7. Kết cấu của đề tài
1.4.1. Quy trình tiến hành tổ chức một kỳ thi tuyển (hoặc xét tuyển công chức)
Quy trình tổ chức thi tuyển công chức bao gồm nhiều bước tiến hành theo trình tự nhất định và có liên quan chặt chẽ với nhau nhằm đảm bảo cho hoạt động thi tuyển được khác quan, công khai và chính xác.
Bước 1. Xây dựng kế hoạch, phương án tổ chức thi tuyển
Việc xây dựng kế hoạch, phương án thi tuyển phải căn cứ vào nhiều yếu tố như: Nhu cầu, vị trí công tác của cơ quan, đơn vị; Chỉ tiêu biên chế được giao hàng năm; Tiêu chuẩn nghiệp vụ của các ngạch công chức cần tuyển…hàng năm, cơ quan sử dụng công chức lập kế hoạch tuyển dụng gửi về cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức (bộ, ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương) để xem xét phê duyệt theo chỉ tiêu biên chế được giao. Trên cơ sở kế hoạch tuyển dụng do các
cơ quan sử dụng công chức lập, Vụ Tổ chức cán bộ các bộ, ngành, Sở Nội vụ các tỉnh. Thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng phương án tổ chức thi tuyển hàng năm để lãnh đạo bộ, ngành, tỉnh thành phố phê duyệt. Nội dung của phương án phải thể hiện được: Số lượng người thi theo từng ngạch; Thời gian chuẩn bị và thời gian tổ chức thi.
Bước 2. Công tác chuẩn bị tổ chức triển khai phương án thi tuyển
Công tác chuẩn bị tổ chức triển khai phương án thi tuyển bao gồm các hoạt động sau:
- Thông báo tuyển công chức. - Tiếp nhận hồ sơ của người dự thi.
- Thành lập Hội đồng thi, Ban chấm thi, Ban coi thi.
- Tổng hợp, lập danh sách thí sinh đủ điều kiện dự thi tuyển, có thể tổ chức phỏng vấn sơ bộ để loại bỏ nhanh một số người không đạt yêu cầu.
- Tổ chức việc xây dựng nội dung tài liệu phục vụ cho kỳ thi.
- Tổ chức xây dựng đề thi, đáp án và thang điểm cụ thể cho từng bài thi. Cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức phải thông báo tuyển dụng và phải được đăng tải ít nhất trên một trong các phương tiện thông tin đại chúng là báo viết, báo nói, báo hình; đồng thời phải đăng trên trang thông tin điện tử và niêm yết công khai tại trụ sở làm việc của cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức trong thời gian tiếp nhận hồ sơ của người đăng ký dự tuyển. Nội dung thông báo tuyển dụng bao gồm: điều kiện đăng ký dự tuyển, số lượng vị trí việc làm cần tuyển theo từng ngạch công chức; nội dung hồ sơ đăng ký dự tuyển, thời hạn nhận hồ sơ của người đăng ký dự tuyển ít nhất là 30 ngày kể từ ngày thông báo tuyển dụng công khai trên phương tiện thông tin đại chúng và địa điểm nộp hồ sơ dự tuyển, số điện thoại liên hệ; hình thức và nội dung thi tuyển hoặc xét tuyển; thời gian và địa điểm thi tuyển hoặc xét tuyển; lệ phí thi tuyển hoặc xét tuyển. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày hết thời hạn nhận hồ sơ của người đăng ký, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức giao bộ phận tổ chức cán bộ của cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức để thực hiện việc tuyển dụng, nghiên cứu hồ
sơ, lựa chọn các hồ sơ đủ tiêu chuẩn, điều kiện dự tuyển; lập danh sách những người đủ tiêu chuẩn, điều kiện dự tuyển để báo cáo cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng quyết định việc thành lập HĐTD đối với trường hợp có trên 30 người đủ tiêu chuẩn, điều kiện dự tuyển hoặc giao cho bộ phận tổ chức cán bộ của cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức để thực hiện việc tuyển dụng đối với trường hợp có dưới 30 người đủ tiêu chuẩn, điều kiện dự tuyển.
Bước 3. Tổ chức triển khai thi tuyển
Trước khi tổ chức thi phải kiểm tra các phòng thi Tổ chức lễ khai mạc kỳ thi
- Tổ chức việc coi thi (Trong kỳ thi, nếu cần thiết Hội đồng thi có thể đề nghị cơ quan có thẩm quyền thành lập ban Thanh tra kỳ thi để thực hiện việc thanh tra, giám sát kỳ thi).
- Tổ chức việc thi vấn đáp - Tổ chức việc thi viết - Kiểm tra sức khoẻ
- Thông báo trúng tuyển, ra quyết định chọn và phân bổ về đơn vị sử dụng. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả thi tuyển hoặc
xét tuyển của HĐTD, cơ quan có thầm quyền tuyển dụng công chức phải niêm yết công khai kết quả thi tuyển hoặc xét tuyển, danh sách dự kiến người trúng tuyển tại trụ sở làm việc và trên trang thông tin điện tử của cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức; gửi thông báo kết quả thi tuyển hoặc xét tuyển bằng văn bản tới người dự tuyển theo địa chỉ mà người dự tuyển đã đăng ký. Nội dung thông báo phải ghi rõ thời gian trúng tuyển để đến nhận quyết định tuyển dụng. Căn cứ thông báo công nhận kết quả trúng tuyển, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức ra quyết định tuyển dụng công chức. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày niêm yết công khai kết qủa thi tuyển hoặc xét tuyển, người dự tuyển có quyền gửi đơn đề nghị phúc khảo kết quả thi tuyển hoặc xét tuyển. Người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức có trách nhiệm tổ chức chấm phúc khảo trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày hết thời hạn nhận đơn phúc khảo.
Bước 4. Tổng kết, đánh giá kỳ thi tuyển - Nội dung đánh giá:
+ Đánh giá về tổ chức kỳ thi: Về hoạt động của Hội đồng thi, Ban coi thi, Ban chấm thi; đánh giá về việc thực hiện các quy định về tổ chức thi.
+ Đánh giá về kết quả thi: Tổng số người đăng ký dự thi; tổng số người thực tế dự thi; số người trúng tuyển, số người vi phạm quy chế thi.
- Phương pháp và quy trình tổ chức đánh giá kỳ thi + Các Ban coi thi, Ban chấm thi họp rút kinh nghiệm.
+ Thư ký Hội đồng thi tổng hợp, chuẩn bị nội dung để báo cáo Hội đồng thi. + Hội đồng thi họp rút kinh nghiệm.