành luật chuyên ngành, bảo đảm cơ sở pháp lý vững chắc điều hành, QLNN về chứng thực ở các địa phương.
Thực trạng yêu cầu chứng thực các giấy tờ, văn bản, hợp đồng giao dịch của công dân tại các địa phương ngày càng nhiều. Tuy nhiên, số lượng và chất lượng công chức thực thi công vụ còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu tại các bộ phận một cửa ở các địa phương.
Một số địa phương chưa thực tốt công tác quản lý hồ sơ chứng thực và công tác văn thư, lưu trữ chưa chặt chẽ, dẫn đến khó khăn trong quá trình đối chiếu, xác minh hợp đồng giao dịch khi cần thiết.
Đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật trên địa bàn huyện hầu hết là kiêm nhiệm, kỹ năng nghiệp vụ chưa đáp ứng được yêu cầu nên công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về chứng thực ở cơ sở chưa đạt chất lượng, tác động một phần đến việc nâng cao nhận thức, chấp hành pháp luật của cán bộ, công chức và mọi tầng lớp nhân dân ở các địa phương.
Một số xã chưa đầu tư trang bị hệ thống phần mềm trong hoạt động chứng thực dẫn đến thực hiện tiếp nhận hồ sơ, trao trả kết quả, theo dõi việc chứng thực tại địa phương không được kịp thời, hiệu quả không cao.
Hoạt động thanh tra, kiểm tra còn chưa đáp ứng yêu cầu công tác kiểm tra, thanh tra tại địa phương. Một số nội dung tập huấn, bồi dưỡng pháp luật, áp dụng tình huống xử lý thực tiễn chưa sát chưa phù hợp với thực tế địa phương.
Một số xã có người đồng bào dân tộc thiểu số, đời sống gặp nhiều khó khăn, hạn chế nhận thức pháp luật nên khi tham gia các giao dịch trong thủ tục hành chính còn hạn chế, gây khó khăn cho công chức trong thực hiện nhiệm vụ khi tiếp nhận hồ sơ và hướng dẫn, giải thích pháp luật, bổ sung hồ sơ chứng thực chưa đúng theo trình tự, thủ tục và thẩm quyền giải quyết trên địa bàn Huyện [46, tr.14].
Tiểu kết chương
Huyện Núi Thành nằm ở khu vực đồng bằng của tỉnh Quảng Nam, là một trong những Huyện phát triển mạnh về công nghiệp, từ đó thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh; đời sống vật chất, văn hóa tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao, an ninh quốc phòng luôn giữ được sự ổn định, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước được triển khai thực hiện thắng lợi trên mọi lĩnh vực.
Cùng với phát triển kinh tế-xã hội thì nền hành chính cũng được cải cách rõ nét; trong tổng thể cải cách nền hành chính thì công tác chứng thực và hoạt động quản lý nhà nước trên lĩnh vực này cũng đáp ứng được mong mỏi của người dân. Hoạt động chứng thực được tinh giản gọn nhẹ, rút ngắn tối đa thời gian giải quyết cho công dân, việc áp dụng công nghệ thông tin phục vụ cho công tác chứng thực được đầu tư trang bị từ Huyện đến Xã, đội ngũ công chức được nâng cao cả về chuyện môn nghiệp vụ và công nghệ thông tin...
Bên cạnh những kết quả đạt được thì việc quản lý nhà nước về chứng thực tại huyện Núi Thành vẫn còn những hạn chế khó khăn nhất định; đội ngũ công chức thực hiện công tác chứng thực từ cấp Huyện đến cấp Xã có nơi còn thiếu chưa bổ sung kịp thời, chất lượng công chức chưa đồng đều; nhu cầu thực hiện các giao dịch liên quan đến chứng thực tăng cao tạo áp lực lớn cho cán bộ về thời gian giải quyết, thời gian nghiên cứu văn bản dễ dẫn đến có sai sót trong giải quyết công việc; một bộ phận nhân dân hiểu biết về pháp luật còn hạn chế, chưa quan tâm đến công tác chứng thực, gây khó khăn trong giải quyết công việc; chế độ lương, phụ cấp của công chức còn thấp so với nhu cầu cuộc sống dẫn đến việc đầu tư vào chuyên môn có hạn chế.
Từ thực trạng về công tác quản lý nhà nước về chứng thực tại huyện Núi Thành, tác giả đề xuất những quan điểm, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng về công tác này trong thời gian đến được hiệu quả hơn.
Chương 3
QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHỨNG THỰC CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN
TẠI HUYỆN NÚI THÀNH, TỈNH QUẢNG NAM
3.1. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về chứng thực tại huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam