7. Kết cấu của luận văn
3.2.1. Hoàn thiện thể chế pháp lý
Hiện nay đang tồn tại hai mô hình tố tụng chủ yếu là tố tụng xét hỏi và tố tụng tranh tụng mà có người còn gọi là mô hình tố tụng là mô hình kiểm soát tội phạm và mô hình tố tụng công bằng. Mỗi mô hình tố tụng đều có những ưu điểm và chế nhất định. Nếu mô hình tố tụng xét hỏi (kiểm soát tội phạm) lấy việc trấn áp tội phạm, hiệu quả của việc phát hiện, xử lý tội phạm là chức năng quan trọng của TTHS (bắt nhầm hơn bỏ sót) thì tố tụng tranh tụng (tố tụng công bằng) coi trọng sự cân bằng giữa việc phát hiện tội phạm và bảo vệ quyền con người trong TTHS với quan điểm nhiều khi thà bỏ sót hơn bắt nhầm. Nhất định phải thành công với bất cứ giá nào là một khẩu hiệu cần phải dẹp đi. Lắm khi một cuộc điều tra thất bại còn hơn thu được kết quả bằng những phương pháp đáng ngờ. Một xã hội văn minh thường cảm thấy bị xúc phạm khi phẩm giá con người bị chà đạp hơn là lỡ để một kẻ phạm tội trốn thoát,
Không một mô hình tố tụng nào là hoàn hảo.
Chính vì vậy, áp dụng mô hình tố tụng tranh tụng với những ưu điểm không thể phủ nhận của nó là một khả năng được xem xét đến. Tuy nhiên, chuyển đổi mô hình tố tụng không thể chỉ là mong muốn chủ quan mà cần có sự chuẩn bị nhiều mặt trong đó đặc biệt chú ý tới các điều kiện kinh tế xã hội, năng lực cơ quan tiến hành tố tụng và cả ý thức pháp luật của xã hội để mô hình đó phát huy hiệu quả trong thực tế. Chính vì vậy, trong thời điểm hiện nay theo chúng tôi chắc chắn không thể giữ nguyên mô hình tố tụng xét hỏi như hiện này mà chuyển sang áp dụng mô hình tố tụng hỗn hợp tiếp thu những ưu điểm của tố tụng tranh tụng và tố tụng xét hỏi là một lựa chọn đúng đắn.
Chúng tôi hoàn toàn nhất trí với Nghị quyết 08, nghị quyết 49 của Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt nam về cải cách tư pháp khi Nghị quyết này đã có sự thận trọng cần thiết khi không khẳng định chuyển đổi hoàn toàn mô hình tố tụng hiện nay sang tố tụng tranh tụng mà chỉ là “mở rộng tranh tụng tại phiên tòa”. Sẽ là duy ý chí và lạc quan quá sớm khi chúng ta áp dụng một mô hình tố tụng khác khi chưa có sự chuẩn bị đầy đủ về mọi mặt.
tiền xét xử của luật TTHS Việt Nam đặt ra yêu cầu: Trong giai đoạn điều tra cần có sự cởi mở hơn đảm bảo có việc tham gia tích cực của các chủ thể khác thuộc bên gỡ tội đặc biệt là quyền của người bào chữa trong quá trình khởi tố, điều tra.
- Hoàn thiện hệ thống nguyên tắc của TTHS
Hoàn thiện nguyên tắc pháp chế theo hướng không chỉ nhấn mạnh tính hợp pháp của các hoạt động tố tụng của bản án quyết định mà cần khẳng định hậu quả pháp lý của việc vi phạm pháp chế bằng cách bổ sung nội dung: Mọi hoạt động tố tụng, chứng cứ sẽ không được thừa nhận nếu không được thực hiện hiện một cách hợp pháp. Với nội dung này, chẳng những đạt được mục đích bảo vệ quyền con người trong TTHS trong NNPQ nói chung mà còn đảm bảo cho TTHS xác định được sự thật của vụ án, làm cơ sở cho việc giải quyết các vấn đề khác của TTHS.
Hoàn thiện nguyên tắc đảm bảo quyền bào chữa của người bị buộc tội. Đây là nguyên tắc có nhiều ý nghĩa trong đó có ý nghĩa nhằm đảm bảo cho việc xác định sự thật của vụ án từ các chủ thể người bị buộc tội, người bào chữa. Nội dung của nguyên tắc này cần cụ thể hoá Nội dụng của Công ước quốc tế về quyền dân sự, chính trị 1966 vào pháp luật TTHS Việt Nam.
Ghi nhận nguyên tắc tranh tụng trong TTHS bằng việc khẳng định hoạt động tố tụng được tiến hành trên cơ sở tranh tụng giữa các bên. Như trên đã nó, chúng ta đã thận trọng khi chuyển hẳn sang mô hình tố tụng tranh tụng nhưng trong mô hình tố tụng thẩm vấn hiện nay cần ghi nhận nguyên tắc tranh tụng. Nói cách khác là đưa các yếu tố tranh tụng vào mô hình tố tụng hiện hành. Tuy nhiên, Bộ luật TTHS năm 2015 mới chỉ dừng ở việc nghi nhận: Bảo đảm tranh tụng tại phiên tòa theo chúng tôi là còn dè dặt và thận trọng. Trong bối cảnh hiện nay, chưa cho phép chúng ta áp dụng mô hình tranh tụng triệt để bởi nhiều lý do. Tuy nhiên, trong thời gian tới luật TTHS cần đẩy thêm một bước nữa bằng việc quy định nguyên tắc bảo đảm tranh tụng trong TTHS chứ chỉ dừng ở tranh tụng trong khi xét xử như hiện nay. Bởi lẽ, tranh tụng phải được hiểu là một quá trình. Nó bắt đầu ngay từ khi buộc tội (giữ người trong trường hợp khẩn cấp hay khởi tố bị can). Đó là việc bên gỡ tội phải biết chứng cứ lập luận của bên kia và có quyền phản bác. Tranh tụng tại phiên tòa chỉ là bước cuối cùng của tranh
tụng. Nói cách khác, muốn đảm bảo tranh tụng, bình đảng, khách quan giữa các bên thì trong các giai đoạn trước đó các bên, đặc biệt là bên gỡ tội phải được thực hiện các quyền nhằm đảm bảo cho việc tranh tụng tại phiên tòa đật kết quả cao.
Bên cạnh đó cần cụ thể hoá nội dung của nguyên tắc này trong tố tụng hình thể hiện ở các phương diện sau;
Thứ nhất, phân định rành mạch các chức năng tố tụng và tương ứng với mỗi chắc năng có một cơ quan tư pháp đảm nhiệm. Theo đó, chức năng buộc tội thuộc về Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, chức năng gỡ tội thuộc về người bào chữa, người bị buộc tội, chức năng xét xử thuộc về toà án.
Thứ hai, đảm bảo cho các bên gỡ tội được bình đẳng với bên buộc tội, thể hiện ở việc có các quy định nhằm đảm bảo cho bên gỡ tội thực hiện chức năng này đó là hệ thống quyền của họ cũng như cơ chế đảm bảo cho học thực hiện quyền này.
Ở đây xuất hiện đối tượng người bị tình nghi là tác giả muốn nói đến người bị tiến hành điều tra, bắt tạm giữ trước giai đoạn bị khởi tố bị can. Bộ luật TTHS 2003 cũng như BLTTHS 2015 không có khái niệm về các đối tượng này tuy nhiên trên thực tế tiến hành tố tụng các bị can, bị cáo đều là những đối tượng này trước khi bị khởi tố bị can và rất nhiều trường hợp tuy không khởi tố nhưng đã là đối tượng bị điều tra của cơ quan có thẩm quyền tiến hành các hoạt động điều tra. Trong bài viết “Kiến nghị hoàn thiện các quy định của BLTTHS 2003về người bị tình nghi”
của TS. Võ Thị Kim Oanh Trưởng khoa Luật hình sự,trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh có nêu khái niệm về người bị tình nghi như sau: Người bị tình nghi trong vụ là́nngười bị buộc tội trong trườnghợp cơ quan điều tra tiến hành các hoạt động điều tra ban đầu, bao gồm người có hành động phạm pháp bị mời làm việc, người bị bắt, hoặc bị tạm giữ, nhưng chưa bị khởi tố bị ”canTác giả nhất trí với khái niệm này và đề nghị cùng với
việc bổ sung quy định về đối tượng trong nguyên tắc xác định sự thật vụ án như trên, phải đưa khái niệm người bị tình nghi này vào trong luật TTHS và quy định quyền để họ thực hiện quyền chứng minh vô tội theo luật định