7. Kết cấu của đề tài
1.2. Sự cần thiết thực hiện chính sách cải cách thủ tục hành chính
Thứ nhất, cải cách thủ tục hành chính có tác động to lớn đối với việc
thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Tồn cầu hố, hội nhập quốc tế có ảnh hưởng sâu rộng đến tất cả các quốc gia. Q trình này khiến cho các quốc gia trên tồn thế giới trở nên gần nhau hơn, quan hệ với nhau chặt chẽ hơn và sự thẩm thấu, phụ thuộc vào nhau cũng nhiều hơn. Các quốc gia đang đứng trước nhiều cơ hội nhưng cũng phải đối mặt với nhiều thách thức mới ở tầm quốc tế. Bộ máy hành chính của các quốc gia phải vận động nhanh nhạy hơn để tăng cường khả năng cạnh tranh của quốc gia trong quá trình hội nhập và phân cơng lao động mang tính tồn cầu. Điều đó địi hỏi thể chế hành chính và đội ngũ cán bộ phải thích ứng với pháp luật và thơng lệ quốc tế, đồng thời giữ vững độc lập, tự chủ, bảo vệ lợi ích quốc gia.
Bên cạnh đó, sự phát triển của khoa học - công nghệ cũng ảnh hưởng tới mọi mặt của đời sống xã hơi, trong đó có hoạt động quản lý. Những biến đổi này đặt ra trước nền hành chính truyền thống những thách thức mới. Điều đó địi hỏi phải cải cách nền hành chính, sắp xếp lại bộ máy, đổi mới phương pháp quản lí nhân sự để theo kịp những tiến bộ chung của thế giới.
Thông qua việc cải cách thủ tục hành chính sẽ gỡ bỏ được những rào cản về thủ tục hành chính đối với mơi trường kinh doanh. Việc đơn giản hóa
thủ tục hành chính sẽ góp phần nâng cao hình ảnh của Việt Nam nói chung và các bộ, ngành địa phương nói riêng trước cộng đồng trong nước và quốc tế, mở rộng quan hệ hợp tác, thu hút đầu tư và đời sống của người dân, giúp giảm chi phí và rủi ro của người dân và doanh nghiệp trong việc thực hiện thủ tục hành chính.
Thứ hai, cải cách thủ tục hành chính là tiền đề để thực hiện các nội dung cải cách khác: Nâng cao chất lượng thể chế; nâng cao trình độ, thay đổi tác phong, các nghĩ, cách làm của cán bộ, công chức; phân công, phân cấp thực chiện nhiệm vụ, giải quyết công việc của người dân, doanh nghiệp; thực hiện Chính phủ điện tử…
Thứ ba, địi hỏi của cơng dân và xã hội đối với Nhà nước ngày càng cao
Công cuộc đổi mới đã đạt được nhiều thành tựu, nâng cao mức sống và nhận thức của người dân. Trong bối cảnh đó, địi hỏi của người dân đối với các hoạt động của nhà nước ngày càng cao hơn. Nhân dân đòi hỏi và mong muốn được thực hiện quyền làm chủ hợp pháp một cách đầy đủ, được yên ổn sinh sống, làm ăn trong môi trường an ninh, trật tự và dân chủ, không bị phiền hà, sách nhiễu, được đảm bảo cung cấp các dịch vụ cơng một cách đầy đủ và có chất lượng. Điều đó địi hỏi nhà nước phải phát huy dân chủ, thu hút sự tham gia của người dân vào quản lí nhà nước và phải cơng khai, minh bạch trong các hoạt động của mình, tăng cường hoạt động cải cách TTHC để phục vụ người dân, doanh nghiệp tốt hơn.
Thứ tư, xuất phát từ thực trạng cải cách thủ tục hành chính hiện nay
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã có những chủ trương và giải pháp thể hiện sự quyết tâm rất lớn trong việc thực hiện cải cách hành chính mà đặc biệt là cải cách thủ tục hành chính. Cùng với yêu cầu phát triển
chuyển biến hết sức tích cực. Điều này được thể hiện qua những quyết sách vô dùng đúng đắn của Đảng và Nhà nước. Đó là Nghị quyết 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 của Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020, Nghị định 63/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính; Thơng tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31/10/2017 của Văn phịng Chính phủ Hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm sốt thủ tục hành chính.
Tuy nhiên, cơng tác cải cách hành chính nói chung và cải cách thủ tục hành chính nói riêng vẫn cịn nhiều tồn tại, hạn chế. Cơng chức thực thi cơng vụ cịn chưa tích cực trong thực thi chức trách, nhiệm vụ. Tính chuyên nghiệp, năng động, tinh thần thái độ phục vụ của đội ngũ cán bộ, cơng chức, viên chức chưa cao, vẫn cịn trường hợp phản ánh về việc trễ hẹn, phiền hà trong giải quyết TTHC; Phương pháp quản lý, cách thức làm việc, phối hợp thực hiện công việc trong các cơ quan hành chính chưa thực sự hợp lý. Cơng tác rà sốt, kiến nghị đơn giản hóa TTHC, số TTHC đề nghị đơn giản hóa chưa nhiều, chưa thực sự hiệu quả; chưa kịp thời kiến nghị sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ những TTHC khơng cịn phù hợp. Mức độ hiện đại hóa nền hành chính cịn hạn chế; mơ hình một cửa, một cửa liên thơng hiện đại cịn ít. Thủ tục hành chính rườm rà, gây khó khăn, phiền hà cho người dân, doanh nghiệp…
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Đảng, Nhà nước quan tâm, kịp thời trong công tác chỉ đạo, điều hành, triển khai nhiều giải pháp, nhưng cơng tác cải cách thủ tục hành chính vẫn cịn nặng về hình thức, chưa mang lại hiệu quả cao, các TTHC vẫn còn rườm rà, nhiều khâu, nhiều giấy tờ, chưa đáp ứng được kỳ vọng của người dân, doanh nghiệp. Bởi vậy, mục tiêu của cải cách TTHC là đảm bảo sự đồng bộ, đơn giản hóa các thủ tục hành chính, tăng cường ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong giải quyết TTHC, tăng cường trách nhiệm của cán bộ, cơng chức, người đứng đầu, nâng cao sự hài lịng của người dân, tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp tham gia vào hoạt động quản lý nhà nước.
Trong chương 1, Luận văn đã khái quát những lý luận chung nhất về cải cách thủ tục hành chính. Qua đó, đã luận giải về các khai niệm, đặc điểm, ý nghĩa, nội dung, sự cần thiết của công tác cải cách thủ tục hành chính.
Chương 2
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TẠI THÀNH PHỐ BN MA THUỘT, TỈNH ĐẮK LẮK