Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về tuyển dụng công chức từ thực tiễn tỉnh đắk lắk (Trang 44 - 45)

7. Kết cấu của đề tài

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

Đắk Lắk là một trong trong 5 tỉnh Tây Nguyên; phía Bắc giáp với tỉnh Gia Lai, phía Nam giáp tỉnh Lâm Đồng, phía Tây giáp với Vương quốc Campuchia, phía Tây Nam giáp tỉnh Đắk Nông, phía Đông giáp tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa, là tỉnh có một vị trí chiến lược hết sức quan trọng về chính trị, quốc phòng, an ninh của khu vực Tây Nguyên và cả nước. Đây là vùng đất đỏ Ba Zan, nơi sinh sống của nhiều tộc người ở tất cả các địa phương trên cả nước hội tụ về đây, là vùng đất có nguồn lực tự nhiên phong phú, đa dạng, có điều kiện phát triển kinh tế - xã hội một cách bền vững, là nơi có các loại hình văn hóa, tín ngưỡng và tôn giáo phát triển đa dạng, nơi có “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”, kiệt tác truyền khẩu và di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại được UNESCO công nhận.

Đắk Lắk, hiện có diện tích tự nhiên 13.125,37 km2, gồm 15 đơn vị hành chính cấp huyện, trong đó có 1 thành phố, 1 thị xã và 13 huyện, với 184 xã, phường, thị trấn. Đắk Lắk là tỉnh có nhiều trục đường giao thông huyết mạch quan trọng nối liền với nhiều tỉnh, thành phố trong khu vực như: Quốc lộ 14 nối dài từ Buôn Ma Thuột đi thành phố Pleiku (Gia Lai), thành phố Kon Tum (Kon Tum), tới thành phố Đà Nẵng; nối từ Buôn Ma Thuột tới thị xã Gia Nghĩa (Đắk Nông), Bình Phước, Bình Dương và thành phố Hồ Chí Minh; Quốc lộ 26 nối dài từ Buôn Ma Thuột tới thành phố Nha Trang (Khánh Hòa); Quốc lộ 27 nối dài từ Buôn Ma Thuột với thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng) và một số tuyến đường khác nối liền với vùng Đông Bắc Campuchia... Mặt khác, Đắk Lắk còn có cảng hàng không Buôn Ma Thuột đi các tỉnh, thành phố lớn trong cả nước và hướng tới mở rộng thành cành hàng không quốc tế nối với một số nước trong khu vực ASEAN. Đặc biệt đối

với Thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh lỵ của tỉnh, theo Kết luận số 60-KL/TW, ngày 27/11/2009 về xây dựng và phát triển thành phố Buôn Ma Thuột thành đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên (giai đoạn 2010-2020) đã xác định, thành phố Buôn Ma Thuột là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học - kỹ thuật của tỉnh Đắk Lắk, có vị trí chiến lược quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. là thành phố trung tâm vùng Tây Nguyên, là đầu mối giao thông thuận tiện với toàn vùn, là thành phố trung tâm cấp vùng, là trung tâm công nghiệp, khoa học kỹ thuật, giáo dục - đào tạo và y tế của vùng Tây Nguyên, là đầu mối giao lưu kinh tế - xã hội giữa vùng Tây Nguyên với miền Đông Nam bộ, duyên hải miền Trung và trong quan hệ quốc tế.

Địa bàn Đắk Lắk chủ yếu thuộc sườn phía Tây Nam dãy Trường Sơn, độ cao trung bình 400 - 800m so với mực nước biển, thấp dần từ Đông Nam sang Tây Bắc và là miền đất đỏ ba zan được thiên nhiên ưu đãi thuận lợi cho việc phát triển các cây công nghiệp dài ngày như cà phê, cao su, điều, hồ tiêu và cây ăn quả, là một lợi thế rất quan trọng về điều kiện phát triển nông nghiệp công nghệ cao của tỉnh.

Rừng và đất lâm nghiệp có vị trí quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Đắk Lắk, với tổng diện tích đất có rừng khoảng 6.088,86 km2; trong đó, rừng tự nhiên là trên 6000 km2, rừng trồng là trên 140 km2. Đặc biệt đối với rừng Đắk Lắk rất phong phú và đa dạng, với các loài cây gỗ, cây đặc sản có giá trị kinh tế và khoa học cao, có vai trò quan trọng trong bảo vệ môi trường sống; có nhiều loài động vật quý hiếm và loài động, thực vật quý hiếm, trong đó có nhiều loài động thực vật được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam và thế giới.

Đắk Lắk là tỉnh có nhiều tài nguyên khoáng sản quý hiếm như: sét cao lanh, sét gạch ngói, vàng , chì, phốt pho, than bùn, đá quý, đá ốp lát, đá xây dựng, cát xây dựng... phân bố ở nhiều nơi trong tỉnh [25, tr.11], thuận lợi cho khai thác các nguồn lực tự nhiên đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về tuyển dụng công chức từ thực tiễn tỉnh đắk lắk (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)