Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUYỀN CON NGƯỜI TRONG tạm GIỮ, tạm GIAM từ THỰC TIỄN TỈNH đắk lắk (Trang 66 - 70)

7. Kết cấu của luận văn

2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém

- Tình hình tội phạm trong thời gian qua diễn biến rất phức tạp, có chiều hướng gia tăng các loại tội phạm có tổ chức liên quan đến nhiều địa phương, ngành, số lượng người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, năm sau tăng hơn năm trước trong khi điều kiện cơ sở vật chất nơi giam, giữ chưa đáp ứng đủ với quy mô và yêu cầu quản lý giam giữ. Chất lượng buồng giam tại trại tạm giam và một số nhà tạm giữ xuống cấp, hư hỏng không đáp ứng được yêu cầu quản lý giam giữ trong tình hình mới; chưa có khu giam giữ riêng dành cho người bị kết án tử hình hoặc người nước ngoài phạm

+ Nhiều quy định của BLTTHS không phù hợp với bản chất NNPQ, với đường lối đổi mới tư pháp, với các chức năng tố tụng trong TTHS nước ta.

BLTTHS có một số chổ chưa quy định rõ ràng về TTHS. Ví dụ, cho đến nay pháp luật TTHS nước ta chưa coi tranh tụng là nguyên tắc của TTHS; một số nguyên tắc cơ bản được thể hiện chưa đầy đủ hoặc chưa chính xác (như nguyên tắc suy đoán không có tội, nguyên tắc xác định sự thật của vụ án, nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa…); quy định cho Tòa án một số thẩm quyền không thuộc chức năng xét xử (khởi tố vụ án, trả hồ sơ điều tra bổ sung, trình tự xét hỏi…);

+ Về người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng được quy định chưa phù hợp làm hạn chế việc bảo đảm quyền con người của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo. + BLTTHS 2015 giao cho người có thẩm quyền tiến hành tố tụng quá rộng, dễ dẫn đến hạn chế quyền con người của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo.

Ví dụ: theo quy định của điều 79, điểm b khoản 1 điều 88, khoản 2 điều 228 BLTTHS, thì biện pháp ngăn chặn có thể áp dụng khi “có căn cứ chứng tỏ rằng”, “có căn cứ cho rằng”…; còn căn cứ đó cụ thể là gì, có buộc phải chứng minh không thì không được quy định rõ ràng. Vì thế, trong thực tiễn, các căn cứ đó hoàn toàn được xác định theo đánh giá chủ quan của người có thẩm quyền áp dụng các biện pháp ngăn chặn đó. Điều này dễ dẫn đến sự lạm dụng trong áp dụng các biện pháp ngăn chặn; việc áp dụng đó có thể là tiện lợi cho cơ quan tiến hành tố tụng nhưng lại hạn chế quyền con người của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo.

- Nguyên nhân các cán bộ làm công tác này chủ yếu là kiêm nhiêu, trình độ, năng lực và quan điểm, nhận thức của người tiến hành tố tụng còn có nhiều hạn chế.

Một người được coi là có tội nếu bản án kết tội đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án là nguyên tắc quan trọng của TTHS. Do đó bị can và bị cáo không phải là người phạm tội. Đối với họ, BLTTHS quy định có thể áp dụng một số biện ngăn chặn nhất định, để đảm bảo cho quá trình tố tụng được chính xác, khách quan và phòng ngừa tội phạm.

Các cơ quan tiến hành TTHS áp dụng các biện pháp đó theo đúng quy định của Bộ luật tố tụng hình sự

Không ít các trường hợp người tiến hành tố tụng coi họ là người phạm tội phải bị trừng trị mà quyên đi họ chỉ là người bị tình nghi. Không ngẫu nhiên mà người làm

luật quy định nhiệm vụ của BLTTHS là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân; đồng thời trong số các nguyên tắc TTHS, các nguyên tắc về bảo đảm quyền con người chiếm vị trí quan trọng. Tình trạng do trình độ năng lực hạn chế nên nhận thức không đúng về các quy định của pháp luật dẫn đến vi phạm quyền con người của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo; quan niệm tiêu cực đối với bị can, bị cáo; quan niệm áp dụng các quy định của BLTTHS thế nào để thuận tiện cho hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng, cho được việc mình của người tiến hành tố tụng, không lưu tâm đến lời bào chữa, có định kiến với bị cáo sau khi nghiên cứu hồ sơ vụ án trước khi xét xử… đã ảnh hưởng không ít đến việc tôn trọng và bảo đảm quyền con người trong xét xử vụ án hình sự nói chung, quyền người bị tạm giữ, bị can, bị cáo nói riêng; không ít trường hợp làm oan người không có tội. -

Để xảy ra nhưng tồn tại nêu trên là do Bộ luật tố hình sự năm 2015 chưa quy định rõ về chế độ trách nhiệm đối với các vi phạm quyền con người của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo từ phía người tiến hành tố tụng. Chế tài tố tụng đối với các vi phạm của người tiến hành tố tụng chưa rõ ràng.

Tiểu kết Chương 2

Trên cơ sở các vấn đề lý luận về quyền con người trong tạm giữ, tạm giam đã trình bày ở Chương 1, Chương 2 của luận văn trình bày thực tiễn bảo đảm quyền con người trong tạm giữ, tạm giam trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Kết quả nghiên cứu cho thấy bên cạnh các kết quả đã đạt được công tác tạm giữ, tạm giam ở Đắk Lắk vẫn còn những hạn chế yếu kém cần khắc phục trong thời gian tới. Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó có hệ thống pháp luật về tố tụng,về bảo vệ quyền bị cáo còn chưa hoàn thiện; trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng của các chủ thể tham gia hoạt động tố tụng còn những hạn chế nhất định, chưa đáp ứng được yêu cầu công việc, đặc biệt đối với ứng vụ án phức tạp. Trên cơ sở đó, luận án đã phân tích, chỉ rõ những nguyên nhân của những bất cập và tạo ra cơ sở khoa học để tác giả luận chứng các quan điểm và giải pháp tiếp tục bảo đảm quyền con người trong tạm giữ, tạm giam ở tỉnh Đắk Lắk trong thời gian tới.

Chương 3

QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM

QUYỀN CON NGƯỜI TRONG TẠM GIỮ, TẠM GIAM TỪ THỰC TIỂN TỈNH ĐẮK LẮK

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUYỀN CON NGƯỜI TRONG tạm GIỮ, tạm GIAM từ THỰC TIỄN TỈNH đắk lắk (Trang 66 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)