7. Kết cấu của đề tài
1.3.1. Tuyển dụng theo phương thức thi tuyển
Tuyển dụng bao gồm nhiều hình thức khác nhau để xây dựng nguồn nhân lực hành chính. Thi tuyển là một trong các hình thức đó. Trong các nền hành chính phát triển, thi tuyển được coi là hạt nhân trong công tác tuyển dụng. Đây là một cửa ải để đại bộ phận công chức phải trải qua trong tiến trình gia nhập nền công vụ. Vì vậy, trong thời đại ngày nay, các quốc gia không ngừng nâng cao chất lượng thi tuyển công chức.
Như vậy, so với các hình thức tuyển dụng khác, thì hình thức thi tuyển có nhiều ưu điểm nổi bật đó là: Các thí sinh tham gia thi tuyển phải cạnh tranh với nhau một cách bình đẳng về năng lực và trình độ chuyên môn để giành những vị trí nhất định trong bộ máy quản lý nhà nước; những người trúng tuyển phải là những người giỏi nhất trong số những người dự thi và đáp ứng các yêu cầu do cơ quan nhà nước đặt ra. Ở đây cần loại trừ một số trường hợp cá biệt khi Nhà nước phải thực hiện các chính sách xã hội đối với một số đối tượng đặc biệt hay một số vùng đặc biệt như miền núi hải đảo để đáp ứng các yêu cầu của xã hội. Sự cạnh tranh trên có tác dụng khuyến khích các thí sinh phải không ngừng nâng cao trình độ, năng lực của mình. Qua đó nâng cao mặt bằng dân trí, văn hóa chung cho toàn xã hội. Về khía cạnh tâm lý, mỗi khi qua được kỳ thi tuyển và phải phấn đấu nhiều hơn nữa. Do đó, nền hành chính ngày càng được nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động.
Hiện nay, hai hình thức phổ biến nhất khi thi tuyển công chức là hình thức thi viết và hình thức thi vấn đáp. Cả hai hình thức này đều được sử dụng trong thi tuyển công chức.
+ Hình thức thi viết
phương pháp để ứng cử viên trả lời những câu hỏi đã được soạn trước trong bài thi. Phương pháp này có thể giúp dự đoán một cách hiệu quả về kiến thức cơ bản, kiến thức chuyên môn và những kiến thức liên quan cũng như khả năng ở những phương diện khác nhau như khả năng phân tích, tổng hợp, khả năng diễn đạt câu chữ... của ứng cử viên. Như vậy căn cứ vào Mục 2, điều 8 Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức gồm có các môn sau:
Môn kiến thức chung, thi viết 01 bài về hệ thống chính trị, tổ chức bộ máy của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội; quản lý hành chính nhà nước; chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về ngành, lĩnh vực tuyển dụng.
Môn nghiệp vụ chuyên ngành, thi viết 01 bài và thi trắc nghiệm 01 bài về nghiệp vụ chuyên ngành theo yêu cầu của vị trí việc làm. Đối với vị trí việc làm yêu cầu chuyên môn là ngoại ngữ hoặc tin học, môn thi nghiệp vụ chuyên ngành là ngoại ngữ hoặc tin học. Người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức quyết định hình thức và nội dung thi môn nghiệp vụ chuyên ngành là ngoại ngữ hoặc tin học phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển dụng. Trong trường hợp này, người dự tuyển không phải thi môn ngoại ngữ hoặc môn tin học văn phòng.
Nội dung thi môn viết nghiệp vụ chuyên ngành trong kỳ thi tuyển công chức phải căn cứ vào tiêu chuẩn nghiệp vụ của ngạch công chức phù hợp với vị trí việc làm cần tuyển. Trong cùng một kỳ thi tuyển, nếu có các vị trí việc làm yêu cầu chuyên môn, nghiệp vụ khác nhau thì cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức tổ chức xây dựng các đề thi môn nghiệp vụ chuyên ngành khác nhau đảm bảo phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức chưa xác định được ngân hàng đề thi môn nghiệp vụ chuyên ngành thì người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức giao người đứng đầu cơ quan sử dụng công chức xây dựng các đề thi môn nghiệp vụ chuyên ngành bảo đảm phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển, gửi cơ quan có
thẩm quyền tuyển dụng công chức để xem xét, quyết định đề thi chính thức.
Trắc nghiệm môn nghiệp vụ chuyên ngành là một hình thức thi đang được áp dụng ở nhiều nước trên thế giới cũng như ở các bộ, ngành trên cả nước. Hình thức thi trắc nghiệm có thể xuyên suốt toàn bộ nội dung cơ bản của kỹ thuật hành chính, các hiểu biết khác. Đây là một lĩnh vực rất rộng lớn nên nếu xây dựng đề thi như bình thường dưới dạng câu hỏi và phân tích thì đề thi tuyển sẽ khó có khả năng bao quát được toàn bộ kỹ thuật nghiệp vụ đó và các hiểu biết cần thiết khác mà thông thường chỉ có thể đề cập tới một phần nhỏ như xây dựng một văn bản cụ thể… Khâu tổ chức chấm thi rất đơn giản và gọn nhẹ vì lúc đó không đòi hỏi nhiều tư duy mà chỉ đơn thuần dựa vào bảng đáp án đúng sai. Do đó, kết quả thi tuyển mang tính khách quan mà không phụ thuộc vào quan điểm của từng vị giám khảo chấm thi, không xảy ra hiện tượng chênh lệch điểm chấm. Thuận lợi về sau khi có điều kiện áp dụng hệ thống thi tuyển trên máy tính. Theo kinh nghiệm của các nước ASEAN thì việc áp dụng công nghệ thông tin mang lại hiệu quả to lớn, tiết kiệm kinh phí của cả đối tượng thi tuyển lẫn cơ quan tuyển dụng. Chắc chắn trong tương lai không xa chúng ta sẽ phải tiến hành công nghệ tin học hóa vào trong khâu tổ chức thi tuyển.
Môn ngoại ngữ, thi viết hoặc thi vấn đáp 01 bài một trong năm thứ tiếng Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc hoặc ngoại ngữ khác theo yêu cầu của vị trí việc làm do người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức quyết định.
Môn tin học văn phòng, thi thực hành trên máy hoặc thi trắc nghiệm 01 bài theo yêu cầu của vị trí việc làm do người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức quyết định.
Nội dung thi tuyển có mối liên quan mật thiết với việc phân loại công chức của mỗi nước. Phân loại công chức đề ra những tiêu chuẩn khách quan trong việc thi tuyển người vào làm việc. Chế độ phân loại công chức quy định đối với mỗi cương vị công tác đều phải bảo đảm những điều kiện, tiêu chuẩn cần thiết về học vấn, tuổi nghề, trình độ chuyên môn, hiệu quả công tác. Trên cơ sở đó, Hội đồng thi tuyển sẽ xây dựng đề thi cho phù hợp.
cùng một lúc đánh giá được nhiều ứng cử viên, kết quả đánh giá cũng tương đối khách quan, vì vậy cho đến nay thi viết vẫn là phương pháp lựa chọn nhân tài thông thường nhất trong các cơ quan, tổ chức.
Tuy nhiên, thi viết cũng có những hạn chế nhất định như không thể đánh giá được toàn diện các mặt như thái độ, phẩm chất đạo đức, tính cách, khả năng quản lý tổ chức, khả năng diễn đạt bằng lời và kỹ năng thao tác của ứng viên. Vì thế, sau khi thi viết còn phải tiếp tục tiến hành các phương thức đánh giá khác như trắc nghiệm tâm lý, phỏng vấn, mô phỏng tình huống hay thi vấn đáp.
+ Hình thức thi vấn đáp
Chính là nhằm khắc phục nhược điểm của hình thức thi viết. Thông thường, thi vấn đáp được đưa ra dưới dạng tình huống để thí sinh xử lý. Những tình huống này là những tình huống hành chính mà mức độ phức tạp phụ thuộc vào đối tượng dự thi và yêu cầu của nhà nước. Cách xử lý của thí sinh có thể cho ban giám khảo biết trình độ hiểu biết, kỹ năng giao tiếp hành chính của thí sinh đó và những biểu hiện tâm lý khác như độ nhạy bén, sự vững vàng hay ổn định về tâm lý. Ban giám khảo cũng có thể đặt ra một số câu hỏi thêm để biết thêm thông tin về môi trường hoạt động, xu hướng phát triển của thí sinh đó. Nhiều khi việc biết thêm những thông tin trên là rất quan trọng ví dụ như xem thí sinh có khả năng đi công tác xa hay không để phục vụ những công việc phải đi xa…