7. Kết cấu của đề tài
2.3. Đánh giá ưu điểm, những tồn tại hạn chế đối với việc thực hiện cải cách
2.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế
Công tác chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ cải cách TTHC ở một số cơ quan, đơn vị chưa được quan tâm sâu sắc, chặt chẽ, thường xuyên. Lãnh đạo một số phòng ban, đơn vị chưa nhận thức đầy đủ ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác cải cách TTHC, nên thiếu sự kiểm tra, đôn đốc thực hiện nhiệm vụ được phân cơng.
Hệ thống pháp luật chưa hồn chỉnh: Nhiều văn bản quy phạm pháp luật cấp trên hướng dẫn ban hành chậm, gây khó khăn cho cơ sở trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ. Cụ thể như Nghị định 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ đã có hiệu lực, tuy nhiên, UBND tỉnh vẫn chưa có Quyết định ban hành Quy chế thực hiện tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông trên địa bàn tỉnh theo quy định Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ. Vì vậy, ở cơ sở vẫn áp dụng theo quy định cũ đã hết hạn, gây lúng túng, khó khăn trong quá trình thực hiện.
Việc tiếp nhận hồ sơ tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả đối với hồ sơ đất đai quá tải do số lượng hồ sơ giao dịch tại UBND Thành phố quá lớn, thủ tục rườm rà, sự phối hợp giữa Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai thuộc Sở Tài ngun và Mơi trường và Phịng Tài nguyên và Môi trường, Chi cục Thuế thành phố chưa thực sự hiệu quả. Bên cạnh đó, có một số nhân viên mới tiếp cận công
việc (mới được tiếp nhận đến làm việc tại Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai) nên giải quyết công việc chưa thành thạo, dẫn đến tồn đọng hồ sơ.
Vì khối lượng hồ sơ quá lớn nên công chức, nhân viên tiếp nhận hồ sơ chưa hướng dẫn tận tình cho người dân nên người dân phải bổ sung hồ sơ nhiều lần, gây bức xúc cho người dân. Chế độ, chính sách đối với cán bộ, cơng chức nói chung và những cán bộ, cơng chức kiêm nhiệm thực hiện nhiệm vụ kiểm soát TTHC, làm việc tại Bộ phận Một cửa còn thấp, chưa tạo được động lực cho cán bộ, công chức phấn đấu.
Người dân chưa quen nộp hồ sơ trực tuyến, chủ yếu nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả. Bên cạnh đó, một số hộ dân chưa tiếp cận đến dịch vụ trả kết quả qua bưu chính cơng ích và chưa muốn tham gia dịch vụ.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2
Từ thực trạng trên cho thấy, công tác cải cách thủ tục hành chính tại UBND thành phố Bn Ma Thuột chuyển biến còn chậm, chưa thực sự đi vào chiều sâu, thủ tục hành chính rườm rà, gây khó khăn cho người dân trong việc tiếp cận và thực hiện các thủ tục hành chính. Một số cán bộ, cơng chức cịn thiếu kinh nghiệm, chưa thực sự hết mình trong cơng việc, thiếu trách nhiệm, thiếu niềm nở, thân thiện khi tiếp xúc với người dân,.
Năng lực chuyên môn của cán bộ, công chức chưa đáp ứng được địi hỏi, u cầu của cơng việc dẫn đến việc hướng dẫn hồ sơ, thủ tục cho người dân chưa tận tình, dẫn đến người dân phải đi lại nhiều lần, chưa chú trọng quan tâm, phát huy hiệu quả sự tham gia của Đoàn Thanh niên và nhân viên bưu điện. Tỷ lệ hồ sơ giải quyết quá hạn còn cao, đặc biệt trong lĩnh vực đất đai. Từ những yêu cầu trên, cần phải đặt ra hệ thống giải pháp và chế tài phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả cơng tác cải cách thủ tục hành chính ở các địa phương nói chung và UBND thành phố Bn Ma Thuột nói riêng.
Chương 3
GIẢI PHÁP THỰC HIỆN HIỆU QUẢ CHÍNH SÁCH CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TẠI UBND THÀNH PHỐ BN MA THUỘT