7. Kết cấu của luận văn
1.2.3. Sự cần thiết phải bảo đảm quyền con người trong tạm giữ, tạm giam
Chúng ta đang xây dựng NNPQ của dân, do dân và vì dân. Một trong những đặc điểm của NNPQ đó là quyền con người trong đó coa quyền con người trong các lĩnh vực cụ thể như tạm giữ, tạm giam được ghi nhận và bảo vệ. Chính vì vậy ý nghia đầu tiên của việc bảo vệ quyền con người trong lĩnh vực tạm giữ, tạm giam là thể hiện và cụ thể hóa đặc điể của NNPQ mà chúng ta đang xây dựng. Pháp luật TTHS có vị trí quan trọng trong việc bảo vệ quyền con người thông qua việc “chủ động phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm, phát hiện chính xác, nhanh chóng và xử lý công minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội” hướng tới mục đích “góp phần bảo vệ chế độ XHCN, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức, bảo vệ trật tự pháp luật XHCN, đồng thời giáo dục mọi người ý thức tuân theo pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm”.
- Bảo đảm quyền của người trong tạm giữ, tạm giam thể hiện quyết tâm của Đảng và Nhà nước ta trong công cuộc cải cách tư pháp vì quyền con người, là sự thể hiện trách nhiệm của cơ quan, người tiến hành tố tụng và các chủ thể khác đối với quyền của của người bị tạm giữ, tạm giam. bảo vệ quyền con người trong tạm giữ, tạm giam còn thể hiện trách nhiệm của Nhà nước, xã hội trong việc tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân nói chung, quyền của người bị tạm giữ, tạm giam nói riêng. Bảo đảm quyền của người bị tạm giữ, tạm gia cũng là cách thức nhằm đạt tới mục đích của TTHS.
- Bảo đảm quyền con người trong tạm giữu, tạm giam nhằmhướng tới một nền tư pháp hiện đại, tôn trọng và bảo vệ các quyền con người: Trong quan hệ tạm giữ, tạm
giam trong TTHS thể hiện tính chất bất bình đẳng và vì thế luôn đặt ra nhu cầu cần phải bảo vệ những người bị “yếu thế” là người bị tạm giữ, tạm giam. Tức là các quyền của họ thường dễ bị xâm phạm nếu không có các biện pháp bảo đảm từ phía Nhà nước. Trên phương diện lý luận cũng như thực tiễn, trong quá trình tạm giữ, tạm giam đều có thể dẫn đến những nguy cơ xâm hại các quyền của người bị tạm giữ, tạm giam nhưng TTHS trong NNPQ đòi hỏi tiêu chí về bảo vệ các quyền luôn được đề cao. Bên cạnh đó hoạt động TTHS bảo đảm quyền “được coi là trục xoay của toàn bộ các hoạt động TTHS, là tâm điểm chú ý của pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia, của cải cách tư pháp” [141, tr.197]. Do vậy, bảo đảm quyền của người bị tạm giữ, tạm giam được đặt ra như một nhiệm vụ cấp thiết.
- Bảo đảm quyền con người trong tạm giữ, tạm giam góp phần bảo đảm tính minh bạch, dân chủ, công khai trong hoạt động TTHS. Bảo đảm quyền của người bịtạm giữ, tạm giam đáp ứng yêu cầu xác định tội phạm một cách khách quan, toàn diện, xử lý công minh không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội, góp phần bảo đảm tính minh bạch, dân chủ, công khai trong hoạt động TTHS, đảm bảo nguyên tắc công bằng trong luật hình sự, góp phần duy trì và đảm bảo trật tự pháp luật, trật tự an toàn xã hội; thể hiện sự dân chủ và phản ánh giá trị của cộng đồng để tạo niềm tin cho người dân rằng trình tự cũng như kết quả của việc tố tụng là công bằng.
- Bảo đảm quyền con người trong tạm giữ, tạm giam góp phần thực hiện đúng đắn nội dung các quy định và thực hiện các nguyên tắc trong TTHS Trong TTHS yêu
cầu đặt ra là phải tuân thủ các nguyên tắc trong TTHS. Đó là nguyên tắc tôn trọng và bảo vệ các quyền cơ bản của công dân; nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng của mọi công dân trước pháp luật; nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo; nguyên tắc suy đoán vô tội; Những nguyên tắc trong TTHS là những quan điểm, tư tưởng chỉ đạo, làm nền tảng cho hoạt động xét xử. Trên cơ sơ thực hiện tốt các nguyên tắc trong tố tụng các cơ quan THTT mới có đủ điều kiện để xác định sự thật khách quan của vụ án.
- Bảo đảm quyền con người trong tạm giữ, tạm giam nhằm hạn chế sự vi phạm trong quá trình áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối với người bị tạm giữ, tạm giam .
Trong quan hệ pháp luật TTHS, bị cáo được coi là người có vị trí trung tâm và cũng có đủ các quyền của con người với tư cách là cá nhân, công dân. Tuy nhiên, để thực hiện chức năng đấu tranh, phòng chống tội phạm có hiệu quả và căn cứ trên các dấu hiệu cấu thành tội phạm, pháp luật quy định cần thiết phải áp dụng những biện pháp cưỡng chế tố tụng đối với người bị buộc tội. Điều này đồng nghĩa với việc họ có thể bị hạn chế một số quyền. Không chỉ là việc bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế trong TTHS, mà trước đó, trong giai đoạn khởi tố, điều tra, với tư cách là người bị tạm giữ, bị can, các quyền của bị cáo có thể đã có “nguy cơ” bị xâm phạm nhiều nhất. Do vậy, cần phải có những biện pháp bảo vệ vừa phòng ngừa những vi phạm pháp luật từ các cơ quan tố tụng và những người tiến hành tố tụng vừa bảo đảm cho bị cáo thực hiện quyền của họ.