7. Kết cấu của luận văn
3.1. Quan điểm bảo đảm quyền con người trong tạm giữ, tạm giam từ thực tiễn
tình Đắk Lắk
Quyền con người, quyền công dân được thừa nhận và được pháp luật bào vệ nhung thực hiện quyền và bảo vệ quyền có thể gặp cản trở trong thực tế ở nhiều góc độ khác nhau; phải có sự tác động từ nhiều yếu tố, điều kiện khách quan trong xã hội và chủ quan của chủ thế quyền thì mới có thể hình thành môi trường để mỗi công dân có thể phát huy năng lực làm chủ và sáng tạo của mình. Hệ thống bảo đảm quyền con người, quyền công dân bao gồm:
Bảo đảm kinh tế: Bảo đảm kinh tế cho quyền con người là mọi quyền công dân tạo ra tiền đề thực hiện quyền bảo đảm kinh tế. Bản thân nhu cầu tự do không xuất hiện, phát triển và các giá trị tự do không được đánh giá đúng trong một xã hội đói nghèo, lạc hậu và thiếu thốn vật chất. quyền con người, quyền công dân xuất hiện, phát triển và được bảo đảm từ các những yếu tố, điều kiện kinh tế - xã hội, kết cấu tương quan giai cấp trong đó, xét cho cùng, quan trọng nhất vẫn là yếu tố kinh tế, nghĩa là bảo đảm về vật chất mang ý nghĩa quyết định.
Bảo đảm chính trị: Mỗi con người là thành viên của một chế độ chính trị - xã hội nhất định. Bảo quyền con người, quyền công dân để phát triển trong mối quan hệ cá nhân với toàn bộ hệ thống chính trị - các thiết chế bảo vệ quyền; đảng phái chính trị, Nhà nước, các tổ chức đoàn thể và nhân dân. Thể chế chính trị nào đề cao giá trị con người, đồng thời coi con người là mục tiêu và động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội thì trong thể chế đó cá nhân được bảo đảm quyền tự do của mình.
Các bảo đảm xã hội khác: Bảo đảm về kinh tế và chính trị là điều kiện cần nhưng chưa đủ để tạo ra một môi trường xã hội cho quyền con người, quyền công dân được thực hiện. Ý nghĩa của những bảo đảm xã hội khác là ở chỗ cho dù có một số nước có điều kiện kinh tế, chính trị gần như nhau nhưng bảo đảm quyền con người lại có thể
khác biệt.
Bảo đảm tự do cá nhân: Hiện nay quyền con người ngày càng được chú trọng trên bình diện quốc tế. Những giá trị nhân quyền ngày càng được chú trọng. Các tổ chức quốc tế cũng như Việt Nam đang chung tay xây dựng một nền văn hóa nhân quyền. Tuy nhiên cũng như các nước khác trên thế giới, hiện nay Việt Nam cũng đang gặp hải những thách thức về quyền con người. Trong đó những người bị hạn chế tự do, bị tước tự do có nguy cơ cao dễ bị vi phạm các quyền con người. Cho nên họ cần được chú ý bảo vệ hơn. Người bị hạn chế tự do, bị tước tự do là một khái niệm rất rộng, ở đây chúng ta chủ yếu nói đến những người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, phạm nhân. Mục đích của việc như bắt, giữ, giam là để đảm bảo cho các cơ quan tố tụng thực hiện được tốt chức năng, nhiệm vụ của mình trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, đảm bảo trật tự pháp luật. Các biện pháp này cũng nhằm bảo vệ các quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân khác, của cộng đồng. Nhưng khi áp dụng điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các quyền cơ bản của con người. Các hoạt động của các cơ quan tư pháp và người có thẩm quyền thực hiện trong các cơ quan tố tụng nếu không thận trọng sẽ rất dễ dẫn đến vi phạm nhân quyền. Những điều đó xảy ra là do chưa có quy định cụ thể để hạn chế sự lạm quyền của cán bộ công chức nhà nước, các cơ quan công quyền, và việc quy định như hiện tại có nhiều kẽ hở dễ bị lách luật; cán bộ công chức nhà nước chưa được đào tạo cơ bản về tôn trọng, bảo vệ quyền con người... Bên cạnh đó, cơ chế thực thi quyền của những người bị giam, giữ vẫn còn chưa hoàn thiện, cơ chế kiểm soát việc thực thi còn 82 nhiều hạn chế. Chính vì lẽ đó yêu cầu đòi hỏi việc bảo vệ quyền con người trở nên cần thiết hơn bao giờ hết
3.2. Giải pháp bảo đảm quyền con người trong tạm giữ, tạm giam ở tình Đắk Lắk