7. Kết cấu của luận văn
1.3.4. Cơ sở vật chất và nguồn lực kinh phí
Quyền con người trong tạm giữ, tạm giam có được đảm bảo hay không còn phụ thuộc vào điều kiện cơ sở vật chất, nguồn kinh phí phục vụ công tác tạm giữ, tạm giam.
Phương tiện kỹ thuật là một yếu tố cực kỳ quan trọng trong công tác gải quyết vụ án hình sự nói chung và đảm bảo quyền con người trong tạm giữ, tạm giam nói riêng. Thực tế cho thấy nếu được đầu tư về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị kỹ thuật thì góp phần quan trọng việc bảo đảm tính hiện thực của quyền con người trong tạm giữ, tạm giam
Sự phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng, sự vô tư của những người tham gia tố tụng cũng được xem là tác động đến việc bảo đảm tốt hơn quyền con người trong tạm giữ, tạm giam.
Tiểu kết Chương 1
Khi tham gia vào quan hệ tạm giữ, tạm giam và quan hệ pháp luật tố tụng, người bị tạm giữ, tạm giam luôn ở “thế yếu” vì để phục vụ công tác điều tra và mục đích đấu tranh, phòng ngừa tội phạm, bị áp dụng một số biện pháp hạn chế quyền. Trong NNPQ các quan hệ trên đều phải tuân theo pháp luật. Do vậy, pháp luật ghi nhận bị cáo có các quyền năng khi tham gia quan hệ tố tụng ở các giai đoạn trong TTHS.
Quyền con người được hiểu là “quyền tự nhiên” và “quyền xã hội”, được pháp luật bảo vệ. Trong NNPQ xã hội chủ nghĩa, quyền con người là thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Tôn trọng và bảo đảm quyền con người là một trong những đặc tính quan trọng của NNPQ. Là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam luôn coi con người là vị trí trung tâm trong mọi chính sách kinh tế, xã hội và tạo mọi điều kiện để con người phát triển.
Các biện pháp liên quan đến chế độ trách nhiệm của cơ quan Nhà nước, cán bộ, công chức trong việc bảo vệ các quyền con người, các biện pháp xử lý vi phạm quyền con người, các biện pháp bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo của công dân và các biện pháp bảo đảm thực hiện dân chủ trong hoạt động của Nhà nước.
TTHS được hiều là hoạt động liên quan đến việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự, liên quan đến việc phát hiện, xử lý hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định là tội phạm và xử phạt người phạm tội. Bởi vậy, hoạt động TTHS liên quan rất lớn tới việc bảo đảm quyền con người nói chung, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo nói riêng.
Trong TTHS, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là những người tham gia tố tụng để giải quyết làm sáng tỏ vụ án. Họ là người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội được BLHS quy định là tội phạm. Tùy theo giai đoạn tố tụng khác nhau mà tên gọi cũng như địa vị pháp lý của người đó cũng khác nhau. Từ góc độ bảo đảm quyền con người của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo trong TTHS, những vấn đề quan trọng, có tính quyết định ở chỗ:
1/ Xác định đầy đủ, chính xác địa vị tố tụng (quyền và nghĩa vụ tố tụng) của các chủ thể TTHS;
2/ Xác định hợp lý sự cần thiết và mức độ sử dụng các biện pháp cưỡng chế tố tụng, nhất là các biện pháp ngăn chặn;
3/ Quy định các nguyên tắc và thủ tục tố tụng hợp lý để hạn chế đến mức thấp nhất các vi phạm quyền con người nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả của TTHS;
4/ Quy định đầy đủ, rõ ràng quyền khiếu nại, tố cáo của họ đối với các hành vi vi phạm từ phía cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng.
Chương 2
THỰC TRẠNG QUYỀN CON NGƯỜI
TRONG TẠM GIỮ, TẠM GIAM Ở TỈNH ĐẮK LẮK 2.1. Khái quát về người bị tạm giữ, tạm giam ở tỉnh Đắk Lắk
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, cơ sở vật chất tại các cơ sở tạm giữ, tạm giam ở tỉnh ĐắkLắk Lắk
Tỉnh Đắk Lắk nằm ở trung tâm của các tỉnh Tây Nguyễn gồm: Gia Kom Tum, Gia lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng, giữ vị trí chiến lược quan trọng về chính trị, quốc phòng, an ninh của khu vực Tây Nguyên và trong cả nước. Đây là vùng đất có các nguồn lực tự nhiên phong phú, nơi sinh sống của nhiều thành phần tộc người, các lĩnh vực kinh tế - xã hội có điều kiện để phát triển bền vững, các loại hình văn hóa, tín ngưỡng và tôn giáo phát triển đa dạng. Đến với Đắk Lắk là đến với vùng đất nổi tiếng về cà phê, cao su và lễ hội; với rừng núi, sông hồ và những ngọn thác hùng vĩ hòa cùng không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên - “kiệt tác truyền khẩu và di sản văn hóa phi vật thể” của nhân loại.
Khi nói đến Đắk Lắk ngày nay, một trong những điểm nổi bật cần phải nói đến đầu tiên là sự đa dạng về thành phần dân tộc tạo nên diện mạo, sắc thái văn hóa riêng biệt ít có nơi nào trên đất nước có được. Theo số liệu thống kê tổng điều tra dân số năm 2009, thì tỉnh Đắk Lắk có đến 47 dân tộc cùng sinh sống, trong đó người Kinh (Việt) chiếm 67% dân số, 33% còn lại là đồng bào các DTTS như Êđê, Mnông, Gia Rai, Tày, Nùng, Thái... Đặc điểm này cần phải được nhận thức sâu sắc và tính đến khi phân tích những yếu tố có ảnh hưởng đến tiến trình phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh - quốc phòng cũng như trong hoạch định các chính sách phát triển.
Về tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật:
Năm 2016, Cơ quan điều tra cấp tỉnh, huyện đã giải quyết xong 341/415 tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố, đạt tỉ lệ 82,2%. Tập trung điều tra, làm rõ 124/141 vụ tội phạm về trật tự xã hội, bắt xử lý 153 đối tượng. Tỷ lệ phá án đạt 87,9% (vượt chỉ tiêu 7,9%); trong đó đã làm rõ 100% số vụ tội phạm rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng (13/13 vụ), bắt, xử lý 31 đối tượng, nổi bật là lực lượng Công an đã
triệt phá nhanh nhiều vụ tội phạm nguy hiểm, gây lo lắng trong Nhân dân.
Lực lượng Công an đã phát hiện khởi tố 141 vụ tội phạm về trật tự xã hội, đã điều tra làm rõ 124 vụ, bắt, xử lý 153 đối tượng, tỷ lệ phá án đạt 87,9% so với cùng kỳ năm 2015 số vụ tội phạm tăng 18 vụ (tăng 14,6%). Tuy nhiên số vụ tội phạm rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng được kéo giảm 41% so với cùng kỳ (đã xảy ra 13 vụ, giảm 9 vụ so với cùng kỳ 2015); trong đó nhiều tội phạm nổi trong năm 2015 được kéo giảm như: Tội phạm xâm hại tình dục trẻ em, cướp tài sản, cướp giật tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Loại tội phạm tăng chủ yếu là tội trộm cắp tài sản và cố ý gây thương tích, chống người thi hành công vụ. Về địa bàn: có đến 62,4% số vụ tội phạm xảy ra ở địa bàn nông thôn (các xã), còn lại 37,6% số vụ tội phạm xảy ra ở địa bàn thành thị (các phường, thị trấn). Đối tượng phạm tội dưới 30 tuổi chiếm 73,2% tổng số đối tượng bị bắt, xử lý.
Trong 5 năm từ 2014 đến năm 2018 trên địa bàn toàn tỉnh Đắk Lắk tình hình vi phạm và tội phạm cụ thể như sau:
Năm 2014, Đã khởi tố 881 vụ/ 1634 bị can, đã xét xử 1215 bị cáo, tạm giữ 721 người đã giải quyết 717 người còn lại 04 người, tạm giam 1921 người đã giải quyết 1540 người òn lại 381 người.
Năm 2015, Đã khởi tố 675 vụ/1416 bị can, đã xét xử 1361 bị cáo, tạm giữ 839 người đã giải quyết 830 người còn lại 09 người, tạm giam 1968 người đã giải quyết 1568 người ( cho bảo lĩnh 22 người) còn lại 400 người.
Năm 2016, Đã khởi tố 782 vụ/1563 bị can, đã xét xử 1215 bị cáo, tạm giữ 660 người đã giải quyết 658 người còn lại 02 người, tạm giam 1542 người đã giải quyết 1222 người còn lại 320 người.
Năm 2017,, Đã khởi tố 441vụ/911 bị can, đã xét xử 433 bị cáo, tạm giữ 326 người đã giải quyết 323 người còn lại 03 người, tạm giam 715 người đã giải quyết 372 người còn lại 343 người.
Năm 2018, Đã khởi tố 783 vụ/1565 bị can, đã xét xử 1214 bị cáo, tạm giữ 666 người đã giải quyết 664 người còn lại 02 người, tạm giam 1544 người đã giải quyết 1222 người còn lại 322 người.
Lực lượng Công an đã phát hiện, xử lý 67 vụ vận chuyển, buôn bán hàng cấm, hàng không hóa đơn, chứng từ; trong đó đã khởi tố 11 vụ, 13 bị can. Sở Công Thương đã tổ chức kiểm tra, kiểm soát thị trường hàng hóa, giá cả, chống tình trạng vận chuyển, kinh doanh hàng lậu, hàng gian, hàng giả trên địa bàn, kết quả, đã phát hiện, xử lý hành chính 132 trường hợp vi phạm với tổng số tiền 399 triệu đồng. Trên lĩnh vực bảo vệ môi trường đã tăng cường kiểm tra chấn chỉnh việc chấp hành pháp luật về môi trường, kết quả đã phát hiện, xử lý hành chính 37 trường hợp vi phạm, với lỗi vi phạm chôn lấp, đổ chất thải rắn thông thường ra môi trường không đúng quy định, xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật ra môi trường; sử dụng hóa chất không rõ nguồn gốc, không đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩmCông tác phòng, chống vi phạm pháp luật và tội phạm ma túy Lực lượng Công an đã phát hiện, khởi tố 6 vụ, 8 đối tượng tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy (giảm 2 vụ so với cùng kỳ năm 2015). Tổ chức thử test cho 221 người nghi vấn sử dụng chất ma túy, đã phát hiện mới 66 người nghiện ma túy, nâng tổng số người nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh là 542 người (trong đó có 55% người nghiện dưới 30 tuổi), hiện đang quản lý tại địa phương 484 người nghiện, số người nghiện còn lại đang cai nghiện tại các trung tâm, bị giam, giữ. (theo báo cáo công tác kiểm sát năm 2014,2014,2015,2016,2017, 2018 của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Đắk Lắk)
Điều kiện cơ sở vật chất tạm giữ, tạm giam.
Tỉnh Đắk Lắk hiện nay có 1 trại tạm giam, 15 nhà tạm giữ công an huyện và 02 nhà tạm giữ của bộ đội biên phòng. Tất cả các cơ sở này đều đã tuân thủ các quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, trại tạm giam, nhà tạm giữ. Trại tạm giam, quy mô giam giữ can phạm nhân tại trại tạm giam thuộc Công an tỉnh có quy mô giam giữ từ 1.000 can phạm nhân đến 1.500 can phạm nhân. Trại tạm giam được chia thành 2 khu vực khu vực tạm giữ tạm giam và khu vực tạm giam chờ thi hành án.Trại tạm giam phải đã được bảo vệ nghiêm ngặt và an toàn, có lực lượng vũ trang bảo vệ, tuần tra, canh gác 24/24 giờ.
Các buồng giam được xây dựng chắc chắn, đúng quy định, có đủ ánh sáng và bảo đảm vệ sinh môi trường.
Mỗi khu vực trong trại tạm giam, khu giam giữ can phạm nhân trong trại tạm giam được trang bị 01 hệ thống loa truyền thanh, 01 hệ thống truyền hình cáp nội bộ…. Các nhà tạm giữ có một số buồng tạm giam và phải treo biển “Buồng tạm giam”. Nhà tạm giữ được tổ chức một bếp ăn, có đủ dụng cụ cần thiết.
Trại tạm giam được thiết kế, xây dựng kiên cố, có đủ ánh sáng bảo đảm vệ sinh môi trường và sức khoẻ cho người bị tạm giam, tạm giữ, an toàn phòng cháy, chữa cháy, phù hợp với đặc điểm khí hậu của từng địa phương và yêu cầu an toàn của công tác quản lý giam, giữ. Trại tạm giam được tổ chức bệnh xá để khám và chữa bệnh cho người đang bị giam, giữ. Buồng tạm giữ ở Đồn biên phòng do Đồn trưởng Đồn biên phòng trực tiếp quản lý. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Đồn trưởng Đồn biên phòng trong việc quản lý tạm giữ được thực hiện như quy định đối với Trưởng Nhà tạm giữ. Chế độ đối với người bị tạm giữ và chế độ quản lý tạm giữ của Buồng tạm giữ ở đồn biên phòng được thực hiện theo các quy định tại Quy chế về tạm giữ, tạm giam. Những đồn biên phòng không có buồng tạm giữ khi cần tạm giữ người có dấu hiệu phạm tội theo thẩm quyền được pháp luật quy định thì Chỉ huy đồn biên phòng phải cử người dẫn giải họ đến Nhà tạm giữ, Trại tạm giam gần nhất để tạm giữ theo quy định như yêu cầu nhà tạm giữ phải có các buồng tạm giữ, buồng tạm giam, buồng kỷ luật và buồng quản lý phạm nhân và có thể có các công trình phục vụ sinh hoạt, chăm sóc y tế, giáo dục người bị tạm giữ, người bị tạm giam.
Trại tạm giam được chia thành khu tạm giam, tạm giữ gồm buồng tạm giam, buồng tạm giữ, và khu tạm giam chờ thi hành án gồm buồng giam người đang chờ chấp hành án phạt tù, buồng giam người bị kết án tử hình, buồng kỷ luật; được thiết kế, xây dựng kiên cố, đủ ánh sáng, bảo đảm sức khỏe của người bị tạm giữ, người bị tạm giam, vệ sinh môi trường, an toàn phòng cháy, chữa cháy, phù hợp với đặc điểm khí hậu của từng địa phương và yêu cầu công tác quản lý giam giữ; có các công trình phục vụ việc quản lý giam giữ, sinh hoạt, chăm sóc y tế, giáo dục người bị tạm giữ, người bị tạm giam, thi hành án phạt tù tại trại tạm giam …
2.1.2. Tình hình người bị tạm giữ, tạm giam ở tỉnh Đắk Lắk
các trường hợp bắt khẩn cấp, gia hạn tạm giữ đều được Cơ quan điều tra chuyển đến Viện kiểm sát để phê chuẩn theo quy định của pháp luật, đối với những trường hợp Viện kiểm sát không phê chuẩn, Cơ quan điều tra ra quyết định trả tự do. Tổng số người bị bắt đưa vào tạm giữ trong 3 năm (2014- 2016) là 1.655 người. Tỷ lệ bắt tạm giữ, khởi tố hình sự đạt 98,2%. Các trường hợp bắt, tạm giữ và xử lý đảm bảo có căn cứ đúng pháp luật. Công tác quản lý người bị tạm giữ tại các nhà tạm giữ, trại tạm giam được tăng cường và quan tâm hơn trước, do đó một số tiêu chí trong tạm giữ đã giảm, như: việc thông báo các trường hợp sắp hết thời hạn tạm giữ cũng được quan tâm, không để tình trạng quá hạn trong giam giữ;
Việc tạm giam và xử lý người bị tạm giam được thực hiện theo quy định củapháp luật. Công tác quản lý người bị tạm giam tại các Nhà tạm giữ, Trại tạm giam trong tỉnh đã có nhiều tiến bộ, cơ sở vật chất một số nơi đã được đầu tư, phần nào giảm bớt áp lực cho công tác quản lý giam giữ. Do vậy, một số tồn tại trong công tác quản lý người bị tạm giam đã giảm, như: số người bị tạm giam trốn khỏi nơi giam giữ giảm đáng kể, cụ thể: Năm 2014 xảy ra 1 vụ/2 can phạm trốn khỏi nơi, năm 2015 đến 2018 không có trường hợp nào.
Cụ thể : Trên địa bàn huyện Đăk Cư Kuin
Năm 2014: Tổng số: 14 người (Giảm 02 người = 03% so với năm 2013)(Cũ:0; Bắt quả tang: 14; Bắt khẩn cấp: 0; Bắt truy nã: 0; Đầu thú: 0; Nơi khác chuyển đến: 0; Chuyển đi nơi khác: 0). Đã giải quyết: 14 người (Khởi tố chuyển tạm giam: ; Khởi tố áp dụng biện pháp ngăn chặn khác: 14; Truy nã chuyển tạm giam: 0; Trả tự do chờ kết quả giám định tâm thần: 0). Còn lại: Không.
Tỷ lệ bắt, giữ hình sự chuyển khởi tố đạt 100%.
- Tạm giam: Tổng số:69người(Tăng 32 người = 9,5% so với năm 2013)(Cũ: 31; Mới: 38; trong đó: Chuyển từ tạm giữ sang: Bắt tạm giam: 04; Tự nguyện đến THA: 33; Nơi khác chuyển đến: 01; Chuyển đi nơi khác: 0). Đã giải quyết: 5 8người
(Chuyển THA: 54; Áp dụng BPNC khác: 02;14; Hủy bỏ biện pháp tạm giam: 02). Còn tạm giam: 11 người (Quá hạn: Không).