Các phương thức tuyển dụng công chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về tuyển dụng công chức từ thực tiễn tỉnh đắk lắk (Trang 26 - 27)

7. Kết cấu của đề tài

1.3. Các phương thức tuyển dụng công chức

Việc tuyển dụng công chức vào vị trí việc làm tương ứng với từng loại công chức được thực hiện như sau:

- Công chức loại D (ngạch nhân viên, cán sự hoặc tương đương) thực hiện theo phương thức thi tuyển hoặc xét tuyển;

- Công chức loại C (ngạch chuyên viên hoặc tương đương) thực hiện theo phương thức thi tuyển, xét tuyển hoặc theo quy trình tiếp nhận không qua thi tuyển; - Công chức loại B (ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương) và công chức loại A (ngạch chuyên viên cao cấp hoặc tương đương) thực hiện theo quy trình tiếp nhận không qua thi tuyển.

Trường hợp đối tượng dự tuyển vào vị trí việc làm là công chức loại B và loại A không đủ điều kiện thực hiện theo quy trình tiếp nhận không qua thi tuyển thì cơ quan quản lý công chức căn cứ vào yêu cầu của từng vị trí việc làm tương ứng với công chức loại B, loại A xây dựng đề án thi tuyển đối với các vị trí việc làm này, gửi Bộ Nội vụ hoặc Ban Tổ chức Trung ương để thống nhất theo thẩm quyền trước khi tổ chức thực hiện.

Ngoài ra, hiện nay, nhằm đổi mới quản lý nhà nước về tuyển dụng công chức, chúng ta đã, đang thí điểm thực hiện phương thức tuyển dụng công chức lãnh đạo theo phương thức thi tuyển cạnh tranh. Đối tượng tham gia thi tuyển là các vị trí lãnh đạo, quản lý từ cấp vụ trưởng và tương đương (ở Trung ương), giám đốc, phó giám đốc sở, ngành và tương đương ở địa phương trở xuống. Như vậy, đây được xem là phương thức tốt nhất trong việc tìm kiếm nhân tài và nâng cao năng lực cho các vị trí lãnh đạo, quản lý mà trung ương đã mở đường để thực hiện, để đảm bảo được yêu cầu. nhiệm vụ trong giai đoạn cách mạng mới của đất nước. So với quy trình bổ nhiệm truyền thống thì hình thức thi tuyển cạnh tranh đã mang đến nhiều điểm mới. Đối tượng thi tuyển không bó hẹp trong nguồn cán bộ quy hoạch mà mở rộng cả người ngoài diện quy hoạch ở trong ngành và cả ngoài ngành; người lao động ở các doanh nghiệp, tổ chức quốc tế, tổ chức chính trị - xã hội, bộ phận pháp chế của các bộ, ngành khác… Đồng thời, điều kiện dự tuyển cũng rất rộng mở, nếu

ai chưa có trình độ về lý luận hay quản lý nhà nước thì sẽ có cơ chế để bổ sung sau, nếu trúng tuyển thì sẽ hoàn thiện những tiêu chuẩn đó.

Hiện nay, ở Việt Nam đang sử dụng một số phương thức phổ biến sau: tuyển dụng công chức theo phương thức thi tuyển, tuyển dụng công chức theo phương thức xét tuyển và tiếp nhận không qua thi tuyển đối với công chức.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về tuyển dụng công chức từ thực tiễn tỉnh đắk lắk (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)