Nâng cao tinh thần, trách nhiệm công chức, viên chức và nhân viên trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH cải CÁCH THỦ tục HÀNH CHÍNH tại THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT, TỈNH đắk lắk (Trang 64)

7. Kết cấu của đề tài

3.2. Các giải pháp thực hiện hiệu quả chính sách cải cách TTHC tại UBND

3.2.2. Nâng cao tinh thần, trách nhiệm công chức, viên chức và nhân viên trong

viên trong cải cách thủ tục hành chính

Tăng cường trách nhiệm của công chức, viên chức và nhân viên trong cải cách TTHC là một trong những giải pháp quan trọng. Công chức, nhân viên là người trực tiếp thực hiện các thủ tục hành chính, tiếp xúc với người dân, nên phải chọn, cử cán bộ cơng chức có trình độ, năng lực, có tâm với cơng việc và thân thiện, đặc biệt đối với cán bộ, công chức được cử làm việc tại Bộ phận Một cửa.

Thứ nhất, mỗi cán bộ, công chức cần xác định rõ trách nhiệm của mình,

có kế hoạch để hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Trách nhiệm là điều phải làm, phải gánh vác hoặc phải nhận lấy về mình. Ai cũng cần phải có trách nhiệm bởi lẽ trách nhiệm ln gắn liền với q trình thực thi nhiệm vụ, cơng vụ. Tinh thần trách nhiệm chính là kết quả của một quá trình dèn luyện, nhận thức và hành động đúng đắn, tích cực, tự giác trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao.

Chủ tịch Hồ Chí Minh giải thích về tinh thần trách nhiệm và khơng có tinh thần trách nhiệm như sau: “Tinh thần trách nhiệm là gì? Là khi Đảng,

Chính phủ hoặc cấp trên giao cho ta việc gì, bất kỳ to hay nhỏ, khó hay dễ, ta cũng đưa cả tinh thần, lực lượng ra làm cho đến nơi đến chốn, vượt mọi khó khăn, làm cho thành cơng. Làm một cách cẩu thả, làm cho có chuyện, dễ làm khó bỏ, đánh trống bỏ dùi, gặp sao làm vậy là khơng có tinh thần trách nhiệm”.

Như vậy, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, cán bộ, cơng chức phải bảo đảm làm trịn nhiệm vụ, cơng việc, phần việc được giao, với sự ràng buộc đối với

lời hứa của mình, nếu kết quả thực hiện khơng tốt, hoặc nếu thực hiện sai, thất hứa thì phải gánh chịu hậu quả.

Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: “Cơm chúng ta ăn, áo chúng ta mặc,

vật liệu chúng ta dùng, đều do mồ hôi nước mắt của nhân dân mà ra. Vì vậy chúng ta phải đền bù xứng đáng cho nhân dân”. Mỗi cán bộ, cơng chức trong

thực thi cơng vụ nói chung, và cán bộ, công chức trực tiếp giải quyết TTHC cho người dân cần phải xác định rõ trách nhiệm của mình trong phục vụ nhân dân, không ngừng học hỏi, rèn luyện, nâng cao kiến thức, kỹ năng để phục vụ nhân dân tốt hơn. Có kế hoạch sắp xếp cơng việc hợp lý, hồn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Trong giao tiếp, phục vụ nhân dân cần có thái độ hịa nhã, cởi mở, khơng nên có thái hộ hách dịch, chèn ép nhân dân, gây bức xúc cho nhân dân

Thứ hai, Tăng cường tuyên truyền để người dân tham gia góp ý xây dựng hồn thiện bộ máy nhà nước, đội ngũ cơng chức, nhân viên.

Phát huy dân chủ, mở rộng sự tham gia của người dân vào công việc quản lý nhà nước, nhằm bảo đảm cho Nhà nước giữ vững bản chất là nhà nước của dân, do dân và vì dân, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả của các chính sách, pháp luật được ban hành đã được Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh chú ý ngay sau thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng Tám. Hiến pháp năm 1946 khẳng định "...Tất cả quyền bính trong nước là của tồn thể nhân dân Việt Nam, khơng phân biệt nịi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo" (Điều thứ 1). "Tất cả công dân Việt Nam đều ngang quyền về mọi

phương diện: chính trị, kinh tế, văn hóa" (Điều thứ 6), "...đều được tham gia chính quyền và cơng cuộc kiến thiết tùy theo tài năng và đức hạnh của mình"

pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã khẳng định:

"Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân..." (Điều 2). " Nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân..." (Điều 6), "Cơng dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung của cả nước và địa phương, kiến nghị với cơ quan nhà nước, biểu quyết khi Nhà nước trưng cầu dân ý" (Điều 53).

Công tác tiếp nhận phản ánh, kiến nghị của người dân đã được các cơ quan, đơn vị triển khai thực hiện: Niêm yết công khai số điện thoại của đầu mối kiểm soát TTHC, niêm yết Bảng hướng dẫn tiếp nhận phản ánh, kiến nghị của người dân tại Bộ phận Một cửa. Tuy nhiên, tỷ lệ người dân tham gia vào gửi phản ánh kiến nghị lên cơ quan có thẩm quyền rất ít so với những bức xúc của người dân đối với việc giải quyết TTHC tại Bộ phận Một cửa lại. Nguyên nhân chủ yếu do tâm lý chung của người dân chưa tin tưởng vào chính quyền, việc tiếp thu giải quyết các vấn đề mà nhân dân nêu ra chậm và luôn bị tránh né làm giảm lịng tin và nhiệt tình của người dân.… Vì vậy, cần thực hiện các giải pháp nhằm tăng cường sự tham gia, góp ý của người dân như:

Thực hiện gửi Thư cảm ơn đến những tổ chức, cá nhân phản ánh về thái độ, tinh thần trách nhiệm của công chức, nhân viên và tham gia đóng góp ý kiến thiết thực, hiệu quả về cơng tác cải cách hành chính của Thành phố. Việc gửi Thư cảm ơn cho người dân thể hiện “sự tôn trọng và sự quan trọng”

đối với những ý kiến đóng góp của người dân đối với vệc tham gia hoàn thiện tổ chức bộ máy cũng như hoàn thiện đội ngũ cán bộ cơng chức. Thể hiện được những đóng góp, phản ánh, kiến nghị của người dân đã được cơ quan có thẩm quyền tiếp thu, giải quyết, khi nhận được phản hồi thông qua Thư cảm

ơn, cũng là một hình thức để người dân có thể theo dõi được những góp ý, phản ánh kiến nghị của mình đang được cơ quan nào giải quyết, hoặc lý do vì sao khơng được giải quyết. Như vậy, sẽ làm cho người dân tin tưởng hơn, nhiệt tình hơn đối với việc góp ý xây dựng, hồn thiện bộ máy, cũng như đội ngũ cán bộ, công chức. Đồng thời, qua những góp ý, kiến nghị, phản ánh của người dân, cơ quan đơn vị sẽ kịp thời chấn chỉnh những cán bộ, cơng chức có thái độ hách dịch, nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, cũng như có kế hoạch để khắc phục những tồn tại, hạn chế.

Thứ ba, Triển khai lấy phiếu đánh giá mức độ hài lòng của người dân về cán bộ, cơng chức và lãnh đạo các phịng chun mơn có liên quan đến giải quyết TTHC.

Hàng năm, UBND đều triển khai thực hiện khảo sát, lấy ý kiến góp ý của người dân đối với việc tiếp nhận và giải quyết TTHC tại Bộ phận Một cửa, tỷ lệ hài lịng của người dân đạt 90%. Tình trạng người dân bức xúc trong giải quyết TTHC vẫn thường xuyên diễn ra, đặc biệt trong lĩnh vực đất đai, tuy nhiên, do Phiếu khảo sát đánh giá tổng thể việc tiếp nhận và giải quyết TTHC, quá trình giải quyết TTHC cho người dân, chưa thực hiện đánh giá cụ thể đối với từng cán bộ, công chức làm việc tại Bộ phận Một cửa nên chưa có cơ sở để thực hiện việc xếp loại, đánh giá đối với từng cá nhân.

Vì vậy, cần phải thực hiện khảo sát, triển khai đánh giá sự hài lòng của người dân đối với từng cán bộ, cơng chức và lãnh đạo các phịng chun mơn có liên quan đến giải quyết TTHC như phát phiếu khảo sát định kỳ, thực hiện khảo sát trực tiếp thông qua thiết bị đánh giá điện tử và cần ưu tiên thực hiện khảo sát qua thiết bị đánh giá điện tử.

người dân thực hiện đánh giá thành công, kết quả đánh giá sẽ được gửi đến cho cán bộ quản lý để kiểm tra nguyên nhân và theo dõi, tổng hợp. Hình thức này đảm bảo tính khách quan, nhanh chóng, thuận tiện.

Việc thực hiện đánh giá mức độ hài lòng đối với từng cán bộ, công chức và lãnh đạo các phịng, ban chun mơn sẽ nâng cao được trách nhiệm của từng cá nhân trong thực thi nhiệm vụ. Thông qua kết quả khảo sát, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị sẽ kịp thời đưa ra những hình thức xử lý đối với với những cán bộ, cơng chức có hành vi vi phạm, mức độ hài lòng thấp như nhắc nhở, chấn chỉnh để khắc phục, hoặc kiểm điểm trách nhiệm, ln chuyển, hốn đổi vị trí làm việc. Đồng thời, kịp thời động viên, khen thưởng đối với cán bộ, công chức thường xuyên được đánh giá mức độ hài lòng cao.

Thứ tư, tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị

trong thực hiện cải cách TTHC.

Quá trình hội nhập đã tạo cho chúng ta nhiều cơ hội trong việc đẩy mạnh cơng cuộc cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước theo phương thức rút ngắn. Tuy nhiên đi đôi với cơ hội là những thách thức đang đặt ra, hơn ai hết người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước cần phải hiểu rõ nội dung trách nhiệm, vai trị của mình để nâng cao hơn nữa tính hiệu quả trong hoạt động quản lý nhà nước bởi đi kèm với hình ảnh của cá nhân người lãnh đạo là sự đại diện cho cả một tổ chức. Trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, vai trò của họ ngày càng được khẳng định. Do đó, người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước cần phải phát huy vai trị, trách nhiệm và quyền hạn của mình trong mọi hoạt động của đơn vị, từng bước nâng cao năng lực quản lý, kỹ năng chun mơn và khơng ngừng chủ động ứng phó đối với mọi thay đổi của tổ chức trong bối cảnh đổi mới của giai đoạn hiện nay.

Người đứng đầu cơ quan, đơn vị phải xác định rõ trách nhiệm của mình, phải thường xuyên học hỏi, trau dồi kiến thức, kỹ năng để hoàn thành

các nhiệm vụ được phân cơng. Đối với các cơ quan, đơn vị có liên quan đến Bộ phận Một cửa, người đứng đầu cơ quan đơn vị định kỳ tổ chức họp, làm việc với các cán bộ, công chức làm việc tại Bộ phận Một cửa để kịp thời chia sẻ, điều chỉnh, bổ sung nhiệm vụ, sắp xếp nhân sự cho phù hợp, đề ra các giải pháp hạn chế xử lý hồ sơ trễ hẹn, chấn chỉnh, nhắc nhở những cán bộ, cơng chức có hành vi hách dịch, gây phiền hà cho người dân. Thường xuyên kiểm tra, giám sát cán bộ, công chức trong việc thực hiện tiếp nhận, trả kết quả cho người dân. Đồng thời, có những chính sách khuyến khích cán bộ, cơng chức trong cơng việc như khen thưởng đột xuất, chuyên đề, đề nghị UBND thành phố khen thưởng đối với những cá nhân có thành tích xuất sắc…

Trong cơng tác cải cách hành chính nói chung và cải cách TTHC nói riêng, vai trị của người đứng đầu cơ quan, đơn vị đóng vai trị rất quan trọng. Trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác CCHC, cải cách TTHC phải thực hiện quản lý điều hành gồm: Chỉ đạo, điều hành; ban hành Kế hoạch; tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát; ban hành kế hoạch tuyên truyền; định kỳ thông tin, báo cáo … Bên cạnh việc tăng cường trách nhiệm của cán bộ, công chức thì cần phải tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu. Đối với những cơ quan, đơn vị để xảy ra tình trạng giải quyết hồ sơ TTHC q hạn, cơng chức, viên chức vi phạm trong q trình thực thi cơng vụ tùy theo hậu quả và mức độ thường xuyên để xảy ra vi phạm mà người đứng đầu cơ quan, đơn vị đó cũng phải chịu trách nhiệm, xử lý kỉ luật theo đúng quy định: kiểm điểm, phê bình, nhắc nhở trước các cuộc họp giao ban tháng, quý của UBND thành phố, ln chuyển, chuyển đổi vị trí cơng tác. Đối với những cơ quan, đơn vị có thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ, UBND thành phố cần quan tâm, khen thưởng kịp thời, tạo động lực để phát huy khả năng, năng lực, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

3.2.3. Thực hiện tốt công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí sử dụng, cán bộ, cơng chức

Đây là giải pháp cơ bản có tầm đặc biệt quan trọng, quyết định trực tiếp đến hiệu quả việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính. Dù kế hoạch ban hành có cụ thể, chi tiết,bố trí đủ tài chính, cơ sở hạ tầng, công nghệ thông tin nhưng nhân lực không đủ về chất và về lượng thì sẽ khơng mang lại hiệu quả cao. Chính vì vậy, cần phải chú trọng thực hiện tốt cơng tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí sử dụng cán bộ, công chức.

Quy hoạch cán bộ: Quy hoạch đội ngũ cán bộ phải đảm bảo yêu cầu cơ cấu, độ tuổi, lĩnh vực cơng tác, trình độ chun mơn, đồng thời, phải căn cứ vào yêu cầu, nhiệm vụ của tổ chức. Quy hoạch tốt sẽ tạo ra sự chủ động, bảo đảm tính kế thừa, phát triển, khắc phục tình trạng thiếu hụt trong bố trí, sử dụng cán bộ. Công tác quy hoạch cán bộ phải xuất phát từ nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ tổ chức, từ thực trạng đội ngũ cán bộ để xây dựng, đảm bảo tính khoa học, tính kế thừa liên tục và vững chắc.

Quy hoạch phải thể hiện sự kết hợp chặt chẽ giữa công tác sắp xếp, kiện toàn cán bộ với đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Có kế hoạch cụ thể để đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ dự bị vào các vị trí cơng tác đáp ứng yêu cầu thực hiện chức năng, nhiệm vụ của địa phương. Kết hợp nhiều hình thức, biện pháp đào tạo, bồi dưỡng, gắn đào tạo, bồi dưỡng với sử dụng cán bộ. Cán bộ thiếu tiêu chuẩn nào thì có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng bằng các hình thức thích hợp.

Đào tạo, bồi dưỡng: Cần phải xây dựng kế hoạch cụ thể về thời gian, yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng. Cần chú ý bồi dưỡng lý luận chính trị, kiến thức quản lý nhà nước, xã hội, kiến thức an ninh quốc phòng, kiến thức về cải cách hành chính, thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi về thời gian, công việc cũng như hỗ trợ kinh phí cho cán bộ, cơng chức, viên chức, người lao động

tham gia học tập, nâng cao kiến thức và khuyến khích cán bộ, cơng chức tự học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ.

Nội dung tập huấn, bồi dưỡng nâng cao kiến thức: Thường xuyên quán triệt, triển khai các văn bản quy định về cải cách thủ tục hành chính, các Quyết định cơng bố thủ tục hành chính của UBND tỉnh đến từng cán bộ cơng chức; thực hiện bồi dưỡng, nâng cao kiến thức về thủ tục hành chính, quy trình thực hiện thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực phụ trách đến tất cả cán bộ, công chức; bồi dưỡng nâng cao năng lực, ứng xử của cán bộ, công chức…

Đối tượng tham gia: Tất cả các cán bộ, cơng chức thuộc các phịng ban chun mơn của UBND thành phố, Đồn thanh niên, nhân viên bưu điện… Cải cách thủ tục hành chính là nhiệm vụ của tất cả các cán bộ, cơng chức. Vì vậy, việc tập huấn, bồi dưỡng cho tất cả cán bộ, công chức là cần thiết.

Trong những năm qua, UBND thành phố luôn quan tâm đến công tác bồi dưỡng, nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cán bộ, công chức làm cơng tác cải cách hành chính, thực hiện tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính tại Bộ phận Một cửa. Tuy nhiên, chưa thực hiện bồi dưỡng, nâng cao kiến thức, kỹ năng đối với tất cả cán bộ, cơng chức nên dẫn đến khó khăn trong việc ln chuyển cơng tác, nghỉ chế độ… đối với cán bộ làm công tác cải cách hành chính nói chung và cải cách thủ tục hành chính nói riêng, cán bộ, cơng chức thực hiện tiếp nhận, trả kết quả tại Bộ phận Một cửa. Chính vì vậy, cần phải xây dựng kế hoạch cụ thể để thực hiện bồi dưỡng, tập huấn, nâng cao kiến thức cải cách TTHC, cải cách hành chính đến tất cả cán bộ, công chức.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH cải CÁCH THỦ tục HÀNH CHÍNH tại THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT, TỈNH đắk lắk (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)