7. Kết cấu của luận văn
2.2.2. Quyền không phân biệt đối xử và đối xử bình đẳng
Bình đẳng trong TTHS là ngang bằng về cơ hội và quyền lợi giữa bên buộc tội (trong đó có người bị tạm giữ, tạm giam) và bên bị buộc tội.
Do đó, khi tham gia tố tụng các bên phải có cơ hội ngang nhau để phản bác các ý kiến của bên đối tụng, nói cách khác phải đảm bảo sự bình đẳng cho các bên tham gia tranh tụng trong.
Trong TTHS luôn luôn có sự đối lập về lợi ích. Do đó, cần đối xử với người bị buộc tội một cách công bằng và công minh khi phán quyết, cần đề cao giá trị quyền con người về mặt hình thức trong việc bảo vệ lợi ích của các bên. Để đạt được điều đó trong hệ tố tụng cần có những nguyên tắc nhất định như thẩm tra chéo, bình đẳng trước tòa án, tranh luận dân chủ.
Trong tư pháp hình sự, một khía cạnh quan trọng đó là sự công bằng, để đạt được điều đó các bên có lợi ích đối lập nhau (bên buộc tội và bên gỡ tội) phải có sự “Bình đẳng vũ khí” bảo vệ quyền lợi trong tố tụng. Vì vậy khi tiến hành tố tụng người tiến
hành tố tụng phải xem xét một cách khách quan toàn diệnxử lý một cách bình đẳng giũa người tố cáo và người bị tố cáo vì vậy cần có sự tham gia của trợ giúp viên pháp lý, luật sư. Bình đẳng phải được coi như một nguyên tắc của TTHS không những trong khi xét xử mà ngay cả trước khi xét xử [10, tr.36].
Tư tưởng về bình đẳng trong tư pháp hình sự không còn trong khuôn khổ một nước mà được phát triển dưới góc độ toàn khu vực (nhiều quốc gia). Như tư tưởng bình đẳng, không phân biệt đối xử của các cá nhân thuộc các quốc gia trong khu vực chung châu Âu khi bị bắt giữ.
Thể hiện tư tưởng bình đẳng trong tư pháp hình sự vượt khỏi biên giới quốc gia nhằm thúc đẩy phát triển nhân quyền. Có quan điểm cho rằng, một số quốc gia sẽ tiến hành những phiên tòa TTHS mẫu, theo đó nếu ĐƯQT mà các nước thành viên tham gia ký kết trong một số phiên tòa hình sự của các nước này sẽ có thể có quan sát viên, quan sát đối chiếu với hệ thống các tiêu chuẩn xét xử để đảm bảo quyền bình đẳng và xét xử công bằng trong TTHS.
Để bảo đảm quyền bình đẳng thì TTHS không những chỉ bảo vệ quyền cho bị cáo, bị can mà còn phải bảo vệ cả các quyền cho người bị tình nghi, người bị tố giác. Tư tưởng này cũng chỉ ra sự đối lập giữa truy tố tội ác và bảo vệ quyền của bị can, bị cáo, người bị tình nghi và cần có các giải pháp nhằm khắc phục có hiệu quả vi phạm các quyền của bị can, bị cáo, người bị tình nghi đã được pháp luật ghi nhận[8] với các tiêu chuẩn của xét xử công bằng, phải bảo vệ các quyền cần của bị can, người bị tình nghi trước khi xét xử, bình đẳng trong tiếp cận chứng cứ, cung cấp chứng cứ và bình đẳng trước Tòa án. Tất cả những người bị tình nghi phải được bảo đảm về quyền của họ trong suốt quá trình tố tụng.
Khi giải quyết các vụ án hình sự có người bị hại là người đã bị tội phạm gây thiệt hại về vật chất, thể chất hoặc tinh thần. Để đạt tới sự công bằng thì quyền bình đẳng của người bị hại hoặc những người bảo vệ quyền lợi cho họ cũng phải bình đẳng đối với bảo vệ quyền lợi cho bị can, bị cáo, người bị tình nghi. Có như vậy thì người bị hại mới không bị "gây thiệt hại" một lần nữa do sự chậm chễ, kéo dài của tố tụng hoặc chính tố tụng lại tạo ra sự bất bình đẳng trong bảo vệ quyền của người bị hại
Trong các tác phẩm của mình, mặc dù Các - Mác không luận giải bình đẳng là gì, nguồn gốc của bình đẳng từ đâu nhưng ông lại cho ta thấy được tính hiện thực của bình đẳng bằng cách chỉ ra bản chất con người là tổng hòa những quan hệ xã hội; chỉ ra thực chất mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể là quan hệ lợi ích; sự thống nhất giữa cá nhân và tập thể là điều kiện cơ bản đảm bảo sự tồn tại và phát triển của mỗi cá nhân cũng như của tập thể; khái niệm xã hội được biểu hiện ở nhiều cấp độ khác nhau, cao nhất là xã hội loài người (toàn thể nhân loại), thấp hơn là những hệ thống xã hội như quốc gia, dân tộc, giai cấp, chủng tộc Như vậy, có thể thấy các lĩnh vực mà pháp luật điều chỉnh trong đó có tư pháp hình sự thì bình đẳng chỉ có được khi chú ý đến việc từng cá nhân có giá trị và được đối xử bình đẳng với các cá nhân khác trong xã hội.