7. Kết cấu của luận văn
2.2.4. Quyền không bị coi là có tội khi chưa có bản án kết tội đã có hiệu lực
luật của Tòa án
Cùng với sự phát triển của văn minh nhân loại tuyên bố trên của Tuyên ngôn dân quyền và nhân quyền 1789 đã được coi là nguyên tắc chung của nhân loại và sau này được thể hiện trong bản tuyên ngôn thế giới về nhân quyền 1948: “Mỗi người bị buộc tội được có quyền coi là vô tội cho đến khi được chứng minh là phạm tội theo luật pháp tại một phiên tòa xét xử công khai với mọi sự đảm bảo biện hộ cần thiết” Nguyên tắc suy đoán vô tội được thể hiện trong hiến pháp và pháp luật TTHS của nhiều nước trên thế giới với cách thể hiện khác nhau, mức độ khác nhau. Điều 5 Hiến pháp Hoa Kỳ ấn định “Không một người nào phải trả lời về một trọng tội hay tội xấu xa khác, nếu không có cáo tội trạng hay tố cáo trạng do một đại bồi thẩm đoàn đưa ra.... Không một người nào bị bắt buộc phải tự làm nhân chứng cho chủ mình trong một vụ án hình sự”. Điều 34 Hiến pháp Nhật bản quy định: “Không ai bị giam giữ nếu không có chứng cứ xác đáng”.
Điều 14 BLTTHS Liên Bang Nga quy định rõ suy đoán vô tội là một nguyên tắc của luật TTHS với nội dung:
minh theo đúng trình tự, thủ tục bộ luật này quy định và không bị tòa án tuyên phạt bằng bản án đã có hiệu lực pháp luật.
2. Những người bị tình nghi hoặc bị can không có nghĩa vụ phải chứng minh sự vô tội của mình. Vấn đề chứng minh tội phạm và bác bỏ những chứng cứ nhằm bảo vệ cho người bị tình nghi hoặc bị can thuộc trách nhiệm của bên buộc tội.
3. Mọi nghi ngờ về tội phạm của bị can nếu không được loại trừ theo trình tự thủ tục do Bộ luật quy định thì phải giải thích có lợi cho bị can.
4. Bản án kết tội không được dựa trên căn cứ giả định.
Trong pháp luật Việt Nam suy đoán vô tội cũng được thể hiện không chỉ trong Hiến pháp 1992 quy định: “Không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt nếu chưa có bản án kết tội đã có hiệu lực pháp luật của tòa án”.
Luật TTHS Việt Nam hiện hành quy định tại Điều 9 và Điều 10 nguyên tắc này. Hiến pháp 2013 đã cụ thể hóa quyền suy đoán vô tội tại Điều 31:
Người bị buộc tội chi có tội khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
Trong khoa học pháp lý vẫn có nhiều cách tiếp cận khác nhau về nội dung của nguyên tắc suy đoán vô tội. Có quan điểm cho rằng: Nội dung của nguyên tắc suy đoán chỉ là “Không ai bị coi là có tội nếu không cóp bản án kết tội đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án”. Có quan điểm cho rằng nội dung của nguyên tắc suy đoán vô tội không chỉ dừng lại ở đó mà cần phải hiểu rộng ra như quy định của BLHS Liên Bang Nga, Chúng tôi đồng ý quan điểm này, bởi lẽ nguyên tắc suy đoán vô tội trước hết là nguyên tắc hiến định. Xuất phát từ đặc điểm của hiến pháp là đạo luật gốc các luật khác chỉ là sự cụ thể hóa hiến pháp. Do đó, nguyên tắc suy đoán vô tội của luật TTHS ngoài việc thể hiện nội dung chủ yếu của nguyên tắc hiến pháp cần có sự bổ xung những nội dung mới phù hợp với tính chất đặc thù của luật TTHS. Nói như GS.TSKH Đào Trí Úc: Quan hệ giữa nguyên tắc của pháp luật là mối quan hệ giữa cái chung và riêng Do vậy, nguyên tắc của Hiến pháp khi áp dụng vào luật TTHS cũng phải đươc cá biệt hóa. Bộ luật TTHS Việt Nam 2003 không quy định cụ thể về “ Nguyên tắc suy đoán vô tội”
Như vậy, nội dung của nguyên tắc suy đoán vô tội trong luật TTHS Việt Nam là chưa đầy đủ. Chúng tôi đồng tình với Thạc Sĩ Trịnh Quốc Toản là cần phải quy định nguyên tắc suy đoán vô tội trong cùng một điều luật với đầy đủ nội dung sau: Trong tất cả các giai đoạn TTHS bị can, bị cáo không bị coi là có tội. Bị cáo chỉ bị coi là có tội sau khi có bản án của tòa án độc lập và không thiên vị theo đúng trình tự thủ tục luật TTHS quy định: Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng. Mọi nghi ngờ về tội phạm của bị can, bị cáo nếu không được loại trừ theo thủ tục trình tự luật TTHS quy định phải được giải thích có lợi cho bị can, bị cáo, bản án kết tội không được dựa trên những chứng cứ giả định. Bộ luật TTHS 2015 đã ghi nhận nguyên tắc suy đoán vô tội với đầy đủ nội dung của nguyên tắc này.
Người bị buộc tội được coi là có tội khi được chứng minh theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
Khi không căn cứ để buộc tội, kết tội thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải làm thủ tục theo đúng quy định và kết luận người bị buộc tội không có tội.