Nâng cao chất lượng tổ chức thực hiện pháp luật về chứng thực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về chứng thực từ thực tiễn huyện núi thành, tỉnh quảng nam (Trang 67)

7. Kết cấu luận văn

3.2.3. Nâng cao chất lượng tổ chức thực hiện pháp luật về chứng thực

Căn cứ vào điều kiện kinh tế - xã hội, quy mô và phạm vi quản lý theo thẩm quyền, khối lượng công việc của địa phương, các cấp chính quyền cần chủ động đề xuất

bổ sung biên chế, bố trí cán bộ, công chức, vị trí việc làm phù hợp đối với cán bộ quản lý và công chức thực thi công vụ, đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ được giao liên quan đến hoạt động chứng thực tại địa phương.

Tiếp tục kiện toàn tổ chức đội ngũ cán bộ, công chức Phòng Tư pháp, UBND các cấp, trong đó từng bước nâng chuẩn các cán bộ quản lý để điều hành, tổ chức thực hiện pháp luật chứng thực bảm đảm yêu cầu trong lĩnh vực chứng thực hiện nay. Đồng thời tăng cường chỉ đạo các cơ quan, ban ngành liên quan đến lĩnh vực chứng thực tại địa phương nghiêm túc triển khai thực hiện Chiến lược phát triển Ngành Tư pháp, đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện chứng thực đến năm 2020 và những năm tiếp theo.

Nghiên cứu, rà soát để phân định hợp lý, phân công nhiệm vụ phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng cơ quan, từ đó hoàn thiện tổ chức bộ máy và cơ chế quản lý nhà nước, thực hiện pháp luật chứng thực phù hợp với UBND huyện, xã, Phòng Tư pháp, Công chức Tư pháp – Hộ tịch và công chức các ngành khác phục vụ chứng thực tại Bộ phận một cửa ở các xã, thị trấn trên địa bàn huyện.

Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ theo hình thức tập trung hoặc không tập trung về quản lý hành chính, lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức pháp luật, kỹ năng chuyên môn thực hiện pháp luật chứng thực. Thực hiện hoàn thiện công tác xây dựng bộ máy, tổ chức thực hiện pháp luật chứng thực phù hợp với từng địa phương.

Tiếp tục xây dựng cơ chế, chính sách, cải thiện chế độ tiền lương, thưởng, khen thưởng, biểu dương cho các cá nhân, tổ chức có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện chứng thực; đồng thời giáo dục ý thức và nâng cao tinh thần trách nhiệm của đội ngũ công chức tư pháp, nâng cao chất lượng phục vụ trong việc quản lý và triển khai thực hiện pháp luật về chứng thực.

Nêu cao tinh thần trách nhiệm của công chức khi thực thi hoạt động chứng thực nhằm đáp ứng yêu cầu chứng thực của mọi công dân; bảo đảm thực hiện đúng pháp luật trên cơ sở theo dõi nhiệm vụ phân công, đánh giá cán bộ, công chức hàng năm về kết quả thực hiện; triển khai có hiệu quả chương trình phòng chống tham nhũng, chương trình cải cách hành chính trong đó có nội dung nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức,

chương trình cải cách tư pháp địa phương trong quản lý nhà nước, thực hiện lĩnh vực chứng thực.

Hướng đến quản lý nhà nước về dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng với chủ đề "Nâng cao chất lượng dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng" với sự tham dự của các đơn vị quản lý, câu lạc bộ chữ ký số và giao dịch điện tử, các doanh nghiệp đang cấp phép chữ ký số tại Việt Nam.

Niềm tin của người dân về sự an toàn của dịch vụ là điều kiện để các doanh nghiệp được phép cấp chữ ký số tiếp cận sâu rộng, phục vụ tốt hơn các đối tượng khách hàng doanh nghiệp trên địa bàn huyện, hướng tới mở rộng phát triển thị trường chữ ký số dành cho cá nhân tại các địa phương.

Để phát triển hơn nữa lĩnh vực chữ ký số tại địa phương, các cấp chính quyền cần đề nghị, đề xuất cơ quan có thẩm quyền thực hiện các giải pháp nhằm tăng cường quản lý thị trường chữ ký số như tạm dừng cấp phép thêm các đơn vị được phép cấp chữ ký số mới; tăng cường mở rộng thị trường chứng thực số cá nhân. Đồng thời các cơ quan chức năng cần ban hành tiêu chuẩn, quy định về kỹ thuật, chất lượng dịch vụ, tăng cường thanh kiểm tra đối với hoạt động của các đơn vị được phép cấp chữ ký số trên địa bàn huyện trong thời gian đến.

3.2.4. Xây dựng đội ngũ công chức tư pháp thực hiện công tác chứng thực theo hướng chuyên nghiệp

Thực tiễn, các cấp chính quyền địa phương đang triển khai, thực hiện Luật giao dịch điện tử 2005, Nghị định số 130/NĐ-CP ngày 7/9/2018 của Chính phủ hướng dẫn Luật Giao dịch điện tử, qua đó tạo môi trường pháp lý để cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số tại các địa phương, đồng thời mở rộng phát triển mô hình dịch vụ chữ ký số phục vụ giao dịch của cộng đồng doanh nghiệp, người dân và xã hội trong việc đầu tư phát triển kinh tế, kinh doanh.

Xây dựng đội ngũ công chức làm công tác chứng thực tại địa phương bảo đảm về trình độ chuyên môn, năng lực công tác, nghiệp vụ vững vàng, nắm chắc các quy định của pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt, tác phong làm việc nhanh nhẹn, thực hiện tiếp nhận và giải quyết tốt các thủ tục hành chính (TTHC) trong lĩnh vực tư pháp nói chung và lĩnh vực chứng thực nói riêng. Trong đó cần tập trung quan tâm đến những hồ sơ liên

quan đến hợp đồng, giao dịch, các thủ tục đăng ký kinh doanh, đầu tư xây dựng, tạo mọi điều kiện để mọi tổ chức, doanh nghiệp và công dân được giải quyết hồ sơ nhanh chóng, kịp thời, góp phần phát triển kinh tế xã hội tại địa phương.

Các cấp chính quyền đang chỉ đạo tổ chức triển khai mạnh mẽ việc ứng dụng công nghệ thông tin trong cung cấp dịch vụ hành chính công trong lĩnh vực chứng thực và chia sẻ, sử dụng dữ liệu các thủ tục hành chính do ngành Tư pháp quản lý, tiếp tục hoàn thiện, triển khai toàn huyện dịch vụ công mức độ 3 về chứng thực bản sao từ bản chính.

Các cơ quan chức năng, tiếp tục xây dựng kế hoạch nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác chứng thực theo hướng xây dựng phần mềm quản lý dữ liệu chứng thực áp dụng chung trên địa bàn huyện, thực hiện phục vụ lưu trữ bản sao từ bản chính, lưu trữ thông tin chứng thực hợp đồng giao dịch, kết nối với các phần mềm chuyên ngành có liên quan như công chứng, đăng ký giao dịch bảo đảm…. Đồng thời, tích hợp 03 loại Sổ: Sổ 1 cửa, Sổ theo dõi giải quyết TTHC và Sổ chứng thực; cho phép sử dụng Sổ điện tử…

3.2.5. Tập trung cải cách thủ tục hành chính trong hoạt động chứng thực

Cấp chính quyền địa phương tăng cường kiện toàn bộ máy tổ chức, đào tào, dự nguồn, luân chuyển, bố trí, phân công nhiệm vụ cho đội ngũ công chức Tư pháp – Hộ tịch phù hợp với năng lực và kinh nghiệm công tác thực tiễn ở các địa phương.

Công chức cấp xã là người thường xuyên tiếp cận, gắn bó với cuộc sống người dân ở cơ sở, sẽ là cơ hội để hiểu được tâm tư nguyện vọng của nhân dân địa phương, kịp thời tiếp nhận những phản hồi, ý kiến của họ để tham mưu cấp có thẩm quyền về việc xây dựng, ban hành chính sách, triển khai thực hiện giải quyết các thủ tục hành chính, hoạt động chứng thực liên quan đến đời sống nhân dân tại các địa phương. Qua đó góp phần cải cách thủ tục hành chính phù hợp với thực tiễn, nâng cao hiệu quả hoạt động chứng thực trên địa bàn huyện.

Tiếp tục CCTTHC hướng tới bảo đảm tính pháp lý, hiệu quả, minh bạch và công bằng giữa các cơ quan, đơn vị trong việc phối hợp cùng tạo ra một sản phẩm TTHC, các hợp đồng giao dịch liên quan đến phát triển kinh tế, đầu tư kinh doanh, có tính đến mức độ, trách nhiệm và công sức bỏ ra trong môi trường làm việc giống nhau. Thường xuyên

rà soát, sửa đổi các TTHC theo hướng đơn giản, thuận lợi cho cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp trong việc tham gia các giao dịch, hoạt động chứng thực trên địa bàn huyện.

Thường xuyên thực hiện theo dõi, kiểm tra, giám sát hoạt động chứng thực các cấp, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, gây phiền hà, sách nhiễu nhân dân. Đồng thời, nêu gương, khen thưởng các tổ chức, cá nhân đã tích cực nêu cao tinh thần trách nhiệm, có thành tích xuất sắc trong giải quyết các TTHC về chứng thực tại các cấp chính quyền địa phương.

Các TTHC chứng thực liên thông có sự phối hợp của các cơ quan, xác định rõ hơn nữa vai trò và trách nhiệm của từng đơn vị trong việc phối hợp, thực hiện nhiệm vụ nhằm hướng tới không chỉ "nói không" với việc chậm trả kết quả giải quyết TTHC mà thực hiện rút ngắn hơn nữa thời gian giải quyết nhằm đáp ứng yêu cầu CCTTHC về chứng thực trong giai đoạn hiện nay.

Ngành Tư pháp nói chung, Phòng Tư pháp huyện, Tư pháp Hộ tịch cấp xã nói riêng cần xây dựng kế hoạch rà soát, bổ sung, sửa đổi các TTHC trong công tác chứng thực, kịp thời đề nghị cơ quan có thẩm quyền tiếp tục rà soát, đơn giản hóa và công bố danh mục các TTHC về lĩnh vực chứng thực của các địa phương.

Đẩy mạnh hơn nữa việc phân cấp thẩm quyền giải quyết TTHC nói chung và TTHC trong lĩnh vực chứng thực nói riêng cho địa phương các cấp thực hiện, đáp ứng được các yêu cầu của các tổ chức, công dân trên địa bàn huyện. Tổ chức tập huấn nghiệp vụ chuyên sâu về công tác chứng thực và ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động chứng thực tại bộ phận một cửa trên địa bàn huyện.

3.2.6. Tăng cường công tác thanh kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm trong hoạt động chứng thực hoạt động chứng thực

Bên cạnh những kết quả đạt được, thực tế vẫn bộc lộ một số tồn tại, thực hiện không đảm bảo theo quy định.

Các cấp chính quyền đã thực hiện hướng dẫn nghiệp vụ, xây dựng các giải pháp để thực hiện hiệu quả các chính sách, pháp luật về chứng thực. Tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại, hạn chế trong việc áp dụng pháp luật, thực hiện hoạt động chứng thực tại các địa phương. Đồng thời, một số địa phương chưa có giải pháp tích cực trong việc xác minh tư

cách đương sự, xác minh nguồn gốc đất và những nội dung liên quan đến các hợp đồng, giao dịch trong chứng thực còn nhiều hạn chế.

Việc thực hiện chứng thực chữ ký tại một số nơi còn chưa bảo đảm đúng quy định pháp luật về chứng thực. Đặc biệt, việc chứng thực chữ ký trong Sơ yếu lý lịch của công dân được thực hiện không đúng theo quy định của Nghị định số 23/2015/NĐ-CP, làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, gây bất lợi cho công dân khi sử dụng Sơ yếu lý lịch. Vẫn còn tồn tại tình trạng chứng thực chữ ký trên Giấy ủy quyền có nội dung liên quan đến chuyển quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng bất động sản, vi phạm quy định về chứng thực chữ ký được quy định tại Nghị định số 23/2015/NĐ-CP.

Việc chứng thực chữ ký người dịch nhiều khi chưa đảm bảo đúng trình tự, thủ tục. Trong hoạt động chứng thực hợp đồng, giao dịch, còn tình trạng không tuân thủ quy định về mẫu lời chứng, hồ sơ chứng thực chưa đảm bảo đầy đủ các giấy tờ theo quy định của pháp luật chứng thực và pháp luật chuyên ngành có liên quan.

Từ thực tiễn bất cập, tình trạng năng lực quản lý nhà nước về chứng thực ở các địa phương nêu trên, cho thấy các cấp chính quyền cần đẩy mạnh công tác thanh tra chuyên ngành, kiểm tra sau thanh tra ở cấp huyện, xã trong lĩnh vực chứng thực để phát hiện những thiếu sót, khó khăn, vướng mắc để kịp thời uốn nắn, giải quyết, có biện pháp xử lý phù hợp, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước và đảm bảo lợi ích hợp pháp của người dân và các tổ chức, doanh nghiệp.

Để thực hiện tốt những nhiệm vụ trên, UBND các cấp thực hiện kiểm tra về trình tự, thủ tục, lệ phí, thời gian tiếp nhận, thẩm quyền giải quyết chứng thực theo quy định của pháp luật; tăng cường tập huấn nghiệp vụ cho đội ngũ công chức; tiếp tục chỉ đạo tăng cường kỷ cương hành chính thực hiện các thủ tục hành chính, những hồ sơ, giấy tờ liên quan trực đến đời sống nhân dân, các tổ chức, doanh nghiệp đang đầu tư để góp phần phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn; thường xuyên đổi mới phương thực, nội dung kiểm tra, giám sát công tác chứng thực, xác định mục tiêu phục vụ cải cách hành chính, phục vụ chứng thực trong hệ thống phần mềm hiện đại của những năm đến.

Tiểu kết chương

Trong công cuộc cải cách tổng thể nền hành chính nhà nước, cải cách tư pháp được Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm, trong đó có Ngành Tư pháp nhất là tư pháp cấp huyện, cấp xã, ngày càng được giao, phân cấp thêm nhiều chức năng, nhiệm vụ mới, khó khăn phức tạp, ảnh hưởng nhiều và trực tiếp đến đời sống kinh tế - xã hội của người dân. Trong khi đội ngũ công chức tư pháp cấp huyện, nhất là cấp xã lại thường xuyên biến động, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ không đáp ứng kịp yêu cầu nhiệm vụ mới được giao. Hoạt động chứng thực có vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động tư pháp của Ủy ban nhân dân, để thực hiện tốt cần phải nhìn nhận vào vấn đề thực tế khách quan tại địa phương để có hướng đi đúng đắn, từng bước khắc phục những khó khăn, hạn chế, nhược điểm, đầu tư đúng trọng tâm, có tính lâu dài theo mục tiêu phục vụ, đảm bảo để công dân thực hiện các quyền và nghĩa vụ được pháp luật quy định.

Có kế hoạch hoàn thiện pháp luật về chứng thực, nâng cao vai tró, trách nhiệm quản lý nhà nước về hoạt động chứng thực, tổ chức thực hiện theo đúng thẩm quyền, đầu tư các trang thiết bị, đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực có chất lượng trong công tác chứng thực, làm tốt công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về chứng thực trong các tầng lớp nhân dân tạo hiệu ứng cải cách hành chính mạnh mẽ trên lĩnh vực này.

KẾT LUẬN

Hoạt động chứng thực của Việt Nam từ năm 1945, sau đó Chính phủ Sắc lệnh số 85/SL quy định thể lệ trước bạ về việc mua, bán, cho, đổi nhà cửa, ruộng đất.

Từ những cơ sở lý luận pháp luật về chứng thực và thực tiễn quản lý nhà nước về chứng thực từ thực tiễn huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam cho thấy, trong suốt một thời gian dài các cấp chính quyền, cơ quan chức năng đã quan tâm chỉ đạo, ban hành các văn bản chính sách quản lý điều hành công tác chứng thực đạt chất lượng, hiệu quả. Tuy nhiên do sự thay đổi thường xuyên về các văn bản pháp luật hướng dẫn thi hành quản lý và thực hiện hiện chứng thực trong thực tiễn vẫn còn nhiều bất cập, khó khăn.

Luận văn với những nội dung phân tích, quan điểm lý luận về những vấn đề trong đề tài nhưng cũng không thể khái quát hết được những yêu cầu đặt ra và những thách thức lớn cho các cấp chính quyền trong công tác quản lý nhà nước về chứng thực ở các địa phương.

Hy vọng với những giải pháp đã nêu trên trong Luận văn sẽ giúp cho các cấp chính quyền, cơ quan chức năng có một cách nhìn tổng quát, để từng bước hoàn thiện pháp luật, tăng cường quản lý nhà nước về chứng thực tại địa phương đạt hiệu quả, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và thực hiện thành công cải cách hành chính trong giai đoạn hiện nay.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết số 48- NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Hà Nội;

2. Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết số 49- NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội;

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về chứng thực từ thực tiễn huyện núi thành, tỉnh quảng nam (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)