7. Kết cấu của luận văn
3.2.3. Nâng cao chất lượng đội ngũ điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán
Thứ nhất: Ở một số địa phương trọng điểm, vùng xa xôi hẻo lánh nới đó tình hình tội phạm đang diễn biến phức tạp,do đó cần bổ sung đầy đủ Điều tra viên có trình độ và năng lực đáp ứng được mọi nhiệm vụ đucợ giao.
Tiếp tục đổi mới công tác tuyển chọn cán bộ vào các cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án thông qua việc xây dựng các tiêu chuẩn cụ thể của các chức danh tư pháp va bootr trợ tư pháp tên cơ sở đó mới có tiêu chí thống nhất đánh giá, tuyển dụng và bổ nhiệm và sử dụng.
Trong công tác này cần đảm bảo khách quan, toàn diện. Lấy chất lượng công việc giải quyết vụ án làm tiêu chí quan trọng. Bên cạnh đó cần có chiến lược quy hoạch đội ngũ cán bộ tư pháp và bổ trợ tư pháp lâu dài, bài bản, chú trọng đến những
cán bộ trẻ được đào tạo cơ bản; đổi mới cách tạo nguồn tuyển chọn, bổ nhiệm và sử dụng đội ngữ cán bộ tư pháp đảm bảo nguyên tắc khách quan, dân củ, công khai. Ngoài cơ quan Điều tra với tính chất dặc thù các cơ quan khác như Viện kiểm sát, Tòa án cần thực hiện việc tuyển chọn kiểm sát viên, thẩm phán từ nhiều nguồn trong xã hội thông đánh giá thời gian công tác trong lĩnh vực pháp luật, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm và thông qua kỳ thi tuyển công khai, minh bạch và chặt chẽ. Tăng cường công tác quản lý, kiểm ta, giám sát cán bộ bằng các cơ chế khác nhau ngăn chặn kịp thời các biểu hiện tiêu cực trong quá trình giải vụ án. Kiên quyết khắc phục tình trạng chạy theo thành tích trong khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử. Cụ thể là hiện tương khởi tố tràn lan không căn cứ, đã khởi tố rồi thì bằng mọi cách phải truy tố đã truy tố thì phải kết tội.
Thứ hai cần tiếp tục thực hiện các giải pháp nâng cáo trình độ chuyên môn,kinh nghiệm và đạo đức của đội ngũ cán bộ tư pháp. Cụ thế:
- Đối với đội ngũ Điều tra viên phải giỏi về nghiệm vụ tinh thông về pháp luật. Để đáp ứng được đòi hỏi thực tiễn công tác điều tra hình sự trong tình hình mới, đặt ra yêu cầu cấp thiết cho công tác đào tạo sinh viên chuyên ngành CSĐT những ĐTV, Thủ trưởng cơ quan điều vùa có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, bản lĩnh chính trị vững vàng để bảo vệ công lý, bảo vệ lẽ phải, đủ sức đứng vững trước những thủ đoạn, dụ dỗ, đe doạ của tội phạm, kể cả những tội phạm “Có thế lực, địa vị trong xã hội”. Tăng cường phương pháp đào tạo đội gũ cán bộ điều tra trước sự gia tăng của các vụ phạm tội có sửu dụng công nghệ cáo , tội phạm có tổ chức, tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm có yếu tố nước ngoài. Bên cạnh đó, cần chú trọng trang bị có hệ thống và bài bản tri thức cần thiết khác về kinh tế, xã hội, khoa học công nghệ, ngoại ngữ, tư pháp quốc tế, kỹ năng làm việc với luật sư; người đại diện hợp pháp của bị can, người làm chứng, người bị hại; kỹ năng làm việc với người nước ngoài, cơ quan, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam trong quá trình điều tra hình sự. Ngoài ra, cần bồi dưỡng các tri thức về kỹ năng làm việc độc lập, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng lãnh đạo chỉ huy; tinh thần mưu trí, dũng cảm, sáng tạo trong hoạt động điều tra hình sự. Bên cạnh đó, cần bồi dưỡng về năng lực nghiên cứu khoa học, kỹ năng tham mưu, đề xuất các định
hướng lớn trong hoàn thiện chính sách pháp luật, trong tổ chức và tiến hành hoạt động điều tra hình sự. Công tác đào tạo Điều tra viên cần mở rộng, hoàn thiện kiến thức về hợp tác quốc tế trong điều tra hình sự. Trong điều kiện mở cửa, hội nhập sâu rộng về mọi mặt của đời sống xã hội, các loại tội phạm cũng lợi dụng những yếu tố này để hoạt động phạm tội, vì vậy tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm có yếu tố nước ngoài cũng có những diễn biến phức tạp. Như vậy, công tác điều tra hình sự nói riêng không thể chỉ trong phạm vi quốc gia mà còn có thể mở rộng ở phạm vi khu vực và quốc tế. Điều đó, đòi hỏi phải đào tạo được những điều tra viên, Thủ trưởng cơ quan điều tra có tầm cỡ khu vực và quốc tế. Những điều tra viên, Thủ trưởng cơ quan điều tra này không chỉ đảm bảo về phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn mà phải giỏi về ngoại ngữ chuyên ngành, am hiểu luật pháp quốc tế, có kỹ năng làm việc độc lập, có tư duy sáng tạo, có bản lĩnh nghiệp vụ, quyết đoán điều tra vụ án hình sự mang tính chất quốc tế.
- Đối với đội ngũ kiểm sát viên và thẩm phán và đội ngũ luật sư.
Với chức năng công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp, Viện kiểm sát nhân và kiểm sát viên giữ vai trò rất quan trọng trong việc xác định sự thật của vụ án. Để nâng cao năng lực, trình độ cũng như chất lượng hoạt động của kiểm sát viên trong quá trình giải quyết vụ án hình sự nói chung và nhằm xác định sự thật của vụ án cần có giải pháp cụ thể như sau: Thứ nhất, tập trung giải quyết tốt công tác giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm; có biện pháp để nắm đầy đủ số tin báo về tội phạm mà Cơ quan điều tra đã tiếp nhận, thụ lý giải quyết tránh tình trạng chỉ kiểm sát có tính hình thức, chủ yếu nắm trên sổ sách, chưa trực tiếp nghiên cứu hồ sơ. Nân cao bản lĩnh nghề nghiệp khắc phục tình trạng nển nag, ngại va chạm của kiểm sát viên trong mối quan hệ với cơ quan điều tra. Cần phát huy tính chủ động trong công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra của Viện kiểm sát khắc phục hiện tượng hiện tượng thụ động, chờ việc, để đến khi cơ quan điều tra kết thúc điều tra, đề nghị xử lý thì Kiểm sát viên mới thực sự vào cuộc, dẫn đến có trường hợp chất lượng hồ sơ điều tra chưa đảm bảo, việc thu thập chứng cứ chưa đầy đủ, chặt chẽ, vi phạm tố tụng chậm được phát hiện, do đó phải trả hồ sơ điều tra bổ sung nhiều lần. Trong khi thực hiện chức năng công tố và kiểm sát tư pháp trong giai đoạn điều tra Viện kiểm sát và kiểm sát viên cần chủ động tham
gia tích cự và tham gia sâu hơn vào quá trình tố tụng. Trong gia đoạn xét xử cần nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tòa của Kiểm sát viên. Cụ thể Kiểm sát viên cấn chủ động khi xét hỏi bị cáo, tích cực tranh luận để bác bỏ những luận điểm không đúng của người bào chữa và những người tham gia tố tụng…Cùng với người bào chữa và hội đồng xét xử đi tìm sự thật của vụ án.