7. Kết cấu luận văn
2.1.2. Đặc điểm kinh tế-xã hội
Huyện Núi Thành hiện là trung tâm phát triển công nghiệp nhanh và mạnh nhất của tỉnh Quảng Nam với nhiều khu công nghiệp quy mô khá lớn. Ngoài ra, theo Chiến lược phát triển kinh tế vùng ven biển Quảng Nam, khu vực ven biển Núi Thành được ưu tiên đầu tư nhằm thu hút các dự án du lịch lớn tại các điểm du lịch hấp dẫn như Tam Hải, Biển Rạng,... đang trong quá trình hoàn chỉnh điều kiện để được công nhận là điểm du lịch quốc gia. Với những lợi thế nổi trội nêu trên, Núi Thành hội tụ đầy đủ các yếu tố để trở thành khu vực phát triển mạnh mẽ và đột phá của tỉnh Quảng Nam nói riêng và Vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung nói chung.
Bản đồ 2.2. Quy hoạch khu kinh tế mở Chu Lai và vùng đông tỉnh Quảng Nam
Nguồn: Quyết định số 1737/QĐ-TTg ngày 13/12/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung Khu kinh tế mở Chu Lai, tỉnh Quảng Nam đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050
Thị trấn Núi Thành là trung tâm kinh tế-chính trị-văn hóa-xã hội của huyện Núi Thành, đóng vai trò hạt nhân, động lực quan trọng thúc đẩy các hoạt động phát triển kinh
tế xã hội của huyện Núi Thành nói riêng và của Khu kinh tế mở Chu Lai, Vùng Đông Quảng Nam nói chung.
Tỉnh ủy Quảng Nam đã có Kết luận số 38-KL/TU ngày 19/7/2016 của Tỉnh ủy (khóa XXI, hội nghị lần thứ 4) và UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch hành động theo Quyết định số 406/QĐ-UBND ngày 08/02/2017 về xây dựng và phát triển đô thị trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016-2020. Trong đó, đô thị Núi Thành sẽ được công nhận đô thị loại IV vào năm 2018 và công nhận cấp hành chính thị xã vào năm 2019.
UBND huyện Núi Thành đã giao cho CTCP Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn Quảng Nam lập “Chương trình phát triển đô thị Núi Thành đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030”.
Các cấp chính quyền địa phương xác định mục tiêu phát triển đô thị Núi Thành với những tiêu chí
- Phù hợp với sự phát triển của tỉnh và tổng thể phát triển kinh tế-xã hội huyện Núi Thành đến năm 2020;
- Phát triển thành trung tâm phát triển công nghiệp-thương mại-dịch vụ-du lịch-tài chính của Khu kinh tế mở Chu Lai, phấn đấu đạt tiêu chuẩn đô thị loại III vào năm 2030; - Phát triển theo hướng hiện đại, bền vững, đồng thời bảo tồn các giá trị văn hóa, kiến trúc truyền thống;
- Từng bước xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, phát triển kinh tế, thực hiện chính sách an sinh xã hội bền vững.
- Xây dựng cơ chế, chính sách thu hút đầu tư; tập trung đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật cao; phát triển xây dựng cơ sở hạ tầng hiện đại, đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn huyện trong giai đoạn hiện nay [50]
Trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp; nền kinh tế trong nước và địa phương vẫn còn khó khăn, thách thức, song với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, sự đồng tình của cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân, việc thực hiện nhiệm vụ công tác hàng năm đạt kết quả khá toàn diện.
Trong sản xuất nông nghiệp, huyện Núi Thành đã đảm bảo được nguồn lương thực tại chỗ và đang hướng đến nền sản xuất hàng hóa nông nghiệp có quy mô lớn và bền vững. Toàn huyện hiện có 2.400 chiếc tàu thuyền đánh cá, mỗi năm khai thác đạt gần 35
nghìn tấn hải sản các loại. Trên 99% số gia đình sử dụng lưới điện quốc gia phục vụ sinh hoạt và sản xuất, 100% xã có đường ô tô, các thiết chế văn hóa đã được xây dựng mới, số hộ nghèo giảm nhanh qua từng năm.
Kinh tế của huyện tiếp tục tăng trưởng nhanh. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Kết cấu hạ tầng trong các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn huyện tiếp tục được đầu tư mạnh. Công tác xúc tiến, thu hút đầu tư có nhiều chuyển biến mạnh, các doanh nghiệp tiếp tục mở rộng, phát triển sản xuất, thu hút thêm nhiều doanh nghiệp vào đầu tư phát triển trên địa bàn huyện. Công tác quản lý nhà nước, xây dựng chiến lược phát triển về thương mại dịch vụ được triển khai đồng bộ, đạt hiệu quả kinh tế cao. Hoạt động du lịch có nhiều khởi sắc, thu hút được nhiều du khách trong và ngoài huyện.
Tổng thu NSNN trên địa bàn ước thực hiện năm 2018 đạt hơn 10.968 tỷ đồng, đạt 113,11% so với dự toán tỉnh giao, đạt 113,02% so với dự toán huyện giao và tăng 37,47% so với thực hiện năm 2017.
Về công tác xây dựng nông thôn mới (NTM) và khu dân cư NTM kiểu mẫu, đến nay, toàn huyện có 245/285 tiêu chí đạt chuẩn NTM, đạt tỷ lệ 85,96%, tăng 40 tiêu chí so với cuối năm 2017. Lĩnh vực văn hóa - xã hội có nhiều khởi sắc, tiến bộ. Công tác quốc phòng, an ninh được xây dựng, củng cố vững chắc, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, công tác xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân được phát huy.
Quảng Nam sẽ tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư; thu hút các nguồn lực cho đầu tư phát triển tại khu KTM Chu Lai và vùng lân cận nhằm tiếp tục tạo ra bước đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Phối hợp với chính quyền địa phương huyện Núi Thành xúc tiến kêu gọi đầu tư nâng cấp cảng Kỳ Hà - Chu Lai, Cảng hàng không quốc tế Chu Lai; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu CN theo hướng phát triển công nghệ cao, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Liên kết với thành phố Ðà Nẵng, tỉnh Quảng Ngãi và vùng lân cận để thúc đẩy Khu KTM Chu Lai phát triển nhanh và bền vững hơn [49, tr.4-5]
Bảng 2.1. Thực trạng vốn đầu tư cơ sở hạ tầng huyện Núi Thành giai đoạn 2015-2019
Hạng mục Tổng vốn
Vốn đầu tư cơ sở hạ tầng Ngân sách TW, tỉnh Ngân sách địa phương Vốn lồng ghép các chương trình dự án Nhân dân đóng góp 369.570 137.643 39.561 123.346 69.020 Thủy lợi 89.937 - - - - Giao thông 93.031 - - - - Trường học 96.641 - - - - Cở sở vật chất văn hóa 81.470 - - - - Chương trình 30a 8.491 8.491 - - -
Nguồn: UBND huyện Núi Thành (2019), Báo cáo kết quả thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới huyện Núi Thành giai đoạn 2015 – 2019
Cơ cấu kinh tế huyện chuyển dịch phát triển mạnh sản xuất công nghiệp và thương mại-dịch vụ. Với điều kiện kinh tế - xã hội như hiện nay sẽ tác động tích cực đến hoạt động chứng thực và công tác QLNN về chứng thực tại địa phương.
Điều kiện kinh tế-xã hội phát triển bền vững là cơ sở vững chắc để thực hiện hiệu quả công tác chứng thực tại các địa phương, nhưng do tác động của các yếu tố xã hội, cơ chế thị trường nên công tác quản lý nhà nước, triển khai thực hiện hoạt động chứng thực đạt hiệu quả chưa cao, chưa đáp ứng công cuộc cải cách hành chính trong giai đoạn hiện nay trên địa bàn huyện.
Bên cạnh đó, công tác chứng thực còn chịu sự tác động của phong tục tập quán, nhận thức của một bộ phận người dân trong pháp luật về quyền, nghĩa vụ của công dân, về chứng thực, chưa phát huy hết dân chủ ở cơ sở nên ảnh hưởng một phần đến hiệu quả QLNN về chứng thực trên địa bàn huyện [46, tr.1-2]