7. Kết cấu của luận văn
3.2.2. Kiện toàn tổ chức, bộ máy
Trại tạm giam, nhà tạm giữ là nơi thi hành biện pháp tạm giữ, tạm giam do cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của Bộ luật TTHS áp dụng; đồng thời là nơi tiếp nhận, quản lí người bị kết án phạt tù và trực tiếp quản lí, giáo dục phạm nhân chấp hành án tại trại tạm giam, nhà tạm giữ. Nói cách khác, trại tạm giam, nhà tạm giữ quản lí từ các đối tượng tình nghi thực hiện tội phạm cho đến những người đã có bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật; tức là hoạt động của trại tạm giam, nhà tạm giữ gắn với tất cả các giai đoạn TTHS. Tuy nhiên, xét cả về chức năng, nhiệm vụ cũng như thực tiễn công tác cho thấy, trên 90% công việc của trại tạm giam, nhà tạm giữ là phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử; trong đó khối lượng công việc phục vụ hoạt động điều tra chiếm trên 50%. Do vậy, không phải ngẫu nhiên mà phần lớn thời gian kể từ khi thành lập, hoạt động của trại tạm giam, nhà tạm giữ do hệ CSĐT hướng dẫn, chỉ đạo; thậm chí có giai đoạn, trại tạm giam tại các địa phương là một bộ phận của phòng chấp pháp. Thực tiễn công tác quản lí tạm giữ, tạm giam cho thấy, việc giao cho hệ CSĐT chỉ đạo, hướng dẫn trại tạm giam, nhà tạm giữ đã góp phần đảm bảo cho công tác quản lí giam giữ đúng chủ trương, chính sách, pháp luật; đồng thời phục vụ có hiệu quả hoạt động điều tra, xử lí các loại tội phạm. Đến năm 2009, sau khi kiện toàn tổ chức bộ máy của Bộ Công an theo Nghị định số 77/2009/NĐ-CP ngày 15/9/2009 của Chính phủ, chức năng kiểm tra, hướng dẫn công tác quản lí tạm giữ, tạm giam tại các trại tạm giam, nhà tạm giữ được chuyển giao từ hệ Văn phòng Cơ quan CSĐT sang hệ Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp. Sau hơn 3 năm chuyển giao cho thấy, ưu điểm của mô hình này là có sự tách bạch giữa hoạt động của cơ quan điều tra và cơ quan quản lí tạm giữ, tạm giam; từ đó thuận lợi hơn trong việc hạn chế một số nguyên nhân, điều kiện dẫn đến cơ quan điều tra hoặc điều tra viên lạm quyền, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của người bị tạm giữ, tạm giam. Tuy vậy, thực tiễn triển khai ở địa phương đã phát sinh một số vướng mắc: Xung đột giữa cơ quan điều tra và cơ quan thi hành án hình sự (được giao chỉ đạo trại tạm giam, nhà tạm giữ) trong thực hiện công tác quản lí tạm giữ, tạm giam (chủ yếu là ở cấp huyện); chức năng kiểm tra, hướng dẫn về tạm giữ, tạm giam nặng về kiểm tra chế độ giam giữ; việc
kiểm tra, hướng dẫn về thủ tục giam giữ còn hạn chế; Tạo ra xu hướng coi quản lí tạm giữ, tạm giam là hoạt động hành chính đơn thuần, xem nhẹ công tác nghiệp vụ cơ bản và việc phục vụ đấu tranh phòng, chống tội phạm.
Qua nghiên cứu Luật Tạm giữ, tạm giam cho thấy, quy định về hệ thống tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan có thẩm quyền trong quản lí giam, giữ được thiết kế trên cơ sở hệ thống tổ chức bộ máy quản lí giam giữ hiện nay; cụ thể là: 1/ Cơ quan quản lí công tác giam giữ thuộc Bộ Công an là Tổng cục VIII; 2/ Các trại tạm giam gồm: trại tạm giam thuộc Bộ và trại tạm giam thuộc Công an cấp tỉnh; 3/ Nhà tạm giữ thuộc Công an cấp huyện. Trường hợp bỏ chức năng hướng dẫn tạm giữ, tạm giam của hệ Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp và giao cho trại tạm giam, nhà tạm giữ thực hiện, thì tại các tỉnh, thành phố có nhiều trại tạm giam (Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh) sẽ thực hiện như thế nào cũng không được đề cập đến. Ngoài ra trong dự thảo Tờ trình còn đề cập đến việc đổi tên trại tạm giam và nhà tạm giữ thành trại giam, giữ và nhà giam, giữ. Bên cạnh đó, gần đây trên một số phương tiện thông tin đại chúng xuất hiện một số ý kiến (trong đó có cả ý kiến của một số cán bộ lão thành) cho rằng cần chuyển trại tạm giam, nhà tạm giữ cho Bộ Tư pháp quản lí để hạn chế bức cung, dùng nhục hình.
Qua nghiên cứu và thực tiễn công tác quản lí tạm giữ, tạm giam, chúng tôi cho rằng, việc lựa chọn mô hình quản lí tạm giữ, tạm giam phải xuất phát từ thực tiễn công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung và hoạt động TTHS nói riêng; trong đó lưu ý mấy vấn đề sau đây:
Công tác quản lí tạm giữ, tạm giam về bản chất là hoạt động hỗ trợ, đảm bảo cho việc tiến hành các hoạt động điều tra, xử lí tội phạm; giam giữ là một khâu trong quá trình bắt, giam giữ, điều tra, xử lí tội phạm và gắn liền với các hoạt động TTHS;
Mục đích cuối cùng của biện pháp tạm giữ, tạm giam là phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm, do vậy, cơ quan hướng dẫn, chỉ đạo công tác quản lí tạm giữ, tạm giam có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo giữ đúng định hướng, không để cho công tác quản lí giam giữ tách rời hoặc coi nhẹ mục đích phòng, chống tội phạm;
giữ, tạm giam không phụ thuộc vào việc giao cho cơ quan nào kiểm tra, hướng dẫn mà phụ thuộc vào các quy định của pháp luật TTHS và chế độ quản lí giam giữ.
Từ nhận thức đó, chúng tôi đề xuất như sau: Giao cho hệ CSĐT thực hiện chức năng hướng dẫn, kiểm tra công tác quản lí tạm giữ, tạm giam như từ năm 2009 trở về trước. Ở Trung ương có thể có Cục quản lí tạm giữ, tạm giam trưc thuộc Tổng cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm; ở địa phương giao cho Văn phòng Cơ quan CSĐT và Đội Điều tra tổng hợp (hoặc đội CSĐT). Trại tạm giam và nhà tạm giữ cần giữ nguyên tên gọi; các trại tạm giam giữ nguyên cơ cấu tổ chức như hiện nay; nhà tạm giữ nên tách riêng thành một đội thuộc Công an cấp huyện. Đối với trại tạm giam người bị kết án tử hình, nếu xây dựng trại tạm giam riêng thì giao cho Cơ quan quản lí thi hành án hình sự quản lí để thuận lợi cho công tác thi hành án; nếu không xây dựng trại riêng thì chỉ cần xây dựng Phân trại trong các trại tạm giam của Bộ Công an hiện nay.
Việc giao cho cơ quan điều tra các cấp hướng dẫn, chỉ đạo công tác quản lí tạm giữ, tạm giam sẽ đảm bảo tính thống nhất, tập trung trong công tác điều tra, xử lí tội phạm; tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng các biện pháp nghiệp vụ của ngành Công an trong trại tạm giam, nhà tạm giữ; đảm bảo cho công tác quản lí tạm giữ, tạm giam phục vụ tốt nhất công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm.